Các trường hợp tính tốn.

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Hydraulic structures - Designing Process for Retaining Walls (Trang 31 - 32)

b) Khi có thiết bị thốt nước.

A.1.3. Các trường hợp tính tốn.

Nói chung việc tính tốn ổn định và cường độ của tường chắn thường được thực hiện với các trường hợp thi công, sử dụng và sửa chữa.

Trong trường hợp thi cơng, cần phải xét hai khả năng có thể xảy ra theo trình tự thực tế làm việc của cơng trình.

- Một là cơng trình vừa xây dựng xong và đất cũng được đắp tới cao trình thiết kế nhưng mực nước dưới đất vẫn cịn ở cao trình đáy móng tường.

- Hai là cơng trình đã được xây dựng đến cao trình thiết kế đồng thời mực nước trong đất đắp và ở phía trước tường đạt một cao trình thấp nào đấy do sự ngập nước từ từ vào cao trình. Việc chọn cao trình mực nước ở đây cần phải căn cứ vào tính tốn nhằm làm sáng tỏ mức độ an tồn thấp nhất và trạng thái ứng suất bất lợi nhất của cơng trình.

Trong trường hợp sử dụng, cũng cần xét hai khả năng có thể xảy ra tùy theo điều kiện làm việc của cơng trình.

- Một là mực nước phía trước tường và trong đất đắp là bình thường.

- Hai là khi mực nước phía trước tường là thấp nhất và mực nước ở phía đất đắp là cao nhất; trường hợp này tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra khi sử dụng cơng trình, do đó cũng cần phải xét tới. Cần chú ý rằng khi thiết kế tường chắn thuộc kết cấu của buồng âu thuyền, phải xét tới đặc điểm làm việc riêng của loại cơng trình này. Trong giai đoạn sử dụng cơng trình, cột nước áp lực tác dụng lên

tường thay đổi tùy theo buồng âu thuyền được tháo cạn hay chứa đầy nước; mặt khác sự thay đổi mực nước trong buồng âu thuyền từ cao trình thấp nhất tới cao trình cao nhất hoặc ngược lại, xảy ra nhanh chóng chỉ trong vịng chục phút, trong khi đó sự thay đổi mực nước trong đất đắp xảy ra rất chậm so với trường hợp trên (nhiều giờ, có khi tới hàng ngày đêm). Chính vì những lý do đó mà khi thiết kế tường chắn thuộc buồng âu thuyền, cần phải xét hai trường hợp giới hạn khi sử dụng cơng trình:

- Trường hợp thứ nhất, khi buồng âu chứa đầy nước, cao trình mực nước phía trước tường là cao nhất, trong khi đó, cao trình mực nước thuộc đường cong bão hịa trong đất đắp sau tường là thấp nhất;

- Trường hợp thứ hai, khi buồng âu được tháo cạn tới cao trình mực nước thấp nhất, trong khi đó cao trình mực nước thuộc đường cong bão hòa trong đất đắp sau tường là cao nhất.

Trong trường hợp sửa chữa, tùy lại cơng trình cụ thể và u cầu sửa chữa, điều kiện làm việc của tường - một bộ phận của cơng trình - cũng khác nhau. Ví dụ, khi sửa chữa thiết bị hoặc kết cấu của âu thuyền, nước trong buồng âu có thể được tháo cạn hồn tồn; trong trường hợp này mực nước trong đất đắp sau âu là cao nhất. Mặt khác, cũng có khi phải cho nước vào đầy buồng âu và dỡ một phần đắp đất sau buồng âu để kiểm tra sửa chữa.

Tóm lại, khi chọn các trường hợp tính tốn cần phải căn cứ và đặc điểm và điều kiện làm việc cụ thể của cơng trình để chọn ra các trường hợp tính tốn thực tế có thể xảy ra trong các giai đoạn thi công, sử dụng và sửa chữa cơng trình ứng với tình hình làm việc bất lợi nhất của tường chắn.

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Hydraulic structures - Designing Process for Retaining Walls (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w