Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 27 - 32)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.4 Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.4.1 Khái niệm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân

Mở rộng cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượng cho vay nhằm mục đích tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay với đối tượng khách hàng và nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí đối tượng khách hàng đó.

Mở rộng cho vay đối với KHCN là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình như vốn, hệ thống mạng lưới, cơng nghệ, nhân lực… nhằm gia tăng hoạt động cho vay đối với KHCN cả về qui mô và chất lượng.

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

Số lượng các khoản cho vay khách hàng cá nhân : Đây là chỉ tiêu thực tế

để đánh giá mở rộng cho vay đạt được kết quả như thế nào. Số lượng các khoản cho vay tăng chứng tỏ ngân hàng đang gia tăng số lượng KHCN, từ đó cho thấy ngân hàng đang gia tăng thị phần KHCN trên địa bàn hoạt động của mình.

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân : Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh

giá kết quả mở rộng cho vay KHCN. Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quả tốt. Tuy vậy, kết quả mở rộng cho vay

KHCN chỉ thực sự đạt hiệu quả nếu dư nợ cho vay KHCN tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối (tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN so với tổng dư nợ).

Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân : Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN

so với các loại hình cho vay khác như cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả mở rộng cho vay KHCN của NHTM. Khi tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tăng lên, trong khi tỷ trọng các loại hình cho vay khác giảm đi, hoặc tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN năm nay so với năm ngoái tăng lên với một tỷ lệ phần trăm nhiều hơn so với tỷ lệ tương ứng của các loại hình cho vay khác, thì mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quả tốt.

Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân : Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả mở rộng cho vay KHCN. Mở rộng cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì mở rộng cho vay mới được coi là đạt hiệu quả.

Số lượng các hình thức cho vay khách hàng cá nhân : Đây là tiêu chí phản

ánh việc gia tăng qui mơ của hoạt động cho vay KHCN. Với số lượng các hình thức cho vay KHCN càng nhiều thì ngân hàng càng dễ dàng mở rộng hoạt động cho vay với đối tượng này. Ngược lại, việc mở rộng cho vay KHCN chỉ đạt kết quả tốt khi ngân hàng gia tăng số lượng các hình thức cho vay KHCN, nhằm mục đích thu hút nhiều đối tượng KHCN đến với ngân hàng.

Chất lượng của các khoản cho vay khách hàng cá nhân : Bên cạnh gia tăng về số lượng các khoản vay thì việc mở rộng hoạt động cho vay cần chú trọng đảm bảo chất lượng của các khoản vay cấp cho khách hàng. Chất lượng ở đây dưới gốc độ của Ngân hàng là phải đảm bảo khả năng thu hồi gốc và lãi vay một cách đầy đủ và đúng hạn. Một khoản vay có chất lượng thấp khi mà việc thu hồi gốc, lãi vay bị trễ hạn hoặc chỉ thu được một phần hoặc khơng thể thu được tồn bộ khoản

vay. Đối với các khoản vay chất lượng thấp thì Ngân hàng phải thực hiện việc trích lập dự phịng, từ đó làm gia tăng chi phí cho ngân hàng.

1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân hàng cá nhân

1.4.3.1 Những nhân tố chủ quan

Tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng: Ngân hàng cần mở nhiều chi nhánh và nguồn vốn dồi dào để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều nơi, tăng cường quảng bá thương hiệu…Khách hàng cá nhân rất đa dạng, mỗi người tâm lý khác nhau, chính vì vậy xây dựng được một hệ thống chi nhánh rộng khắp và nguồn tài chính dồi dào sẽ góp phần thu hút nhiều khách hàng về phía mình.

Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình, một khi nguồn vốn lớn mạnh thì hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được tăng cường, số lượng cho vay càng lớn. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của Ngân hàng được tăng cường và mở rộng. Ngược lại, nguồn vốn ít thì khơng đủ tiền cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế.

Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng : hệ thống phòng ban trong ngân hàng nếu được tổ chức và quản lý tốt sẽ giúp cho công việc được phân công rõ ràng, chun mơn hố cao, từ đó dẫn đến năng suất lao động đạt hiệu quả cao. Ban lãnh đạo nếu không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thơng tin, khơng sử dụng nhân viên đúng sở trường,... dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng và giảm hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng .

Trình độ cán bộ nhân viên : đội ngũ nhân viên có trình độ cao sẽ xử lý cơng việc tốt, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần mang lại sự hài lịng cho khách hàng và có thể thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch trong tương lai. Bên cạnh đó, một nhân viên giỏi ln sáng tạo trong cơng việc để có thể tiết giảm chi phí mà hiệu quả cơng việc lại khơng giảm, từ đó góp phần mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.

1.4.3.2 Những nhân tố khách quan

Sự phát triển của kinh tế, xã hội : Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp sản xuất ra nhiều hàng hóa để phục vụ cho xã hội. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người cao, sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Lúc này nhu cầu về nhà ở cũng tăng từ đó tạo điều tốt để ngân hàng cho vay mua nhà ở. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm làm cho khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm, hoạt động cho vay sẽ bị thu hẹp.

Cơ chế chính sách Nhà nước : Hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ theo các qui định, các cơ chế chính sách của Nhà nước. Với cơ chế chính sách đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đồng thời ngân hàng cũng sẽ đưa ra được các định hướng rõ ràng, dài hạn để phát triển cho vay. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay.

Trình độ dân cư : khách hàng cá nhân do hạn chế về nhận thức, làm cho họ rất ngại khi giao dịch với ngân hàng mà chủ yếu giao dịch vay mượn nhau thông qua thị trường chợ đen. Họ không thấy được sự tiện lợi và hiệu quả khi giao dịch với ngân hàng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Trái lại, với một trình độ dân trí cao sẽ giúp người dân hiểu được những thuận lợi khi giao dịch với ngân hàng, họ sẽ biết cách sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, từ đó sẽ xố bỏ tâm lý e ngại khi giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng cũng vì vậy mà có thể mở rộng hoạt động cho vay đối với đối tượng là khách hàng cá nhân.

1.4.4 Sự cần thiết phải mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, do thị trường tiêu thụ thu hẹp, hàng tồn kho gia tăng, chi phí sản xuất vẫn ở mức cao. Phát triển hoạt động cho vay đối với phân khúc doanh nghiệp trong lúc này khơng dễ. Bởi những doanh nghiệp, có dự án khả thi lại chưa muốn vay vốn để đầu tư mới.

Cịn với khách hàng có nhu cầu vốn và muốn tiếp cận vốn thì khơng đáp ứng được điều kiện tín dụng của ngân hàng. Một khoản vay cho KHDN, do đặc thù là qui mô lớn, nếu rủi ro xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và uy tính của ngân hàng. Trái lại, khoản tín dụng cá nhân nhỏ lẻ vẫn hiệu quả và đặc biệt là rủi ro được chia nhỏ hơn so với một khoản tín dụng lớn dành cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng cá nhân là một hướng tốt để ngân hàng giảm bớt rủi ro, nhất là khi các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng bí bách đầu ra, rồi vỡ nợ, phá sản có hệ thống. Mặt khác, khi khoản vay được chia nhỏ cho nhiều người sẽ đỡ rủi ro hơn “bỏ trứng vào một giỏ”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, đề tài đã trình bày chi tiết các vấn đề chung về ngân hàng, ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, vốn là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng một quan điểm thống nhất về vấn đề mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân để làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phần tiếp theo của đề tài là chương 2 sẽ phân tích chi tiết thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Chương 3 của đề tài sẽ trình bày các giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)