CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.3. Những gợi ý và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cần xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ
thể phát triển DNNVV, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện.
Xúc tiến phát triển DNNVV: cần tổ chức một cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối lập các kế hoạch hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của cơ quan này phải do
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các
chương trình, dự án hỗ trợ sau khi được phê duyệt.
Đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân
lực cho các DNNVV đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg, tạo bước đột phá, làm cơ sở nền tảng thúc đẩy nhanh
và nâng cao hiệu quả bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ doanh nhân đang gia tăng hiện nay.
Củng cố hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa bàn tỉnh theo
hướng nhà nước đầu tư hỗ trợ một phần vốn điều lệ và đổi mới nhận thức về Quỹ bảo lãnh tín dụng với vai trị như một tổ chức tài chính hoạt động theo cơ chế thị trường.
Thành lập thí điểm một Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm tạo thêm kênh cung
ứng vốn cho các doanh nghiệp. Sau một thời gian hoạt động sẽ tiến hành tổng
kết, đánh giá rút kinh nghiệm để có chính sách, biện pháp và lộ trình trong
giai đoạn tiếp theo.
Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kiểm tra, giám sát đối với các chủ thể
tham gia phát hành, mua, bán chứng khoán, giúp các doanh nghiệp đa dạng
hóa các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển của các DNNVV thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến thương
mại và Thông tin kinh tế thông qua việc tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và chương trình phát triển thương mại điện tử hàng năm. Thông qua các chương trình này sẽ hỗ trợ DNNVV quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các hoạt động