KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách phát triển gạch không nung tại phú yên (Trang 44)

Từ những vấn đề lý thuyết phân tích của chương 2, vận dụng để phân tích đánh giá thực trạng ở chương 3, đi đến kết quả bàn luận ở chương 4, có thể thấy rằng, GKN là một sản phẩm có nhiều lợi ích như: tiết kiệm đất, năng lượng, thân thiện mơi trường, có chất lượng vượt trội và giá thành hợp lý, phù hợp cho phát bền vững, nên phải được khuyến khích sản xuất và sử dụng nhiều hơn nữa. Để thực hiện được điều đó, địi hỏi phải có một chính sách lâu dài và nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Trong thời gian nghiên cứu luận văn này, Thủ tướng cũng vừa mới ban hành CT 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 v/v tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Trong đó quy định các biện pháp đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển VLXKN, đưa ra giải pháp để các Bộ ngành có liên quan đẩy mạnh việc khuyến khích sản xuất và sử dụng GKN, tiến tới thay thế hồn tồn GĐSN. CT trên đã góp phần chứng minh sự cần thiết và đúng đắn của đề tài này. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn và khả năng nghiên cứu, tác giả chưa có dịp để nghiên cứu sâu về các tỉnh thành hoặc nhiều quốc gia khác để có nhiều đề xuất tốt hơn. Do vậy, xét riêng thực tế tỉnh Phú Yên, tác giả xin đề xuất một số chính sách cần thực hiện như sau:

5.1. Đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các nhóm bị tác động 5.1.1. Hỗ trợ cho các chủ lị gạch thủ cơng 5.1.1. Hỗ trợ cho các chủ lị gạch thủ cơng

Việc triển khai cụm chính sách phát triển GKN tác động rất lớn đến các lò GTC. Cho nên, các cơ sở này có xu hướng kéo dài hoạt động càng lâu càng tốt, làm cho chính sách khi triển khai gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả. Do vậy, để góp phần giảm dần và tiến tới chấm dứt các cơ sở gây nhiễm này, cùng với việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dơi dư, thì cách tốt nhất là chuyển đổi trực tiếp các cơ sở này sang sản xuất các vật liệu không nung.

Theo khảo sát của tác giả, hiện tại công nghệ sản xuất GKN là tương đối đơn giản. Với cấu kiện bê tông gồm các nguyên liệu từ hỗn hợp cát, đá, xi măng và các chất phụ trợ khác, người dân có thể dễ dàng sản xuất chỉ với máy ép tạo hình (ép rung hoặc ép cưỡng bức) để tạo

được độ cứng cho gạch. Theo khảo sát của tác giả, mức giá cho máy này chỉ vào khoảng 100 triệu đồng (hàng Việt Nam) và khoảng 200 triệu đồng (hàng nhập khẩu) cho công suất khoảng 5.000-7.000 viên/ngày. Với chi phí chuyển đổi cơng nghệ như trên, các cơ sở này hồn tồn có thể tiến hành làm được.

5.1.2. Hỗ trợ giải quyết việc làm do lao động dơi dư từ các lị gạch thủ công Việc giảm nhanh tiến tới loại bỏ các lò GTC trên địa bàn Phú Yên sẽ ảnh hưởng đến Việc giảm nhanh tiến tới loại bỏ các lò GTC trên địa bàn Phú Yên sẽ ảnh hưởng đến gần 5.000 lao động. Do vậy, chính sách hỗ trợ là cần thiết cho lượng lao động dôi dư này. Cụ thể, tác giả khuyến nghị chính sách đào tạo việc làm riêng cho các lao động này, các khoản trợ cấp thất nghiệp trong thời gian chuyển đổi và tư vẫn hỗ trợ ngành nghề mới cho người lao động.

Chính sách này có thể học tập từ các tỉnh thành đi trước, cụ thể như TP. Hồ Chí Minh28. Hỗ trợ cho các lao động bằng tương đương tiền lương một tháng của họ hiện tại (khoảng 1.500.000 đồng cho mỗi lao động). Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình đào tạo một số nghề phù hợp với địa phương như may, thuê, đan lát, chế biến hải sản … để họ học tập, lựa chọn nghành nghề mới dễ dàng hơn.

5.1.3. Đảm bảo lợi ích tốt hơn cho tồn xã hội

Theo kết quả ước lượng từ chương 4, để đảm bảo lợi ích xã hội là tốt hơn thì lợi ích mất đi của các lò GTC phải được chuyển dần sang cho các DN sản xuất theo công nghệ không nung, tiến tới chuyển đổi hoàn toàn sang các sản phẩm GKN. Lúc ấy, lợi ích mang lại từ việc thu thuế, về lợi ích mơi trường, về tài nguyên là tốt đa, khi đó, tổng lợi ích xã hội là tối ưu nhất. Hay nói các khác phải hỗ trợ khuyến khích việc sản xuất và sử dụng GKN.

GKN hiện tại vẫn chưa đưa vào được các cơng trình sử dụng ngân sách Nhà nước mặc dù đã được khối tư nhân sử dụng. Ngoài việc các DN sản xuất chủ động tìm kiếm thị trường, Nhà nước sẽ tạo điều kiện dẫn dắt xu hướng tiêu dùng của người dân nếu được sử dụng vào các cơng trình cơng cộng. Theo các kiến trúc sư và các nhà cung cấp, riêng các tiêu chí về độ cách âm, cách nhiệt và chống thấm thì gạch block bê tơng đã có thể áp dụng rất tốt vào các

28 UBND TP. Hồ Chí Minh (2005)

cơng trình như bệnh viện, trường học, các cơng trình cơ quan hành chính và phục vụ công cộng khác.

Để tạo điều kiện cho việc áp dụng các sản phẩm GKN vào các cơng trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tác giả khuyến nghị bổ sung vào các quy định, đặc biệt là theo định mức theo thông tư 24/2005/TT-BXD, quy định mức giá và kết cấu của các khối xây tường của gạch block bê tơng với kích thước 20x20x40cm, 15x20x40cm, 10x20x40cm, 15x20x30cm, đề nghị bổ sung hoặc thay đổi kích thước thực tế của gạch cho phù hợp với điều kiện xây dựng là 19x19x39mm, 14x19x39mm, 9x19x39mm, 14x19x29mm (chừa một phần để tơ trát) nhằm giúp việc lên dự tốn thiết kế xây dựng được thuận lợi.

Ngoài ra, vấn đề thương hiệu và chất lượng sản phẩm cũng cần được phía Nhà nước hỗ trợ. Ngồi nỗ lực của bản thân các DN về quảng bá các sản phẩm của mình, Nhà nước cũng cần hỗ trợ thông qua các chứng nhận về sản phẩm thân thiện môi trường, các chứng nhận thương hiệu, khuyến khích sử dụng sản phẩm, góp phần vào việc định hướng tiêu dùng của người dân, qua đó hỗ trợ đầu ra cho các DN sản xuất các sản phẩm GKN. (Các chứng nhận về sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện môi trường đã được thực hiện rất nhiều trên thế giới cũng như Việt Nam, có thể kể đến các sản phẩm như thực phẩm, đồ điện tử, hàng gia dụng ….).

5.2. Đưa giá thành gạch đất sét nung về đúng giá trị thật của nó

Để khuyến khích sản xuất và sử dụng GKN, xét về khía cạnh về giá, thì có hai cách để thực hiện điều này. Thứ nhất là giảm giá GKN để tăng sức cạnh tranh, thứ hai là tăng giá GĐSN để hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, từ các phân tích trước đã chỉ ra rằng, theo xu hướng quốc tế cũng như phân tích của các chuyên gia thì mức giá hiện tại của GĐSN rẻ là do nó khơng phải gánh chịu các mức phí khác (hoặc đang q rẻ) như phí bảo vệ mơi trường, thuế tài nguyên đất … Trong khi đó, GKN lại giúp giải quyết được vấn đề khơng xả thải ô nhiễm (do không sử dụng công nghệ nung) và giải quyết giúp một số phế phẩm công nghiệp. Do vậy, việc đưa giá GĐSN trở lại với mức giá thật (cao hơn) là hợp lý.

GĐSN hiện tại được bán ra tại Phú Yên với giá khá rẻ so với một số tỉnh thành cũng như các quốc gia khác. Mức giá này chưa bao gồm các khoản thuế và phí mà đáng lẽ sản phẩm này phải bao gồm như thuế tài nguyên (hiện tại quá rẻ), phí xả thải gây ô nhiễm, giá

nguyên liệu tăng do siết chặt việc lấy đất (do quản lý chưa chặt) và một phần đánh đổi giữa việc sản xuất gạch và sản xuất nông nghiệp. Do vậy tác giả khuyến nghị việc áp dụng mức thuế, phí mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc khai thác đất sét sản xuất gạch như sau:

5.2.1. Áp dụng các mức phí bảo vệ mơi trường và thuế tài nguyên tối đa

Theo QĐ số 1730/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Yên v/v quy định giá tính thuế tài nguyên áp dụng trên địa bàn tỉnh cho đất làm gạch là 30.000 đồng/m3. Theo luật môi trường 2009, mức thuế tài nguyên mà các đơn vị sản xuất GĐSN là 2.100 đồng/m3 đất sét (tức 7% trên mức giá tính thuế29). Tác giả khuyến nghị, nên tăng thuế lên 15% (mức tối đa trong luật môi trường 2009) tương đương 4.500 đồng/m3 đất sét.

Theo NĐ 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 v/v phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản, thì mức phí bảo vệ mơi trường hiện tại đối với tài nguyên đất dùng làm gạch là 1.500 – 2.000 đồng/m3. Theo khảo sát của tác giá, mức phí đang áp dụng tại Phú Yên là 1.500 đồng/m330, do vậy khuyến nghị áp dụng ở mức tối đa là 2.000 đồng/m3 đất sét.

5.2.2. Phân cấp giám sát và thu thuế tài nguyên đất

Đối với biện pháp tăng cường công tác quản lý giám sát việc lấy đất, hiện tại, UBND cấp xã/phường là nơi quyết định cho việc khai thác đất chân ruộng làm gạch. Khoản thu thuế tài nguyên lại do cục thuế kiểm soát và thu về cho ngân sách Tỉnh31, điều này làm cho động lực thực hiện nghiêm chính sách là chưa cao, thậm chí có thể gây thất thốt. Thêm vào đó, nếu theo dự tính của chính sách này, với việc chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế thì khoản thu này về lâu dài sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, tác giả khuyến nghị khoản thu thuế tài nguyên về đất làm gạch nên chuyển cho cấp xã quản lý, và khoản thu này được giao cho ngân sách của xã. Nếu làm được điều này, công tác quản lý chắc chắn sẽ được cải thiện.

Như vậy, nếu như các khuyến nghị này được thực hiện, giá bán của GĐSN sẽ cao hơn các GKN cùng loại một cách đáng kể, để khuyến khích sự lựa chọn sử dụng GKN thay thế

29 Xem thêm ở Phụ lục 1 – Hình 07

30 Xem thêm ở Phụ lục 1 – Hình 08

(vừa tiết kiệm chi phí vừa có ý thức bảo vệ mơi trường sống rất tiện ích). Bên cạnh đó, với mức giá cao này, đất sét trong tương lai sẽ chỉ sử dụng để sản xuất các sản phẩm trang trí có giá trị cao, thay vì vật liệu xây thơng thường như hiện nay.

5.3. Tổ chức giám sát và triển khai chính sách

Cụm chính sách này muốn được triển khai một cách đầy đủ thì cần có một tổ chức có chức năng, đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý mọi khía cạnh từ việc lấy đất sét ở chân ruộng, đến việc xử lý các lò GTC xả thải gây ơ nhiễm, kiểm sốt việc xây dựng bằng GĐSN trong các cơng trình …Do đó, tác giả khuyến nghị UBND tỉnh cho phép thành lập một Ban liên ngành để tổ chức triển khai cụm chính sách này. Ban này sẽ gồm các vị trí kiêm nhiệm, trong đó trưởng ban là Giám đốc Sở Xây dựng, các phó ban và các ủy viên phải có sự góp mặt của các đơn vị gồm : Sở Tài nguyên môi trường, Sở Khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giao thông, Cảnh sát môi trường, cảnh sát giao thông và thanh tra tỉnh (đơn vị chịu trách nhiệm giám sát Ban này). Ban sẽ có thời gian hoạt động đến hết năm 2014, thời gian cho việc chấm dứt tồn bộ các lị GTC như tại CT 22/2011/UBND. Ban này chịu trách nhiệm từ việc giám sát và tham mưu cho UBND tỉnh và các ngành chức năng xử lý (bao gồm cả xử phạt) đối với các chủ thể chịu tác động từ cụm chính sách này.

5.4. Văn bản pháp luật và các chế tài thực hiện

Như đã thảo luận ở trên, mặc dù Bộ xây dựng đã có văn bản từ năm 2000 về việc loại bỏ các lò GTC từ năm 2010, nhưng thực hiện gần như chính sách này dậm chân tại chỗ. Một phần nguyên nhân là do việc triển khai thiếu chế tài đủ mạnh. Ví dụ như việc ban hành QĐ 15/2000-BXD, quy định đến năm 2010 là xóa bỏ hồn tồn cơ sở sản xuất GNTC, nhưng lại khơng có chế tài nếu Tỉnh nào khơng thực hiện nghiêm sẽ bị xử lý như thế nào. Chính vì vậy, một số Tỉnh có xu hướng xem nhẹ và chậm triển khai, và đến 11 năm sau Phú Yên mới có CT 22/2011/CT-UBND về việc áp dụng triển khai QĐ 15/2000-BXD, thêm vào đó là tự gia hạn cho các lò GTC đến đầu 2015 phải chấm dứt hoạt động. Chính sự lỏng lẻo và mối liên kết giữa địa phương và Trung ương lỏng lẻo như thế này sẽ khiến các chính sách trở nên vô hiệu. Trong tương lai, nếu các chế tài không được quy định, xử lý khơng mạnh tay thì dù có triển khai như thế nào đi chăng nữa, thì chính sách sẽ khơng đạt mục tiêu đề ra.

Theo lời nhận xét của ông Lê Hồng Thơng – Giám đốc của cơng ty TNHH SX VLXD Bích Hợp, đơn vị sản xuất GKN lớn của Phú Yên, chỉ cần các cấp quản lý triển khai đầy đủ các quy định trong QĐ 567/2010/QĐ-TTg như: (1) Ưu đãi về thuế: nhập khẩu, TNDN, ưu đãi và hỗ trợ khác theo quy định, các dự án sản xuất GKN có cơng suất từ 7 triệu viên quy chuẩn/năm được hưởng ưu đãi như các dự án cơ khí trọng điểm; (2) Hỗ trợ chi phí: chuyển giao cơng nghệ theo điều 9 và 39 luật chuyển giao công nghệ; (3) Đưa ra các quy định bắt buộc sử dụng 30% GKN cho các nhà cao tầng từ 09 tầng trở lên; (4) Đưa GKN (đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định) thí điểm vào các cơng trình xây dựng có vốn ngân sách nhà nước … thì chính sách sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Riêng đối với DN sản xuất GKN, đây sẽ là cơ hội để phát triển nhanh hơn và ngành sản xuất này có cơ hội thu hút được nhiều hơn sự đầu tư, tạo cạnh tranh để cải thiện chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, đối với cụm chính sách này, để loại bỏ được GĐSN sử dụng công nghệ nung gây ô nhiễm và khuyến khích các loại GKN thì chính sách nên đi theo hướng siết chặt các quy định về xả thải, hao tổn tài nguyên và bảo vệ môi trường (theo kinh nghiệm các nước). Với các tiếp cận này, Nhà nước một phần không trực tiếp can thiệp vào thị trường, một phần tuân thủ theo các quy định của thế giới về mơi trường. Do vậy chính sách sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, về chất lượng văn bản chính sách, các văn bản ban hành nên chú ý tuân thủ các nguyên tắc của RIA gồm:

 Tương ứng với hợp lý – là mức độ rủi ro tương thích và vấn đề đang được xử lý;

 Có trách nhiệm – đối với người đứng đầu cơ quan chính phủ, Quốc hội, người sử dụng và cơng chúng;

 Thống nhất – có thể dự đốn được;

 Minh bạch – công khai, đơn giản, và dễ hiểu, dễ tuân thủ;

 Có mục tiêu – tập trung vào vấn đề chính, và giảm thiểu các ảnh hưởng phụ.

Nếu tuân thủ các nguyên tắc này, chính sách sẽ tránh các trường hợp đáng tiếc gây nhiều khó khăn, tổn thất cho doanh nghiệp như Bình Dương vừa qua.

Hộp 1: Tình huống xử lý lị GĐSN theo cơng nghệ Hoffman tại Bình Dương

Theo Báo Cơng An TP.HCM32: Ngày 14-2-2012, UBND tỉnh Bình Dương đã có CV số 328/UBND-KTN triển khai thực hiện QĐ 15/2000/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định đầu tư gạch ngói đất sét nung. CV yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành lập các đoàn liên ngành tiến hành kiểm kê và đi đến chấm dứt hoạt động các lò GTC, các lị gạch Hoffman xây dựng khơng chủ trương, khơng phép trước ngày 30-6-2012. “Đến thời điểm trên, lò gạch nào chưa chấm dứt thì tiến hành cưỡng chế niêm phong. Sau thời gian này, huyện, thị nào chưa thực hiện xong hoặc để các lị GTC, lị Hoffman khơng phép tiếp tục phát sinh mới, lãnh đạo UBND huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm...”. Như vậy, nếu thi hành đúng theo CV trên, gần 200 DN gạch Hoffman trên địa bàn sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách phát triển gạch không nung tại phú yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)