CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.6. Kinh nghiệm của các nước
4.6.1. Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, do vậy vấn đề an ninh lương thực, bảo vệ nguồn tài nguyên đất là việc rất quan trọng. Chính sách cấm lấy đất sét để nguyên liệu làm gạch xây của các lò nung đã được Trung Quốc thực hiện vào năm 199822. Đến năm 2000, Chính phủ bắt đầu lộ trình áp dụng lệnh hạn chế sử dụng GĐSN trong các tòa nhà mới ở tất cả các đô thị gồm các thành phố lớn và vừa ở các vùng ven biển, thành phố trực thuộc tỉnh nơi đất nơng nghiệp bình qn đầu người ít hơn 0,053 ha và chính thức áp dụng lệnh cấm này cho 170 thành phố từ cuối tháng 6 năm 2003. Đến ngày 22/11/2005, tiếp tục công bố 256 thành phố phải chấm dứt sử dụng GĐSN vào cuối năm 200823.
Những năm sau đó, với sự phối hợp của các bộ quan trọng là Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên đất và Ủy ban cải cách Trung Quốc, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách chủ yếu là về tiết kiệm năng lượng nhằm siết chặt hơn nữa việc loại bỏ nhanh chóng sản phẩm GĐSN. Chính phủ đã mạnh tay trong việc áp dụng các vật liệu mới thân thiện với mơi trường vào các cơng trình xây dựng bằng các quy định cụ thể là các loại vật liệu xây tường phải đảm bảo tỷ lệ nhất định các loại vật liệu xanh và thực hiện các chế tài khá mạnh như phạt tiền từ 200.000 – 500.000 nhân dân tệ24 đối với các đơn vị xây dựng không đảm bảo điều này (áp dụng theo “Quy chế tiết kiệm năng lượng trong xây dựng dân dụng” được ban hành vào tháng 10/2005 – đây là quy chế ban hành tương tự như luật bảo tồn năng lượng Nhật Bản năm 197925).
Các nỗ lực của họ đã đạt được thành công sau hơn 11 năm triển khai. Đến cuối năm 2011, Trung Quốc đã đạt tỷ lệ vật liệu xây thân thiện với môi trường (không nung) đạt tỷ lệ 55% trên tổng vật liệu xây. Các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã chủ động loại bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch bằng đất sét. 16 tỉnh khác, bao gồm Chiết Giang, Hà
22
Enditem (2004),
23 Beijing Yijing Luyuan Technology Development Co. (2010)
24 Zhang Ming'ai (2007)
Bắc, Liêu Ninh, Giang Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, và Thiểm Tây … cũng bắt đầu triển khai lệnh cấm ở các khu vực nông thôn (ở các đô thị đã thực hiện xong)26.
Như vậy, có thể thấy việc ra đời và thực hiện chính sách cấm sản xuất và sử dụng GĐSN, khuyến khích sử dụng GKN được thực hiện một cách nghiêm túc tại Trung Quốc.
4.6.2. Một số nước khác
Với những bất cập của việc sản xuất và sử dụng GĐSN nên chính sách phát triển GKN đã được hầu hết các nước trên thế giới triển khai thực hiện. Điển hình như một số nước sau:
Tại Bangladesh, đất nước nghèo hơn nhiều so với Việt Nam thì việc bảo vệ các nguồn tài nguyên đất, năng lượng và khí thải cũng đã được thực hiện tốt hơn. Riêng về các vấn đề liên quan đến gạch nung và GKN, thì Chính phủ nước này đã ban hành hàng loạt các chính sách nhằm cấm GĐSN và tăng cường khuyến khích GKN. Cụ thể theo báo cáo của Ngân hàng thế giới27, cụ thể:
- Năm 1989, Bangladesh ban hành đạo luật về gạch Nung ( The brick burning Act of 1989), trong đó quy định việc cấm dùng củi để sản xuất gạch và giới thiệu hình thức mới trong việc cấp phép đầu tư các lò gạch.
- Năm 2001, Chính phủ nước này sử đổi đạo luật gạch Nung năm 1989 bằng cách thêm quy định buộc các lò gạch phải cách xa khu trung tâm quận huyện, các thành phố trực thuộc Trung ương, khu dân cư, vườn tược, và khu rừng dự trữ quốc gia tối thiểu 3 km. - Tháng 10/2002, Bangladesh tiếp tục bắt buộc các lị gạch phải có ống khói cao tối
thiểu 120ft (36m), điều này đã khiến hầu hết các lò gạch phải chuyển sang cơng nghệ có tên viết tắt là FCK.
- Tháng 3/2007, Chính phủ tiếp tục ban hành một thơng báo rằng giấy chứng nhận môi trường của lò nung gạch sẽ không được gia hạn tiếp nếu chủ sở hữu không chuyển sang nhiên liệu thay thế dầu FO và cải thiện công nghệ vào năm 2010.
- Đến tháng 7/2010, Bangladesh chính thức cấm các lị FCK hoạt động.
26 Knauf (2011)
- Năm 2011, Bangladesh đã chính thức sử đổi đạo luật gạch nung, trong đó quy định rất cụ thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của ngành công nghiệp gạch, theo hướng cải thiện hiệu quả năng lượng và mức độ ô nhiễm thấp hơn.
- Ngoài đạo luật trên thì Bangladesh cũng ban hành hàng loạt các chính sách về mơi trường tác động mạnh đến việc loại bỏ gạch nung và phát triển GKN. Có thể kể đến như: Pháp lệnh kiểm sốt mơi trường năm 1977, Chính sách mơi trường và kế hoạch hành động năm 1992, Đạo luật bảo tồn môi trường năm 1995, Luật bảo tồn môi trường năm 1997 (sử đổi năm 2005) …
Đối với Ấn Độ, Ngân hàng thế giới đã giúp các công ty Ấn Độ cách mạng trong việc gạch xây thơng qua một cơng nghệ mới làm cho các lị gạch tiết kiệm năng lượng hơn và gạch sẽ được sản xuất mà khơng có việc sử dụng cơng nghệ nung nhiệt. Ngân hàng Thế giới, ủy thác của Quỹ Carbon Phát triển Cộng đồng (Community Development Carbon Fund – CDCF), đã ký thỏa thuận với hai công ty Ấn Độ để thúc đẩy công nghệ tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn để sản xuất GĐSN, và thay thế GĐSN bằng gạch tro bay được sản xuất mà không sử dụng năng lượng nhiệt. Đổi lại, Ngân hàng quản lý của CDCF sẽ mua các khoản tín dụng carbon điều này đã giúp tài trợ cho sự phát triển công nghệ này tại Ấn Độ.
Như vậy, xu hướng quốc tế hiện nay là tăng cường làm luật để cấm việc sản xuất gạch xây bằng đất sét và khuyến khích cách sản phẩm thay thế khơng dùng công nghệ nung. Cách biện pháp này thường chủ yếu đánh vào đầu vào và đầu ra của GĐSN, cụ thể:
Các nước chủ yếu sử dụng các luật về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ tài nguyên đất để đánh vào đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch. Theo đó, các quy định về cấm lấy đất, hay ưu tiên sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, không qua công nghệ nung đã làm giá GĐSN tăng lên rất cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và sử dụng GKN đã khiến cho thị trường dễ dàng đón nhận vật liệu này.
Đối với đầu ra, các nước đều tiến hành thay thế dần và tiến tới nghiêm cấm sử dụng GĐSN để xây tường. Điều này khiến GĐSN nhanh chóng bị thay thế bởi GKN.
GKN là vật liệu xây có nhiều ưu điểm đủ sức thay thế cho GĐSN được sản xuất từ những công nghệ ô nhiễm, tốn nhiều tài nguyên đất, năng lượng, … cần được khuyến khích sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện GĐSN vẫn còn quá rẻ so với giá trị thật của nó, cùng với việc các chính sách hỗ trợ tối thiểu vẫn chưa có như: các quy định về định mức, đơn giá, tiêu chuẩn hay vào các quy trình, quy phạm về thi công xây dựng, khiến GKN vẫn chưa được thị trường đón nhận.
Riêng đối với chính sách phát triển GKN, vì tác động đến nhiều đối tượng, nhiều lao động, đến thói quen tiêu dùng của người dân,… nên đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ, nhằm đảm bảo khi triển khai, cụm chính sách này không làm xáo trộn mạnh đến thị trường và tác động quá tiêu cực đến các đối tượng có liên quan.