Môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh dịch vụ băng rộng của công ty cổ phần viễn thông FPT đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH MƠI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA FPT TELECOM

2.3 PHÂN TÍCH MƠI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA FPT TELECOM

2.3.1.2 Môi trƣờng vi mô

a) Khách hàng

Khách hàng của FPT Telecom bao gồm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp tập trung ở các dịch vụ Internet FTTH – Leased Line, thoại VOIP cố định, dịch vụ Domain-Hosting. Khách hàng cá nhân chủ yếu với các dịch vụ Internet ADSL và nội dung số.

Trong hầu hết các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực viễn thơng nói riêng, khách hàng luôn mong muốn đƣợc thoả mãn các nhu cầu của mình một cách tối đa với chi phí hợp lý nhất. Đặc biệt với một ngành cạnh tranh gay gắt, khách hàng thiếu sự trung thành và luôn gây những áp lực đối với nhà cung cấp.

Hiện nay, ngành viễn thông chuyển từ độc quyền sang độc quyền nhóm nên triết lý kinh doanh cũng thay đổi theo. Các mơ hình kinh doanh “lấy mạng lƣới làm trung tâm” trở nên lạc hậu, nhƣờng chỗ cho việc phục vụ khách hàng với mơ hình “lấy khách hàng và nhu cầu sử dụng làm trung tâm”. Chỉ một vài năm trƣớc đây, khách hàng cịn bị lệ thuộc rất lớn vào những gì nhà khai thác có thể cung cấp. Nhƣng ngày nay mọi việc đã đổi khác, khách hàng đòi hỏi nhà khai thác viễn thơng cung cấp những gì mà khách hàng cần. Và nhƣ vậy, cơng việc của nhà khai thác mạng hiện nay khơng cịn đơn thuần là mở rộng, phát triển mạng lƣới mà phải đi c ng với chất lƣợng dịch vụ với một chính sách chăm sóc khách hàng thật tốt.

b) Đối thủ hiện tại

Thị trƣờng kinh doanh dịch vụ băng rộng ở Việt Nam là cuộc chiến của 3 tên tuổi lớn: VNPT, FPT Telecom và Viettel, chiếm tới 96% thị phần. Còn lại 4% thị phần thuộc về các doanh nghiệp khác nhƣ NetNam, SPT, EVN Telecom… Nhƣ vậy, đối thủ cạnh tranh thực tế của FPT Telecom trong lĩnh vực ISP chính là VNPT và Viettel. Trong đó, Viettel đang có khả năng áp đảo FPT Telecom về thị phần trong tƣơng lai.

Tính theo thị phần đầu năm 2011, FPT Telecom vẫn đang giữ vị trí số 2 với khoảng trên 300.000 thuê bao, đứng sau VNPT và đang giữ mức chênh lệch 50.000 thuê bao so với vị trí thứ 3 của Viettel (250.000 thuê bao). Mục tiêu cuối năm 2012, số thuê bao của FPT sẽ là 450.000 trong khi đó mục tiêu của Viettel là 650.000. Nhƣ vậy, nếu các mục tiêu đặt ra đều đƣợc hiện thực hóa trong năm 2012 thì Viettel sẽ nghiễm nhiên thay thế vị trí số 2 của FPT Telecom với khoảng cách biệt tới 200.000 thuê bao và có thể đánh bật VNPT trong vài năm tới với tốc độ phát triển và nhân lực của mình. Lý do có lẽ nằm ở việc lựa chọn phân khúc thị trƣờng mà 3 doanh nghiệp này đang nắm giữ. FPT Telecom lựa chọn việc tập trung phát triển mạnh và chiếm lĩnh mảng thị trƣờng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, 2 đối thủ của FPT Telecom đã kịp “phủ sóng” tồn bộ 64 tỉnh thành và biến phân khúc thị trƣờng tại các địa phƣơng trở thành “cuộc đấu tay đôi” của VNPT và Viettel, trong đó Viettel dƣờng nhƣ có lợi thế hơn. Phân khúc thị trƣờng mà FPT Telecom hiện đang chiếm lĩnh có thể khá “màu mỡ”, đem lại lợi nhuận cao nhƣng lại hạn chế về khả năng tăng trƣởng doanh thu so với phân khúc thị trƣờng tại các địa phƣơng. Theo thống kê, trong năm 2008, tốc độ bùng nổ dịch vụ ADSL tại các địa phƣơng khác của VNPT còn nhanh hơn cả 2 thành phố Hà Nội và Tp.HCM cộng lại, thêm vào đó thị trƣờng ADSL trong những năm tới tại các tỉnh đƣợc dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ cùng tốc độ phát triển kinh tế tại địa phƣơng. Về chiến lƣợc cạnh tranh, VNPT và Viettel theo đuổi chính sách tập trung khuyến mãi và giảm giá cƣớc dịch vụ, trong khi đó FPT Telecom lại tập trung vào thế mạnh của tốc độ đƣờng truyền.

Bảng 2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của FPT Telecom

(Nguồn: tổng hợp từ bản đ n ý k ến chuyên gia)

Qua bảng phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy VNPT là một đối thủ mạnh nhất trong ngành với tổng số điểm là 3.09. FPT Telecom đạt tổng số điểm là 2.82 xếp vị trí thứ ba sau VNPT và Viettel. So với mức trung bình là 2.5, FPT Telecom đạt mức khá tốt và mạnh hơn SPT với số điểm 2.61.Tuy nhiên, để có đƣợc một thị phần đảm bảo, một khả năng cạnh tranh tốt hơn, FPT Telecom

Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng FPT SPT VNPT VIETTEL Phân loại Điểm QT Phân loại Điểm QT Phân loại Điểm QT Phân loại Điểm QT 1.Cơ sở hạ tầng mạng 0.07 2 0.14 2 0.14 4 0.28 3 0.21

2.Hiệu suất khai thác các dịch vụ trên cở sở

hạ tầng 0.08 4 0.32 2 0.16 3 0.24 2 0.16

3.Chất lƣợng dịch vụ 0.12 3 0.36 3 0.36 4 0.48 2 0.24

4.Dịch vụ đa dạng với nhiều gói cƣớc lựa

chọn 0.11 3 0.33 2 0.22 3 0.33 3 0.33 5.Các hoạt động khuyến mãi 0.09 3 0.27 3 0.27 3 0.27 3 0.27 6.Thị phần của doanh nghiệp 0.07 2 0.14 2 0.14 3 0.21 3 0.21 7.Chính sách chăm sóc khách hàng 0.12 2 0.24 3 0.36 3 0.36 4 0.48

8.Nguồn nhân lực dồi

dào và ổn định 0.06 3 0.18 2 0.12 4 0.24 3 0.18 9.Các hoạt động nghiên cứu và phát triển 0.09 3 0.27 3 0.27 2 0.18 3 0.27 10.Quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp thiết bị 0.06 3 0.18 4 0.24 3 0.18 4 0.24 11.Khả năng huy động vốn 0.06 3 0.18 2 0.12 3 0.18 3 0.18 12. Hệ thống thông tin của tổ chức 0.07 3 0.21 3 0.21 2 0.14 2 0.14 Tổng cộng 1.00 2.82 2.61 3.09 2.91

cần phải thay đổi và hoàn thiện các cơ chế để có thể giành lấy vị trí số 2 của Viettel.

c) Đối thủ tiềm ẩn

Xu hƣớng hội tụ giữa tin học, viễn thông và truyền thông sẽ mang lại nhiều dịch vụ mới rất hữu ích cho xã hội. Cụ thể, trong 3 năm gần đây đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ nhƣ Home banking, Video on demand, e-commerce, e-learning, e-Government... Hiện tại và tƣơng lai, các sản phẩm dịch vụ này sẽ đƣợc cung cấp bởi các công ty nằm ngồi lĩnh vực viễn thơng đang xu hƣớng tham gia vào thị trƣờng này. Những khách hàng lớn của FPT Telecom hơm nay có thể trở thành các đối thủ tiềm năng trong tƣơng lai. Nhóm đối thủ này có thể là các cơng ty khai thác truyền hình cáp, các cơng ty tin học, thậm chí có thể là các ngân hàng, các tổ chức tài chính.

Trên phạm vi quốc tế, các nhà khai thác truyền hình cáp đang nâng cấp mạng lƣới nhằm tăng khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong lĩnh vực này. Ngồi dịch vụ truyền hình số làm nền tảng, cơng ty cịn mở rộng các dịch vụ thoại và dịch vụ truyền tải dữ liệu... Một vài công ty trong nhóm này đang đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam và sẽ tăng cao trong những năm tới theo lộ trình mở cửa kinh tế của Việt Nam trong tổ chức WTO. Nổi trội trong nhóm này trong 2 năm qua là cơng ty truyền hình cáp K+. Cơng ty này có điểm mạnh là có nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sở hữu một số kênh thể thao độc quyền. Hiện tại, K+ chỉ mới cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số. Tuy nhiên, sau khi giành đƣợc một thị phần nhất định ở mảng truyền hình, K+ sẽ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ băng rộng trên nền hạ tầng truyền hình là hồn tồn có cơ sở. Đây cũng là chiến lƣợc của truyền hình cáp SCTV trong các năm qua.

d) Sản phẩm thay thế

Trong tƣơng lai, các dịch vụ tích hợp dựa trên nền IP và điện thoại di động sẽ đẩy các dịch vụ viễn thông truyền thống xuống hàng thứ yếu. Dịch vụ băng rộng không dây trên nền tảng di động 3G, Wimax sẽ dần thay thế các dịch vụ Internet cố định truyền thống.

Tháng 10/2009, dịch vụ 3G chính thức đƣợc cung cấp tại thị trƣờng viễn thông Việt Nam. Hiện nay, cả nƣớc có 4 mạng di động hoạt động trong lĩnh vực này là Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnammobile đều cung cấp dịch vụ băng rộng di động qua 2 hình thức: truy cập trên điện thoại và USB 3G. Chất

lƣợng, giá cả và độ linh động của dịch vụ 3G là rất phù hợp với ngƣời dùng cá nhân. Trong tƣơng lai, khi các mạng viễn thông nâng cấp lên mạng 4G, khi tốc độ Internet di động đƣợc nâng lên hàng Gigabit thì nền tảng dịch vụ băng rộng có dây (cáp đồng) gần nhƣ bị loại bỏ.

Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ mới thay thế đang là một là cơ hội để FPT Telecom đi tắt đón đầu vƣợt qua các doanh nghiệp viễn thông khác trong giai đoạn hiện nay, đồng thời sẽ là áp lực mạnh trong tƣơng lai gần đối với các doanh nghiệp viễn thông. FPT Telecom cần có những hƣớng đi mới và cách thức hành động tốt hơn cho việc kinh doanh của mình thơng qua kế hoạch mở rộng phát triển, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chiếm lĩnh địa bàn, khách hàng; nhanh chóng phát triển các dịch vụ mới, tăng cƣờng hiệu suất mạng lƣới đã đầu tƣ, tăng năng suất lao động, giảm giá thành dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh dịch vụ băng rộng của công ty cổ phần viễn thông FPT đến năm 2020 (Trang 44 - 48)