Đặc điểm kinh doanh của Công ty Bibica

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo biên hòa (BIBICA) đến năm 2015 (Trang 36)

1.1 .4Tầm quan trọng của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sp

2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Bibica

2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm:

Nhóm bánh

Sản phẩm bánh của cơng ty khá đa dạng gồm các dịng sản phẩm sau:

Dịng bánh khơ: gồm các loại bánh quy, quy xốp, kẹp kem, phủ sôcôla, hỗn hợp với các nhãn hiệu Nutri-Bis, Creamy, Orienco, Orris, Happy, Victory, Palomino, Giving, Glory, Hilary, ABC,…dòng sản phẩm này được sản xuất trên hai dây chuyền hiện đại của Châu Âu và Mỹ với hai công suất khoảng 4000 tấn/năm chiếm 20-25% tỷ trọng doanh số và khoảng 20% thị phần bánh biscuit, cookies trên thị trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường do chất lượng tốt, ổn định, mẫu mã phong phú, nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng.

Dòng sản phẩm snack: gồm các loại snack tơm, cua, mực, gà nướng, bị, chả cá, cay ngọt…với nhãn hiệu Oẳn tù tì, Potasnack. Dịng sản phẩm này hiện nay có dung lượng thị trường lớn nhưng có nhiều đơn vị tham gia nên canh tranh rất mạnh. Đặc điểm của sản phẩm này là rất cồng kềnh, chi phí lưu thơng lớn tuy nhiên nhờ tận dụng được ưu thế sản xuất tại chỗ (Biên Hòa và Hà Nội) nên snack của cơng ty có thế mạnh cạnh tranh về giá và được phân phối khá rộng trên cả nước.

Sản phẩm bánh trung thu: bánh trung tu Bibica đã khẳng định chất lượng chất lượng và mẫu mã được ưa chuộng trên thị trường. Thị phần bánh trung thu của công ty tăng trưởng với tốc độ rất nhanh (trên 50%/năm). Đặc biệt công ty đã đi đầu trong việc nghiên

Dòng sản phẩm bánh tươi: gồm các loại bánh bông lan kem Hura, bánh nhân Custard Paloma và bánh mỳ Lobaka, Jolly. Bánh bơng lan kem Hura hiện nay có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Kinh Đô cũng như ngoại nhập do được sản xuất trên dây chuyền mới, hiện đại của Ý, cơng nghệ tiên tiến đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm với hạn sử dụng đến 12 tháng, sản phẩm bánh Hura chiếm trên 30% thị phần bánh bông lan kem sản xuất công nghiệp và là đơn vị dẫn đầu về chất lượng. Sản phẩm bánh nhân Custard và bánh mỳ mới đưa ra trn6 thị trường đang trên đà tăng trưởng.

Đặc biệt trong hai năm gần đây cùng với sự hợp tác tư vấn của Viện dinh dưỡng Việt Nam công ty đã tập trung nghiên cứu cho ra thị trường các dòng sản phẩm bánh dinh dưỡng Growsure cho trẻ từ 6 tháng tuổi, bánh Mumsure cho bà mẹ mang thai và cho con bú bổ sung vi chất, sản phẩm bánh Hura Light, bột ngũ cốc Netsure Light cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường. Đây là sản phẩm có nhiều tiềm năng và có chiều hướng rất tốt trong tương lai. Hiện nay Bibica là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được viện dinh dưỡng Việt Nam chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng trong mục tiêu xã hội hóa chương trình dinh dưỡng quốc gia.

Nhóm sản phẩm bánh kẹo

Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% của tồn cơng ty và khoảng 35% thị phần kẹo cả nước. Công ty có nền tảng tốt về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kỹ thuật đồng thời thương hiệu Bibica rất quen thuộc với người tiêu dùng. Sản phẩm kẹo công ty rất đa dạng về chủng loại, phục vụ cho nhiều phân khúc khác nhau từ trẻ em đến người lớn. Kẹo cứng có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, cà phê, trái cây với các nhãn hiệu Migita, Bốn mùa, Tứ quý. Kẹo mềm có các loại như sữa, cà phê sữa, sôcôla sữa, bắp, sữa trái cây (nhãn hiệu Sumica), kẹo mềm xốp Zizu, Sochew, Quê hương. Kẹo dẻo nhãn hiệu Zoo, Socola nhãn hiệu Chocobella. Sản lượng kẹo tiêu dùng hàng năm trên 5.500 tấn. Hiện nay cơng ty đang phát triển dịng sản phẩm kẹo khơng đường để đón đầu xu thế tiêu dùng mới.

Nhóm sản phẩm mạch nha

Ngoài việc tự sản xuất mạch nha có chất lượng cao làm nguyên liệu sản xuất kẹo, hiện nay mạch nha của công ty được cung cấp cho một số đơn vị trong ngành chế biến khác với sản lượng trên 1000 tấn/năm. Với công nghệ thủy phân bằng enzym chất lượng mạch nha của công ty đạt tiêu chuẩn cao so với các đơn vị khác.

2.1.3.2. Đặc điểm về thị trường và mạng lưới phân phối

Thị trường: Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa (chiếm 96%-97% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Thị trường chính là khu vực miền Nam trong đó thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trị chủ đạo. Sản phẩm xuất khẩu phần lớn là các sản phẩm mạch nha. Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân 7%-8%/năm là điều kiện thuận lợi để Bibica mở rộng và phát triển thị trường.

Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo giai đoạn 2008-2012 ước tính đạt khoảng 114,71%, cao hơn các thị trường khác trong khu vực.

Công ty đầu tư ngày càng nhiều hơn vào nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc… Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Phương châm kinh doanh của Bibica là mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao cơng nghệ; có khả năng tư vấn, định hướng chiến lược, tư vấn quản trị điều hành, tư vấn quản trị tài chính, tư vấn các cơ hội, các dự án đầu tư mới ; Tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: Thực phẩm bổ sung vi chất và thực phẩm chức năng trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica, cụ thể doanh thu nhóm sản phẩm dinh dưỡng đưa mức tăng trưởng lên 150%.

- Củng cố và phát triển thị phần:

+ Thị phần nội địa BBC: mỗi năm cần phải tăng 3 - 5% thị phần bánh kẹo so với năm trước.

+ Mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối, phát triển thị trường tới những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, cùng hợp tác cùng phát triển với các nhà cung ứng, nhà phân phối, đại lý.

- Phát triển thị trường xuất khẩu:

Thị trường: Philippines, Bangladesh, Cambodia, Taiwan, Japan, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Thailand, Reunion, Laos, các nước Trung Đông, Châu Phi doanh số xuất khẩu: 1,5 triệu USD.

* Mạng lưới phân phối:

Hiện tại hệ thống phân phối của Bibica trải rộng khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc thông qua các kênh phân phối sau: kênh bán hàng truyền thống, kênh bán hàng hiện đại và xuất khẩu. Khoảng 80% doanh thu của Bibica được thực hiện qua kênh bán hàng truyền thống, 15% thông qua kênh bán hàng hiện đại và cịn lại thơng qua xuất khẩu. Mơ hình kinh doanh của cơng ty khá giống với Kinh Đô và một số công ty lớn khác tại thị trường bánh kẹo Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ Bibica phụ thuộc nhiều hơn vào kênh bán hàng hiện đại so với Kinh Đô (kênh bán hàng hiện đại chỉ đem lại từ 3-5% trong tổng doanh thu của Kinh Đô). Hệ thống phân phối truyền thống của Bibica không sâu như của Kinh Đơ và Bibica cũng khơng có hệ thống cửa hàng bánh tươi (bakery).

 Kênh bán lẻ: đây là kênh phân phối chủ yếu của Công ty hiện nay. Công ty hiện nay có trên 91 đại lý/nhà phân phối và trên 50.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.

 Kênh các siêu thị, metro, nhà sách: đây là kênh bán hàng quan trọng trong thời gian hiện nay và trong thời gian tới.

 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Cơng ty hiện nay có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Đồng Nai, TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

 Chào hàng trực tiếp: đội bán hàng trực tiếp sẽ chào hàng vào các tổ chức hành chánh sự nghiệp, các cơng ty, xí nghiệp, các văn phịng đại diện cho vào các ngày lễ tết như trung thu, lễ thiếu nhi, Tết Nguyên đán, v.v…

 Kênh xuất khẩu: xuất khẩu cũng là một kênh quan trọng, hiện nay hàng hóa của Công ty đã xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, v.v…

2.1.4. Kết quả kinh doanh của Bibica : (2009-2011):

Tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn từ 2009 – 2011, Bibica đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 26,4%/năm. Trong năm 2011, Bibica đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu là 27,3% và tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế là 11%.

Doanh thu của Bibica liên tục tăng trưởng mạnh từ năm 2009 đến nay là do công ty đã liên tục cơ cấu lại các sản phẩm, mở rộng năng lực sản xuất, phát triển hệ thống phân phối với các điểm bán lẻ. Đồng thời, khả năng bán hàng và thương hiệu cũng liên tục được nâng cao với sự hỗ trợ của Lotte (từ năm 2008), là cổ đồng chiến lược của công ty và cũng là một công ty bánh kẹo nổi tiếng của Hàn Quốc.

Thị phần của Bibica: Bibica hiện chiếm khoảng 7% thị phần bánh kẹo Việt Nam (tính theo doanh thu). Xét theo từng dịng sản phẩm, sản phẩm bánh bơng lan Hura của Bibica hiện chiếm tới 30% thị phần bánh bông lan; các sản phẩm bánh quy chiếm thị phần khoảng 20%. Thị phần bánh quy của Kinh Đô (công ty lớn nhất trong ngành) khoảng 45%.

Hầu hết các sản phẩm của Bibica được phân phối thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ. Trong những năm vừa qua, Bibica đã tập trung phát triển hệ thống phân phối và hiện công ty đã đạt được 61.000 cửa hàng bán lẻ. Dự kiến, năm 2012, Bibica sẽ tiếp tục nâng số lượng cửa hàng bán lẻ của mình lên 75.000 điểm bán lẻ và năm 2013 sẽ nâng lên 90.000 cửa hàng.

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Bibica năm 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) 10/09 11/10 BQ 1.Doanh thu bán hàng 631.961,9 792.664,2 1.009.368,2 125,4 127,3 126,4 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 5.007,8 4.828,1 9.059,9 96,4 187,6 134,5 3.Doanh thu thuần về

bán hàng 626.954,2 787.836,2 1.000.308,4 125,7 127,0 126,3 4. Giá vốn hàng bán 441.049,1 578.217,5 709.972,8 131,1 122,8 126,9 5. Lãi gộp 185.905,1 209.618,7 290.335,6 112,8 138,5 125,0 6. Chi phí bán hàng 109.305,7 139.920,7 188.970,0 128,0 135,1 131,5 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 32.797,6 35.004,0 49.105,8 106,7 140,3 122,4 8. Doanh thu hoạt động

tài chính 26.955,6 13.707,4 14.809,2 50,9 108,0 74,1 9. Chi phí tài chính 7.279,6 9.357,2 13.463,6 128,5 143,9 136,0

Trong đó: Chi phí lãi

vay 1.804,1 5.151,6 6.728,0 285,5 130,6 193,1

10. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 63.478,2 39.044,2 53.605,4 61,5 137,3 91,9 11. Thu nhập khác 3.340,5 7.153,8 5.623,2 214,2 78,6 129,7 12. Chi phí khác 2.517,7 1.072,9 3.899,5 42,6 363,5 124,5 13. Lợi nhuân khác 822,8 6.080,9 1.723,7 739,0 28,3 144,7 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 64.301,1 45.125,1 55.329,1 70,2 122,6 92,8 15. Thuế thu nhập D.N 7.008,5 3.346,8 8.959,8 47,8 267,7 113,1 16. Lợi nhuận sau thuế 57.292,5 41.778,2 46.369,3 72,9 111,0 90,0 17. Lãi cơ bản trên cổ

phiếu 0,004 0,003 0,003 75,0 100,0 86,6

Hỗ trợ từ vốn và cơng nghệ từ đối tác chiến lược nước ngồi. Sự hợp tác với Lotte, một trong những công ty bánh kẹo hàng đầu của Hàn Quốc đã hỗ trợ cho Bibica về công nghệ, vốn để mở rộng năng lực sản xuất, phát triển thêm sản phẩm mới, cũng như củng cố thương hiệu tốt hơn. Lotte hiện đang nắm giữ gần 39% cổ phần của Bibica. Sự hợp tác của Lotte và Bibica hiện đã tạo ra sản phẩm Lottepie, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm bánh Chocopie của Orion. Hiện nay, Lotte đã giúp BBC thực hiện xây dựng nhà máy bánh kẹo Bibica Miền Đồng giai đoạn 2 (Bình Dương) và Bibica Miền Bắc (Hưng Yên), góp phần giúp Bibica mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất.

Bảng 2.2: Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm của Bibica năm 2009-2011

Nhóm sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Sản lƣợng (kg) Tỉ trọng (%) Sản lƣợng (kg) Tỉ trọng (%) Sản lƣợng (kg) Tỉ trọng (%) Bánh các loại 7.305.627 51,9 8.080.884 52,8 8.602.067 55,8 Kẹo các loại 5.235.125 37,2 5.255.029 34,3 5.232.617 33,9 Nha các loại 966.007 6,9 1.430.215 9,3 962.130 6,2 Sản phẩm dinh dưỡng 534.066 3,8 504.496 3,3 571.407 3,7 Socola 35.060 0,2 29.751 0,3 48.311 0,4 Cộng 14.075.885 100 15.300.375 100 15.416.532 100

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên Bibica năm 2009,2010 và 2011

Nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy nhóm bánh có sản lượng tiêu thụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nhóm sản phẩm của Bibica. Sản lượng bánh tiêu thụ tăng đều qua các năm. Chiếm vị trí cao thứ hai về tỉ trọng tiêu thụ đó là nhóm hàng kẹo với sản lượng tiêu thụ tương đối ổn định qua các năm và có khuynh hướng đang tăng dần. Hai nhóm hàng này cũng được xem như là mặt hàng chủ lực của cơng ty. Nhóm sản phẩm dinh dưỡng và

khăn, người dân có khuynh hướng thắt chặt chi tiêu mà Bibica đạt được sản lượng tiêu thụ như vậy cũng là điều đáng mừng. Để đạt được những điều đó là do cơng ty đã nổ lực đa dạng hóa, cải tiến sản phẩm, đầu tư công nghệ mới cho sản phẩm của mình để kịp thời đáp ứng đước nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Bibica

2.2.1. Đánh giá các yếu tố vĩ mô

a. Mơi trường chính trị, pháp lý:

Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực đến việc tạo lập và triển khai chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có Bibica.

Trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế… để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam.

Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể nói, bánh kẹo là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đều sử dụng nhiều lao động và các loại nguyên vật liệu do trong nước sản xuất như đường, sữa, trứng… Vì vậy, Ngành được nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị…

Những ràng buộc pháp lý đối với ngành bánh kẹo chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đây cũng là những chiến lược được

Cơng ty CP Bánh kẹo Biên Hịa (Bibica) rất chú trọng và xem là chiến lược lâu dài của cơng ty. Vì vậy, xét hồn cảnh mơi trường pháp lý và tình hình thực tế của cơng ty thì rủi ro pháp lý ít có ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty.

b. Môi trường kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì các nhu cầu nâng cao dinh dưỡng, nhu cầu biếu tặng các loại thực phẩm cao cấp, trong đó bánh kẹo cũng tăng. Những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, khoảng 5,5 - 6%. Mục tiêu sang năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6 – 6,5%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại. Tình hình lạm phát tăng cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu, sản lượng bánh kẹo tiêu thụ trên thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo biên hòa (BIBICA) đến năm 2015 (Trang 36)