Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình dương (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thang đo

3.3.8. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại

Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại được đo lường trên ba nội dung: Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt đối với các đối thủ trong ngành, Khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và Doanh nghiệp tin rằng sẽ tiếp tục phát triển trong dài hạn.

Bảng 3.8. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại

Ký hiệu biến Câu hỏi

c32 Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt đối với các đối thủ trong

ngành

c33 Khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài

c34 Anh/chị tin rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển trong dài hạn

3.4. Một số thông tin về mẫu 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu

Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu (thời gian và chi phí) nên mẫu quan sát được chọn theo phương pháp thuận tiện ngẫu nhiên đối với các DNNVV đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3.4.2. Kích thước mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Như vậy, trong nghiên cứu này với 34 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu là 34 x 5 = 170 mẫu. Để đảm bảo đủ số mẫu cho nghiên cứu, tác giả đã lọc ra danh sách

400 doanh nghiệp từ cơ quan tác giả công tác và tiến hành phát phiếu khảo sát bằng email, bưu điện, phát trực tiếp tại các buổi hội thảo do cơ quan nơi tác giả công tác tổ chức. Tuy nhiên sau khi thu thập, có 55 bảng bị loại do: bỏ trống ô trả lời nhiều; không thực sự đánh giá đúng NLCT của doanh nghiệp

(lựa chọn số điểm như nhau cho hầu hết các biến quan sát của thang đo), số phiếu phát ra nhưng khơng có phản hồi về. Như vậy, kích thước mẫu thu về

cuối cùng là n = 345 mẫu đại diện cho 345 doanh nghiệp được thể hiện tại

phụ lục 3.

3.4.3. Kết cấu mẫu

- Phân theo địa bàn: Thị xã Thuận An: Có 138 doanh nghiệp (tương đương 40%); Thị xã Thủ Dầu Một: Có 81 doanh nghiệp (tương đương

23,48%); Thị xã Dĩ An: Có 50 doanh nghiệp (chiếm 14,5%); Huyện Tân Uyên: Có 47 doanh nghiệp (chiếm 13,62%); Huyện Bến Cát: Có 26 doanh nghiệp (chiếm 7,54%); Huyện Dầu Tiếng: Có 02 doanh nghiệp (chiếm 0,58%); Huyện Phú Giáo: Có 01 doanh nghiệp (chiếm 0,28%).

Bảng 3.9. Phân loại mẫu theo địa bàn

Địa bàn Tần xuất xuất hiện Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Thị xã Thuận An 138 40,00 40,00 40,00 Thị xã Thủ Dầu Một 81 23,48 23,48 63,00 Thị xã Dĩ An 50 14,50 14,50 77,98 Huyện Tân Uyên 47 13,62 13,62 91,60

Huyện Bến Cát 26 7,54 7,54 99,14

Huyện Dầu Tiếng 2 0,58 0,58 99,72

Huyện Phú Giáo 1 0,28 0,28 100

Tổng cộng 345 100 100 100

(Nguồn: Theo tính tốn của tác giả, n = 345, SPSS 16.0)

- Phân theo ngành nghề: số DNNVV tỉnh Bình Dương tham gia khảo sát tập trung chủ yếu vào các ngành nghề xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương như: gốm sứ - thủ công mỹ nghệ, da giày, gỗ, điện – điện tử,… Trong số 345 doanh nghiệp được khảo sát, có 107 doanh nghiệp thuộc ngành gốm sứ - thủ công mỹ nghệ (chiếm 31,01%); 55 doanh nghiệp thuộc ngành nghề gỗ, chế biến gỗ (chiếm 15,94%); 53 doanh nghiệp thuộc ngành nghề thương mại –

dịch vụ (chiếm 15,36%); 47 doanh nghiệp thuộc ngành nghề may mặc (chiếm 13,62%); 37 doanh nghiệp thuộc ngành da giày (chiếm 10,73%); 23 doanh nghiệp thuộc ngành điện – điện tử (chiếm 6,67%) và 23 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm (chiếm 6,67%).

Bảng 3.10. Phân loại mẫu theo ngành nghề Ngành nghề Tần xuất xuất hiện Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Gốm sứ - Thủ cơng mỹ nghệ 107 31,01 31,01 31,01 Gỗ 55 15,94 15,94 46,95 Thương mại – Dịch vụ 53 15,36 15,36 62,31 May mặc 47 13,62 13,62 75,93 Da giày 37 10,73 10,73 86,66 Điện – Điện tử 23 6,67 6,67 93,33 Chế biến thực phẩm 23 6,67 6,67 100 Tổng cộng 345 100 100 100 3.5. Tóm tắt

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trong điều kiện của mình, tác giả đã đề

ra một quy trình nghiên cứu gồm ba bước chính là: (1) Xây dựng thang đo,

(2) Đánh giá các thang đo và (3) Phân tích kết quả khảo sát doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và mức độ hài lòng của

doanh nghiệp vào NLCT hiện tại. Trong từng bước, tác giả cũng chỉ ra những phương pháp và điều kiện nghiên cứu cụ thể sẽ áp dụng.

Một thang đo đầy đủ và chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV và mức độ hài lòng của doanh nghiệp vào NLCT hiện tại cũng

được giới thiệu với 08 thang đo thành phần thông qua 34 biến quan sát. Kết

Alpha và phân tích nhân tố EFA cho thấy tất cả các biến quan sát, các thang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình dương (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)