Về các mặt hạn chế qua các số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 67 - 69)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch

2.2.4.3 Về các mặt hạn chế qua các số liệu

Những mặt yếu kém về chất lượng hoạt động cho vay KHCN SGD thể hiện qua số liệu hoạt động trong thời gian vừa qua bao gồm một số yếu tố được tổng hợp lại như sau:

Kết quả hoạt động thất thường, không thể hiện xu thế phát triển ổn định. Tỷ lệ dư nợ KHCN SGD / Tổng dư nợ SGD ABBANKkhá thấp.

Cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN SGD chưa hợp lý, dư nợ nhóm bất động sản quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường biến động.

Tỷ lệ nợ xấu khá cao làm gia tăng chi phí dự phịng, từ đó làm giảm lợi nhuận của Sở giao dịch.

Sản phẩm tín dụng cá nhân chưa đa dạng, hiệu quả các sản phẩm chưa cao. Tính cạnh tranh của sản phẩm tín dụng cá nhân khá thấp: điển hình như trong sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh thì SGD ABBANK chưa có sản phẩm cho tiểu thương vay cầm cố bằng sạp chợ, trong khi đó Sacombank đã triển khai rất tốt sản phẩm này và mang lại hiệu quả cao. Điều này dẫn đến là dư nợ cho vay sản xuất

kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ ( chỉ 20% ) trong tổng dư nợ KHCN SGD. Hay hầu hết các sản phẩm tín dụng cá nhân tại SGD ABBANK thì tỷ lệ giá trị khoản vay/giá trị tài sản đảm bảo tối đa chỉ 70%, trong khi đó tỷ lệ này tại Ngân hàng Á Châu lên đến 90%.

Lãi suất cho vay KHCN tại SGD ABBANK còn khá cao, lãi suất ở mức từ 15 – 17,5%/năm. Trong khi đó lãi suất tại một số ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng quốc doanh chỉ dao động từ 9% - 13%/năm. Chính vì vậy nên hoạt động cho vay KHCN của SGD ABBANK vẫn chưa như mong muốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, ta có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù được thành lập khá sớm, tuy nhiên qui mô hiện tại của ABBANK so với các ngân hàng khác còn rất hạn chế thể hiện qua vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận, số lượng điểm giao dịch. Truyền thống dự nhiều vào mảng tín dụng KHDN dẫn đến một hệ quả là ABBANK rất dễ bị « tổn thương « một khi diễn biến thị trường kinh tế xấu gây bất lợi cho các doanh nghiệp. Giống như hầu hết các chi nhánh khác trong hệ thống ABBANK, cơ cấu tín dụng KHCN tại SGD ABBANK là rất mất cân đối khi mà trung bình gần 65% dư nợ KHCN SGD là tập trung vào nhóm cho vay bất động sản. Điều này hoàn toàn bất lợi khi hiện nay thị trường bất động sản đang trầm lắng, Ngân hàng Nhà nước đang ngày một gắt gao hơn với các khoản vay thuộc lĩnh vực này. Một quy trình tín dụng cồng kềnh, thời gian phê duyệt tín dụng rất chậm, chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao là những nguyên nhân làm cho thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn KHCN tại SGD ABBANK rất lâu, góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của SGD ABBANK so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Để có thể giải quyết được những thực trạng trên nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK thì cần có những giải pháp thật phù hợp. Chương 3 của đề tài này sẽ trình bày những giải pháp cụ thể và thực tiễn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 67 - 69)