6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch
2.2.4.1 Về nhân sự, tổ chức quản lý
Khâu tuyển dụng chưa thật sự tốt, chưa xây dựng được qui trình tuyển dụng chuẩn mực dẫn đến chưa tuyển chọn được nhân lực chất lượng cho quá trình phát triển của ABBANK. Nhân sự tuyến kế thừa chưa đủ năng lực tiếp nhận, hạn chế trong khả năng tiếp thị và phát triển khách hàng mới. Chưa khai thác thế mạnh và tận dụng mối quan hệ của các thành viên ABBANK như các công ty trực thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.
Khối KHCN chỉ phụ trách chính về việc ban hành sản phẩm tín dụng và hỗ trợ kinh doanh, tuy nhiên vai trò hỗ trợ kinh doanh chưa rõ ràng và mờ nhạt. Khối KHCN chưa được giao quyền hạn để trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chính về chỉ tiêu cho vay cá nhân. Cơ chế chỉ tiêu kinh doanh, lương thưởng, phạt cho từng cá nhân ( KPIs ) vẫn chưa được áp dụng tại SGD ABBANK. Khâu dự báo và nghiên cứu phát triển chưa được thực hiện thường xuyên, phù hợp.
2.2.4.2 Về cơ chế phối hợp hỗ trợ giữa các phịng ban
Quy trình tín dụng tại ABBANK một mặt thể hiện sự cồng kềnh, xét duyệt mọi khoản tín dụng phải thơng qua nhiều cấp; dẫn đến thời gian xét duyệt một khoản tín dụng lâu, làm giảm tính cạnh tranh của ABBANK trên thị trường. Hiện nay, thời gian để xét duyệt một khoản vay của SGD ABBANK là 10 ngày đối với khoản vay ngắn hạn, khoản vay trung và dài hạn là 15 ngày kể từ khi cán bộ tín dụng nhận đủ hồ sơ. Trong khi đó có những NHTM cổ phần chỉ cần khoảng 5 ngày là có thể trả lời cho khách hàng.
Nhân sự tại các phịng ban hỗ trợ tín dụng như phịng quản lý tín dụng, phân tích tín dụng... cịn thiếu và hạn chế về năng lực. Mặt khác do không bị áp lực về doanh số và chỉ tiêu tín dụng, do đó thái độ làm việc chưa nhiệt tình, vì vậy chưa hỗ trợ tốt cho phịng tín dụng. Chính sự phối hợp giữa các phịng ban chưa nhịp nhàng dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết cho một khoản vay từ đó giảm tính cạnh tranh của SGD ABBANK so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
2.2.4.3 Về các mặt hạn chế qua các số liệu.
Những mặt yếu kém về chất lượng hoạt động cho vay KHCN SGD thể hiện qua số liệu hoạt động trong thời gian vừa qua bao gồm một số yếu tố được tổng hợp lại như sau:
Kết quả hoạt động thất thường, không thể hiện xu thế phát triển ổn định. Tỷ lệ dư nợ KHCN SGD / Tổng dư nợ SGD ABBANKkhá thấp.
Cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN SGD chưa hợp lý, dư nợ nhóm bất động sản quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường biến động.
Tỷ lệ nợ xấu khá cao làm gia tăng chi phí dự phịng, từ đó làm giảm lợi nhuận của Sở giao dịch.
Sản phẩm tín dụng cá nhân chưa đa dạng, hiệu quả các sản phẩm chưa cao. Tính cạnh tranh của sản phẩm tín dụng cá nhân khá thấp: điển hình như trong sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh thì SGD ABBANK chưa có sản phẩm cho tiểu thương vay cầm cố bằng sạp chợ, trong khi đó Sacombank đã triển khai rất tốt sản phẩm này và mang lại hiệu quả cao. Điều này dẫn đến là dư nợ cho vay sản xuất
kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ ( chỉ 20% ) trong tổng dư nợ KHCN SGD. Hay hầu hết các sản phẩm tín dụng cá nhân tại SGD ABBANK thì tỷ lệ giá trị khoản vay/giá trị tài sản đảm bảo tối đa chỉ 70%, trong khi đó tỷ lệ này tại Ngân hàng Á Châu lên đến 90%.
Lãi suất cho vay KHCN tại SGD ABBANK còn khá cao, lãi suất ở mức từ 15 – 17,5%/năm. Trong khi đó lãi suất tại một số ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng quốc doanh chỉ dao động từ 9% - 13%/năm. Chính vì vậy nên hoạt động cho vay KHCN của SGD ABBANK vẫn chưa như mong muốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua chương 2, ta có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù được thành lập khá sớm, tuy nhiên qui mô hiện tại của ABBANK so với các ngân hàng khác còn rất hạn chế thể hiện qua vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận, số lượng điểm giao dịch. Truyền thống dự nhiều vào mảng tín dụng KHDN dẫn đến một hệ quả là ABBANK rất dễ bị « tổn thương « một khi diễn biến thị trường kinh tế xấu gây bất lợi cho các doanh nghiệp. Giống như hầu hết các chi nhánh khác trong hệ thống ABBANK, cơ cấu tín dụng KHCN tại SGD ABBANK là rất mất cân đối khi mà trung bình gần 65% dư nợ KHCN SGD là tập trung vào nhóm cho vay bất động sản. Điều này hoàn toàn bất lợi khi hiện nay thị trường bất động sản đang trầm lắng, Ngân hàng Nhà nước đang ngày một gắt gao hơn với các khoản vay thuộc lĩnh vực này. Một quy trình tín dụng cồng kềnh, thời gian phê duyệt tín dụng rất chậm, chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao là những nguyên nhân làm cho thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn KHCN tại SGD ABBANK rất lâu, góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của SGD ABBANK so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Để có thể giải quyết được những thực trạng trên nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK thì cần có những giải pháp thật phù hợp. Chương 3 của đề tài này sẽ trình bày những giải pháp cụ thể và thực tiễn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới tại Sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. tới tại Sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.
3.1.1 Định hướng toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.
Trong năm 2013 và những năm tới ABBANK chú trọng vào việc phát triển công nghệ, phát triển các sản phẩm dịch vụ giàu tính cơng nghệ, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng. Hội đồng quản trị ABBANK đã hoạch định chiến lược kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả của các dự án kinh doanh, các dự án đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống đánh giá các rủi ro kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm toán nội bộ. Tập trung tăng trưởng quy mơ tổng tài sản trong đó chú trọng vào huy động, bán lẻ, dịch vụ và gia tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ trong tổng thu nhập…đảm bảo cho ABBANK tăng trưởng bền vững, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho cổ đơng. Bên cạnh đó hội đồng quản trị cũng định hướng cho Ban điều hành xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chú trọng yếu tố đạo đức kinh doanh, năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ tốt nhằm tạo dựng văn hóa doanh nghiệp mạng đậm tính nhân văn ABBANK.
Mục tiêu chiến lược phát triển trung và dài hạn :
- Nâng ABBANK lân hàng « Top 10 » về tổng tài sản ; - Gia tăng giá trị cho cổ đông ;
- Nâng cao sự phục vụ khách hàng, mang ngân hàng đến với đại chúng ; - Tạo sự thịnh vượng và đáp ứng nhu cầu phát triển của cán bộ nhân viên ; - Đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội ;
Về Khối khách hàng cá nhân : Gia tăng tỷ trọng đóng góp của mảng KHCN
chú trọng bán lẻ. Duy trì và tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ KHCN của ABBANK, tập trung sang các dịng sản phẩm dịch vụ tận dụng cơng nghệ. Xây dựng ABBANK trở thành 01 siêu thị tài chính với đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính phục vụ KHCN. Đẩy mạnh việc kinh doanh thẻ, triển khai thấu chi thẻ và thẻ tín dụng quốc tế. Chú trọng phát triển dịch vụ kiều hối như là 01 dịch vụ trọng điểm của KHCN trong những năm tiếp theo.
Đảm bảo SGD, các chi nhánh và các phòng giao dịch trên tồn ABBANK đều có Phịng/ Bộ phận/ Tổ tác nghiệp/ Nhân viên chuyên trách về KHCN. Gia tăng số lượng và chất lượng nhân viên tác nghiệp mảng KHCN của ABBANK. Xây dựng và hồn thiện q trình tự động hóa tịan bộ các hoạt động liên quan đến KHCN, tập trung hoạt động tín dụng trước tiên trong những năm tiếp theo.
Về khối Khách hàng doanh nghiệp : Tiếp tục là đầu tàu về doanh thu phí
dịch vụ, chú trọng nguồn thu phí bảo lãnh, thư hứa, thanh toán quốc tế, và kinh doanh ngoại tệ.
Triển khai mạnh các sản phẩm/dịch vụ giàu tính cơng nghệ. Tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh dòng sản phẩm tài trợ nhà thầu tập đoàn điện lực Việt Nam và tài trợ thương mại, nhất là tài trợ xuất khẩu để cải thiện vấn đề thiếu nguồn ngoại tệ của ABBANK. Chú trọng đối tượng KHDN nhỏ và vừa. Triển khai hợp tác thu hộ với Deutsche Bank, Viettel. Nâng cao tỉ trọng thu hộ tiền điện của ABBANK trong tổng doanh thu bán điện của tập đoàn điện lực Việt Nam.
Về khối Quản lý rủi ro : Nâng cao dịch vụ khách hàng nội bộ đồng thời gia
tăng thành tựu đạt được trong mục tiêu kinh doanh của ngân hàng như: báo cáo ngành, tập trung vào các nhóm, cơng cụ rủi ro. Xây dựng những chính sách cốt lõi và cơ cấu cho hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng để duy trì tính nhất qn và vững chắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tạo ra, củng cố và tăng cường văn hóa nhận thức rủi ro ngay trong ngân hàng thơng qua những buổi đối thoại, trao đổi, hội thảo, và đào tạo. Cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng, tiết kiệm chi phí dự phịng.
3.1.2 Kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân của Sở Giao Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình thương mại cổ phần An Bình
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ABBANK đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTM cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với sự nỗ lực không ngừng ABBANK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào mục đích chung của toàn ngân hàng, SGD ABBANK đã đưa ra định hướng phát triển cho mình dựa theo định hướng chung của toàn hệ thống.
Bảng 3.1 : Kế hoạch cho vay KHCN SGD, năm 2013
Đơn vị tính : tỷ đồng
Nhóm dư nợ Thực hiện đến 31/10/2012 31/12/2012 Dự kiến Số liệu Tỷ trọng % Kế hoạch năm 2013
KHCN SGD 1.215 1.235 1.615 100% Tiêu dùng chung 924 938 1.165 72,1% - Bất động sản 857 868 1.000 61,9% - Xe 27 28 90 5,6% - Tiêu dùng 40 42 75 4,6% Tín chấp 15 15 40 2,5% SXKD 252 262 400 24,8% Khác 24 20 10 0,6%
“Nguồn : Kế hoạch kinh doanh SGD ABBANK năm 2013”
Trong năm 2013, SGD ABBANK đẩy mạnh các nhóm sản phẩm chủ yếu là nhóm sản phẩm tiêu dùng mua nhà đất, mua xe ơ tơ ; nhóm sản phẩm sản xuất kinh doanh và nhóm sản phẩm tín chấp.
Về nhóm tiêu dùng chung : nhu cầu về nhà ở trong thời gian tới là rất lớn, đặc biệt sau thời gian trầm lắng thì dự kiến trong những năm tới thị trường bất động sản sẽ dần hồi sinh trở lại. Phân khúc nhà ở sẽ là điểm sáng trong bức tranh bất động sản năm 2013. Theo đó, SGD ABBANK sẽ tập trung vào phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp với cách thức mua trả góp trong nhiều năm. Dư nợ nhóm tiêu dùng dự kiến cuối năm 2013 đạt khoảng 1.165 tỷ đồng (Chiếm 72,1% tổng dư nợ KHCN SGD).
Về nhóm sản xuất kinh doanh : Với những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và các chương trình thúc đẩy cho vay sản xuất kinh doanh của ABBANK, SGD
ABBANK đặt ra kế hoạch trong năm 2013 sẽ đạt được chỉ tiêu tăng ròng dư nợ là khoảng 138 tỷ đồng, đưa dư nợ của nhóm này cuối năm 2013 đạt khoảng 400 tỷ đồng ( chiếm 24,8% tổng dư nợ KHCN SGD).
Về nhóm tín chấp : SGD ABBANK hướng đến nhóm khách hàng này, đặc biệt sẽ tập trung đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng quốc tế ( ABBANK Visa credit ) vì nhận thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng mang lại lợi nhuận cao trong những năm tới. Cụ thể chỉ tiêu đưa ra đối với nhóm sản phẩm Visa credit là phát hành mới 2.700 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng vào cuối năm 2013 lên khoảng 4.000 thẻ. Dư nợ nhóm tín chấp dự kiến đạt 40 tỷ đồng (chiếm khoảng 2,5% tổng dư nợ KHCN SGD).
Nhóm sản phẩm khác : SGD ABBANK không chú trọng phát triển các đối tượng trong nhóm này. Chính vì vậy dự kiến dư nợ nhóm này sẽ giảm so với năm 2012 và đạt 10 tỷ đồng vào cuối năm 2013 ( chiếm 0,6% tổng dư nợ KHCN SGD )
Về tỷ lệ nợ xấu : bên cạnh mở rộng cho vay KHCN, SGD ABBANK cũng tăng cường kiểm soát, quản lý gắt gao những khoản vay này nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu kỳ vọng trong năm 2013 là dưới 3%.
Tín chấp 3% Bất động sản 61% Khác 1% SXKD 24% Tiêu dùng 5% Xe 6%
Hình 3.1 : Cơ cấu dư nợ KHCN SGD, kế hoạch năm 2013
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
3.2.1 Chính sách cho vay khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn
Để có thể mở rộng cho vay KHCN thì dĩ nhiên việc đầu tiên SGD ABBANK cần làm là thay đổi cách nghĩ, cách làm trong hoạt động cho vay KHCN. Ban lãnh đạo nên dành nhiều thời gian, nhân lực, tài nguyên để tiếp thị và phát triển mảng cho vay KHCN. Giảm bớt việc phụ thuộc vào các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp lớn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Ngoài ra, hầu hết địa bàn của SGD ABBANK đều tọa lạc tại khu dân cư, chợ sầm uất – là một nơi kinh doanh, buôn bán khá nhộn nhịp, nhu cầu vay vốn của người dân phục vụ kinh doanh, buôn bán rất lớn, các đơn vị kinh doanh có thể tận dụng lợi thế này từ địa bàn để tăng doanh số cho vay đối với KHCN. Vì vậy, việc chú trọng hơn đến chính sách cho vay KHCN là một giải pháp cơ bản cần thực hiện nhằm mở rộng cho vay KHCN tại SGD ABBANK.
SGD ABBANK cần đề ra chỉ tiêu tín dụng cá nhân cụ thể cho từng đơn vị và cá nhân kinh doanh, đồng thời cần có chính sách thưởng, phạt rõ ràng, hợp lý, nhất quán dành cho các đơn vị và cá nhân kinh doanh trong việc thực hiện các chỉ tiêu về cho vay KHCN. Điều này sẽ tạo động lực và áp lực để cá nhân và đơn vị có thể hồn thành chỉ tiêu kinh doanh từ đó góp phần mở rộng cho vay KHCN.
Vấn đề kế tiếp là lãi suất khá cao khiến một số khách hàng tất toán hợp đồng trước hạn và chuyển sang vay ở ngân hàng khác có mức lãi suất thấp hơn. Hiện lãi suất cho vay KHCN tại SGD ABBANK trung bình khoảng 16%/năm. Trong khi đó tại hầu hết các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, lãi suất cho vay KHCN chỉ khoảng từ 13% đến 14%/năm, thậm chí tại Ngân hàng Sài gịn Thương Tín hay Ngân hàng Quốc Tế chỉ khoảng từ 9% đến 12%/năm. Trước tình hình đó, SGD ABBANK cần xem xét điều chính giảm lãi suất xuống cho phù hợp với tình hình chung của thị trường nhằm giữ chân và thu hút nhiều khách hàng hơn.
3.2.2 Củng cố và phát triển các loại hình sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân nhân
Để sản phẩm có tính cạnh tranh đồng thời quản lý và kiểm sốt được rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, ABBANK cần đa dạng hố, nâng cao tính cạnh tranh, thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm cho vay