STT Thống kê theo năm Số cơ sở sản xuất Năng lực sản xuất (triệu viên) Sản lượng tiêu thụ (triệu viên) I GTC 2008 249 133,90 133,90 2009 274 150,89 150,89 2010 248 101,35 93,00 2011 235 90,5 90,00 II Gạch Tuynel 2008 01 25,00 25,00 2009 02 55,00 55,00 2010 04 69,00 68,00 2011 05 120,00 90,00
Nguồn: Sở Xây dựng Phú Yên
Bảng 3.5 : Dự báo nhu cầu gạch trong thời gian tới
STT Giai đoạn Nhu cầu tiêu thụ (triệu viên) Ghi chú
1 2006 – 2010 180
2 Đến 2015 270 Tăng trung bình
10%/năm
3 Đến 2020 380 Tăng trung bình 8%/năm
Nguồn: Sở Xây dựng Phú Yên
Theo khảo sát tại một số nhà máy sản xuất GKN tại địa phương, đầu ra của các sản phẩm này hầu hết được sử dụng để xây dựng các cơng trình cao tầng (như khách sạn 5 sao Cendeluxe 17 tầng, khu resort Thuận Thảo, resort Sao Việt…), sử dụng làm nhà kho, hàng rào tại các công ty tư nhân (vì đặc tính vượt trội của gạch về chống thấm, chống ồn, cách nhiệt và độ bền), còn sử dụng GKN để thay thế hoàn toàn cho GĐSN hầu như chưa thực hiện được nhiều, số nhà dân sử dụng gạch bê tông là không đáng kể. Theo các chuyên gia tại địa phương thì ngun nhân chính vẫn xuất phát từ thói quen sử dụng của người dân.10
3.4. Khái qt tình hình triển khai chính sách phát triển gạch khơng nung tại Phú n Mặc dù những chính sách đầu tiên của cụm chính sách phát triển GKN từ Chính phủ đã được ra đời từ những năm 2000, hơn 10 năm qua, Phú Yên hầu như chưa ban hành văn bản nào nhằm triển khai các chính sách đó. Cho đến gần đây UBND Tỉnh đã ban hành CT số 22/2011/CT-UBND ngày 14/9/2011, trong đó quy định:
Đến hết năm 2013, khơng cịn lị thủ cơng sản xuất GĐSN tại các đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố), lò lấn hành lang giao thơng làm sân phơi, ảnh hưởng đến an tồn giao thông;
Đến hết năm 2014 khơng cịn lị thủ công sản xuất GĐSN trên địa bàn tỉnh;
Đến đầu năm 2015, các cơ sản xuất GĐSN bằng lị thủ cơng khơng được phép hoạt động.
Ngồi CT trên thì theo Kế hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015 ban hành ngày 24/10/2011, đối với ngành công nghiệp sản xuất VLXD, Phú Yên sẽ tập trung phát triển các nhà máy sản xuất gạch tiên tiến, theo công nghệ thân thiện với môi trường, từng bước thay thế hồn tồn lị gạch nung. Bên cạnh đó Phú Yên cũng tạo điều kiện để các chuyên gia, các nhà quản lý thực hiện nghiên cứu các đề tài liên
10 Xem thêm ở Phụ lục 5.
quan đến lĩnh vực này, như đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và khuyến khích sử dụng gạch xây block bê tơng (GKN) thay thế cho GĐSN trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm mục tiêu nâng cao tỷ lệ sử dụng GKN theo Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và Chương trình phát triển VLXD không nung (ban hành kèm theo QĐ 567/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính Phủ.
Trên thực tế, việc hạn chế các lò GTC đã được các cấp quản lý từ huyện tới xã thực hiện ngày càng nghiêm túc. Theo đó, từ việc để cho các lò GTC tự ý thu gom đất dùng làm gạch, chính quyền xã bằng nhiều biện pháp đã giám sát chặt chẽ hơn và truy thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ mơi trường đầy đủ hơn.
Theo khảo sát của tác giả, hiện nay, phương thức mua bán đất ruộng để làm gạch được thực hiện theo trình tự như sau:
Đầu tiên, chủ các cơ sở GTC thoả thuận với người nông dân về mức giá mua đất (mức giá này được tính dựa trên khả năng sinh lợi của đất lúa):
giá mua đất = (giá lúa hiện tại) x (sản lượng có thể thu hoạch được trong 1 năm)
Sau khi thỏa thuận xong (giữa ba bên là người nông dân bán đất, chủ lị GTC mua đất và chính quyền cấp xã, cục thuế sẽ tính tốn số mét khối đất sẽ lấy đi dựa trên độ sâu khai thác, sau đó tính thuế cho các lị GTC.
Các lý do có thể được sử dụng cho việc khai thác đất là hạ độ cao hoặc cải tạo đất. Tuy nhiên, nếu khai thác đất của một mảnh ruộng nhỏ, sẽ kéo theo khả năng khai thác được toàn bộ ruộng lúa trong khu vực vì các mảnh ruộng khác sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, nếu như một mảnh ruộng bị lấy đi, độ cao thấp hơn các mảnh xung quanh, do vậy vào mùa khơ có thể tập trung nước, gây thiếu nước cho các ruộng xung quanh, vì vậy vào mùa vụ tiếp theo, người nơng dân sẽ có xu hướng hạ độ cao để cân bằng nước.
Như vậy, cụm chính sách phát triển gạch không nung mặc dù được ban hành từ đầu những năm 2000 nhưng tại Phú Yên thì hầu như vẫn chưa được triển khai đầy đủ. Chính sách này đã và sẽ tác động đến 248 cơ sở GTC với gần 5.000 lao động, các đối tượng như các doanh nghiệp sản xuất GĐSN theo công nghệ tuynel hay các doanh nghiệp sản xuất GKN
cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, điều này sẽ đặt ra một thách thức rất lớn cho các cấp chính quyền địa phương.
Hiện nay, Phú Yên đã có các nhà máy sản xuất gạch nung tuynel tập trung và các nhà máy sản xuất GKN theo hướng thân thiện với môi trường. Đây là những cơ sở để thúc đẩy việc triển khai cụm chính sách trên và đảm bảo thị trường ln có đủ các sản phẩm gạch nếu thực hiện việc chấm dứt các lò GTC.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1. Những ưu điểm của việc sử dụng GKN thay thế cho GĐSN 4.1.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất và an ninh lương thực 4.1.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất và an ninh lương thực
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng, để sản xuất khoảng 300 triệu viên GĐSN thì phải cần khoảng 360.000m3 đất sét, hầu hết được khai thác từ đất canh tác nơng nghiệp. Như vậy, mỗi năm có khoảng 70ha đất nơng nghiệp của Phú Yên trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc khai thác tầng đất sét (các nhà máy gạch ngói sản xuất theo cơng nghệ tuynel lấy đất sản xuất tại các nơi quy định, có quy hoạch). Nếu tính theo năng suất lúa trung bình hằng năm của Phú Yên là 61,3 tạ/ha11 thì hằng năm lượng lúa thu hoạch mất đi vào khoảng 430 tạ lúa/năm. Đó là chưa kể việc lấy đất một các thiếu kiểm soát như hiện nay sẽ làm cho chất lượng ruộng lúa ngày càng suy giảm, năng suất bị ảnh hưởng đáng kể.
Đối với các loại GKN, điển hình là gạch block bê tơng, với cốt liệu bê tông bao gồm: cát, đá dăm và xi măng rất dễ tìm thấy ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh như Phú Yên. Ngồi ra, loại gạch này cịn có thể giúp giải quyết vấn đề chất thải rắn công nghiệp (dùng chất thải rắn công nghiệp trộn vào hỗn hợp nguyên liệu, theo hướng thay thế cát và đá). Các chất thải rắn có thể làm gạch bê tơng có thể kể đến như xà bần (trong ngành xây dựng), cát tẩy sơn hay hạt nix (dùng phun các vỏ tàu để tẩy gỉ và sơn cũ), bột sắt phế liệu, bột đồng phế liệu, … góp phần giải quyết việc xử lý các nguồn phế thải này.
4.1.2. Bảo vệ mơi trường (giảm khí thải, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, năng lượng).
Với khoảng 243 cơ sở sản xuất GTC hiện nay, hàng năm một lượng nhiên liệu tương đương 16.000 tấn than đá hoặc 60.000 tấn củi được tiêu thụ, gây phát sinh vô số vấn đề về ô nhiễm mơi trường khơng khí (như bụi, khí thải, vi khí hậu)12. Theo thực tế khảo sát của tác giả, khí thải sinh ra từ các lị thủ cơng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến động thực vật khu vực xung quanh, và kể cả con người. Khói của các lị này thường làm hoa màu không phát triển được; các loại gia súc, gia cầm như heo, gà, vịt, … thường xuyên xảy ra bệnh tật và chậm lớn.
11 Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2010, tr.101)
Ngoài ra, cùng với công suất của 05 nhà máy sản xuất tuynel hiện tại là 90 triệu viên/năm và các lị gạch khơng thống kê được, thì tổng lượng than đá (quy đổi tương đương) cần thiết làm gạch ở Phú Yên lên đến khoảng 27.900 tấn, hàng năm sẽ thải ra bầu không khí khoảng 50.304 tấn CO213 gây nguy hại cho mơi trường.
Bảng 4.1 : Khí thải gây ơ nhiễm của các cơng nghệ
Sản xuất Khí thải ơ nhiễm
Gạch Tuynel COx, SOx, NOx, HF, Bụi, VOC14
Gạch thủ công COx, SOx, NOx, HF, Bụi15
Gạch không nung Không sử dụng công nghệ nung nên khơng
có khí thải.
Nguồn: tác giả tổng hợp
4.1.3. Chất lượng vượt trội và giá thành hợp lý của gạch không nung
Theo nghiên cứu của tác giả thì dựa vào các tiêu chuẩn đối với hai đại diện của hai loại gạch này là gạch block bê tông (TCVN: 6477:1999) và GĐSN (TCVN: 6355:1999), về tiêu chuẩn kỹ thuật, gạch block bê tơng hồn tồn vượt trội. Các yếu tố về cường độ nén và độ hút nước, nếu sử dụng gạch block bê tông sẽ tốt hơn rất nhiều:
Bảng 4.3 So sánh tiêu chuẩn kỹ thuật giữa gạch Block bê tông và gạch rỗng đất sét nung
Gạch Block bê tông (TCVN 6477:1999) Gạch rỗng đất nung (TCVN 6355:1998) Mác gạch Cường độ nét tồn viên (kg/cm2) (khơng nhỏ hơn) Độ hút nước (%) (không lớn hơn) Mác gạch Cường độ nét tồn viên (kg/cm2) (khơng nhỏ hơn) Độ hút nước (%) (không lớn hơn) M75 75 10 M75 75 16 M100 100 10 M100 100 16 M150 150 8 GĐSN khó đạt tới M>100 M200 200 8 13 Xem thêm ở Phụ lục 4
14 Sở Tài Ngun Mơi trường (2010)
Về giá thành, theo tính tốn của tác giả, với một khối xây dựng sử dụng các loại vữa khác nhau, các loại gạch khác nhau và các tường xây có độ dày khác nhau thì gạch block bê tơng vẫn tỏ ra vượt trội hơn về mức giá. Mức giảm giá thành có thể đạt tới hơn 37%16 nếu như sử dụng gạch bê tông (20x20x40) thay cho cách xây sử dụng gạch ống (8x8x19) câu gạch thẻ (4x8x19)17. Như vậy, nếu xét về giá thành thì gạch block bê tơng vẫn rẻ hơn GĐSN thơng thường nếu tính theo khối xây.
4.1.4. Người tiêu dùng vẫn muốn sử dụng GĐSN thay vì GKN
Với những lợi ích vượt trội được thảo luận ở trên, đáng lẽ ra, GKN phải được thị trường đón nhận. Nhưng trên thực tế, GKN rất khó ra được thị trường. Các cơng ty sản xuất GKN, các chuyên gia trong ngành, các nhà quản lý đã chỉ ra những nguyên nhân của những nghịch lý này.
Thứ nhất là thói quen của người dân. GĐSN đã được sử dụng trong rất nhiều năm qua, do vậy rất khó để họ thay đổi thói quen để chuyển sang GKN. Thêm vào đó, các mẫu GKN thường có kích thước lớn (390x190x190mm, 190x190x90mm…) do vậy trọng lượng của mỗi viên là khá lớn. Người dân e ngại độ nặng của nó ảnh hưởng để chất lượng cơng trình của họ nên khơng có xu hướng sử dụng.
Thứ hai là thói quen thợ xây. Thợ xây chính là người trực tiếp thi cơng cơng trình, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn vật liệu cho cơng trình. Với thể trạng là người Việt Nam, nhỏ nhắn, khi thi công bằng các loại gạch có kích thước lớn, độ nặng mỗi viên lớn, nhìn chung là khơng phù hợp. Bên cạnh đó, kỹ thuật xây dựng bằng GĐSN lại lâu hơn GKN, người thợ sẽ có nhiều ngày cơng hơn và thu nhập cao hơn. Các lý do trên khiến thợ xây khơng thích sử dụng GKN để xây dựng, từ đó GKN khó có thể tiếp cận vào các cơng trình dân dụng.
Thứ ba là giá thành. GKN là loại vật liệu mới, mặc dù hiện tại mức giá của nó (xét về tổng thể) đã bằng hoặc thấp hơn GĐSN. Tuy nhiên, vì sự chênh lệnh nêu trên là khơng đáng kể, do vậy người dân khó có động lực để chuyển đổi.
16 Xem thêm ở Phụ lục 3 - Phần 3
Như vậy, sự e ngại của người dân đối với GKN xuất phát từ thói quen và thơng tin khơng đầy đủ. Để khắc phục điều này, GKN cần phải được quảng bá nhiều hơn, nhằm giúp người dân biết được lợi ích của GKN, từ đó thay đổi nhận thức và định hướng thị trường.
4.2. Phân tích tác động của cụm chính sách
4.2.1. Các đối tượng chịu tác động của chính sách
Cụm chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng GKN sẽ tác động đến các đối tượng có thể thấy rõ bao gồm:
Các chủ lò GTC (DN cũ);
Các DN sản xuất gạch theo công nghệ tuynel (DN mới);
Các DN sản xuất vật liệu không nung (DN thay thế);
Người lao động ở khu vực nơng thơn (lao động của các lị GTC);
Ngân sách nhà nước và môi trường.
4.2.2. Phân tích tác động của phương án hiện tại
Theo nghiên cứu của tác giả, việc triển khai cụm chính sách khuyến khích sử dụng GKN hiện nay của Việt Nam sẽ đi theo xu hướng cắt giảm nhanh chóng, tiến tới chấm dứt các lị GĐSN thủ cơng, khuyến khích phát triển đồng thời các sản phẩm GĐSN theo công nghệ tuynel và các sản phẩm GKN để thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bảng phân tích lợi ích chi phí của các nhóm đối tượng trên được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4: Các đối tượng bị tác động
Đối tượng Định tính
Lợi ích Chi phí
Nhà nước - Quản lý dễ dàng, thu được các thuế liên quan như TNDN, VAT… - Thu được thuế tài nguyên.
- Quản lý được việc xả thải ra môi trường.
DN cũ - Mất đi ngành nghề hoạt động.
- Áp lực chuyển sang ngành nghề mới
DN mới - Được đầu tư vào một lĩnh vực rất an tồn vì thị trường có sẵn.
riêng.
DN thay thế - Được tạo điều kiện đầu tư.
- Sản phẩm đón đầu xu thế thị trường.
- Đối mặt với thị trường gần như là hoàn tồn mới
Người dân - Nơng dân không bị mất ruộng để canh tác.
- Người dân xung quanh các lị TC khơng phải bị khói lị GTC gây ơ nhiễm.
- Người tiêu dùng hưởng lợi từ vật liệu mới tốt hơn.
- Việc làm nông thôn sẽ bị mất đi rất nhiều.
Môi trường - Tiết kiệm được một phần năng lượng do công nghệ tuynel.
- Giảm xả khí thải do cơng nghệ tuynel.
- Vẫn chưa loại bỏ được khí thải từ việc đốt than đá trong các lò tuynel.
Đối với Nhà nước, ngân sách sẽ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp thay vì thuế khoán cho từng hộ sản xuất GTC. Khoản chênh lệch này là 18%, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, thuế khốn cho hộ gia đình sản xuất GTC là 7%. Riêng thuế tài nguyên và phí mơi trường vẫn như cũ vì chỉ chuyển thu từ nhóm sản xuất GTC sang nhóm sản xuất gạch Tuynel.
Đối với các DN cũ, họ đối mặt với việc mất hoàn toàn nghề cũ, áp lực chuyển sang sản xuất các loại gạch khác hoặc các sản phẩm khác.
Đối với các DN mới, với sự chấm dứt các DN cũ, họ hoàn toàn hưởng lợi từ việc thị trường ngày càng lớn hơn.
Đối với các DN thay thế, với cụm chính sách hiện tại, thị trường chỉ tiếp nhận các sản phẩm GĐSN, trong điều kiện chính sách khuyến khích chưa cụ thể, nên họ hồn tồn khơng hưởng được lợi ích nào.
Đối với người dân (ở đây là lao động nông thôn), công việc của họ gắn liền với các hoạt động của các lò GTC, do vậy họ đối mặt với nguy cơ mất việc làm (trong 10 tháng), phần lợi ích nhỏ của họ đến từ khả năng trợ cấp về chuyển đổi việc làm từ ngân sách nhà nước (khoảng 01 tháng lương hiện tại). Ngoài ra, người dân khác sẽ được hưởng lợi như nơng dân, người dân xung quanh các lị GTC, người dân được sử dụng vật liệu mới (GKN).
Đối với mơi trường, cụm chính sách này mang lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng và khí thải do sử dụng cơng nghệ tuynel.
Nếu được tính tốn định lượng (ước lượng) dựa vào các số liệu sẵn có như Phụ lục 4,