Giải pháp marketing mix

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo biên hòa (BIBICA) đến năm 2015 (Trang 68)

1.1 .4Tầm quan trọng của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sp

3.2 Một số giải pháp marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.2.2. Giải pháp marketing mix

3.2.2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm:

a. Đối với các sản phẩm chính của Cơng ty:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật mới, tổ chức các cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi phân xưởng cũng như tồn cơng ty, tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, thi tay nghề… để công nhân tự phấn đấu học hỏi, nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm.

- Đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật bằng cách cải tạo những dây chuyền sản xuất lạc hậu, nâng cấp hiện đại hóa thiết bị… nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm của

Để mở rộng thị trường, tăng thị phần cơng ty khơng thể chỉ hài lịng với chất lượng hiện có mà cần tìm tịi những nguồn nguyên liệu sản xuất tiên tiến hơn, phù hợp với sở thích, sức khỏe và đang được người tiêu dùng chuộng dùng. Có như thế, khách hang mới ln tin tưởng và trung thành với các sản phẩm của công ty.

b. Đa dạng hóa sản phẩm:

Việc nghiên cứu tìm tịi tăng thêm chủng loại hàng hố nhằm tạo ra sự phù hợp hơn đối với các nhóm đối tượng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng và phát triển thị trường. Đồng thời, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm góp phần làm cho nguồn sản phẩm thay thế các sản phẩm lỗi thời trở nên dồi dào hơn, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm rộng hơn. Đa dạng hố sản phẩm khơng cần đầu tư nhiều vốn cho khâu kỹ thuật. Trên dây chuyền sản xuất sẵn có, Cơng ty có thể nghiên cứu thêm những sản phẩm mới chỉ ở nguyên liệu: màu, mùi hương liệu, thành phẩm chất... dưới hình thức là chuyển loại.

Hiện tại, Cơng ty có thể đa dạng hóa các sản phẩm bánh dựa trên ưu thế sẵn có về loại sản phẩm này. Tuy nhiên, với các dây chuyền sản xuất sản xuất kẹo cần tận dụng triệt để năng suất của máy móc thiết bị hiện có. Với dây chuyền sản xuất kẹo dẻo tại Nhà máy Bibica Biên Hịa tăng từ 30 đến 45 tấn/tháng giúp cơng ty tăng năng suất và tần suất để có thể sản xuất ra nhiều chủng loại kẹo khác nữa, Công ty có thể nghiên cứu và cho sản xuất thêm các loại kẹo khác, đồng thời hình dáng và kích thước của khn có thể thay đổi cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Với bánh kem tươi, Cơng ty có thể cho ra đời những chủng loại kem tươi với hương vị khác nhau khi công ty đầu tư thiết bị tạo khí Nitơ cho dây chuyền Swissroll tại nhà máy Bibica Biên Hịa. Cơng ty có thể nhập các loại hương liệu tinh dầu quý hiếm, hương vị hấp dẫn để sản xuất các loại bánh kem tươi hương vị mới phục vụ cho đoạn thị trường có thu nhập cao và có đủ khả năng cạnh tranh với hàng ngoại.

Bên cạnh đa dạng hố chủng loại cịn có đa dạng hố khối lượng đóng gói. Cơng ty nên tiến hành với mỗi chủng loại sản phẩm với nhiều loại bao gói khối lượng khác nhau:

Với các loại có trọng lượng: 100gr, 150gr, 175gr, 400 gr, 500gr để tạo sự thuận tiện trong mua bán của khách hàng giúp tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty.

Công ty nên kết hợp đa dạng hố với chun mơn hố sản phẩm. Trong phương án sản xuất nên có sự lựa chọn nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm của riêng mình, tạo thế độc quyền và bán độc quyền. Không nên và không cần thiết phải chạy theo những sản phẩm giống đối thủ cạnh tranh, nhất là những sản phẩm đang là thế mạnh của họ. Khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm Cơng ty nên xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm tối ưu. Sản phẩm có mức lãi cao phải chiếm tỷ trọng lớn.

Để chuẩn bị tốt công tác tung sản phẩm mới ra thị trường, Bibica cần nghiên cứu kỹ các câu hỏi sau:

+ Những rủi ro chủ yếu trong việc phát triển sản phẩm mới?

+ Những cơ cấu tổ chức nào được sử dụng để quản lý việc phát triển sản phẩm mới?

+ Làm thế nào để quản trị tốt hơn những giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới?

+ Sau khi tung sản phẩm ra thị trường thì những yếu tố nào sẽ tác động đến tốc độ chấp nhận của người tiêu dùng và phổ biến sản phẩm mới?

c. Bao bì:

Bao bì là yếu tố quan trọng gắn liền với chất lượng sản phẩm. Một bao bì tốt và đẹp mắt sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác bao bì sản phẩm chính là một người bán hàng thầm lặng.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã của Công ty, Công ty cần thực hiện một số biện pháp như sau:

* Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế:

Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quy định chất lượng sản phẩm. Những thông số kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản

mỗi sản phẩm. Chất lượng ở khâu thiết kế thường là chất lượng mang tính kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, ở khâu thiết kế Cơng ty cần chun mơn hố những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm để chất lượng ở lĩnh vực này càng phản ánh chất lượng với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Để các thơng số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thích hợp với khả năng của Cơng ty,đảm bảo tính cạnh tranh, tối thiểu hố chi phí.

Đối với Cơng ty, công tác thiết kế sản phẩm mới càng trở nên quan trọng. Các công thức pha trộn vật liệu, thiết kế mẫu mã, kích thước hình dáng sản phẩm cũng như bao gói cần phải được nghiên cứu cẩn thận và chi tiết. Trong đó, cơng tác nghiên cứu các đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng, đặc điểm tâm lý và thị hiếu của thị trường là hết sức cần thiết.

Thiết kế các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đưa ra các thông số rõ ràng để các phân xưởng dễ dàng thực hiện, đồng thời thuận tiện trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất dựa trên các thơng số đó.

Với những sản phẩm truyền thống mặc dù các loại sản phẩm này đã có thị trường nhưng cơng tác thiết kế lại các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần được hoàn thiện hơn nữa để gây ấn tượng hơn đối với khách hàng. Ví dụ như: Bánh Hura cần được thiết kế lại có kích thước nhỏ hơn, mỏng hơn. Cần làm thêm hàm lượng chất béo và hương liệu để bánh có vị đậm hơn, hấp dẫn hơn với thị trường miền Nam. Đối với bánh Trung thu và một số bánh khác được sản xuất trên dây chuyền Hàn Quốc cần được tăng thêm độ bóng của mặt bánh, độ giòn của bánh cần được bảo vệ lâu hơn, giảm độ hút ẩm bằng cách tăng hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng chất lipít (chất béo) ở cơng đoạn pha trộn ngun vật liệu, tăng hàm lượng tinh dầu để chống lại sự dính bánh ở khn... Đối với sản phẩm kẹo mềm dù bao gói đẹp và hấp dẫn có thẩm mỹ nhưng hình dáng viên kẹo lại khơng đẹp chút nào. Để viên kẹo sản xuất ra vng hơn, có góc cạnh thì Cơng ty nên thiết kế hệ thống thiết bị làm nguội nhanh viên kẹo sau công đoạn cắt. Bên cạnh đó trọng lượng của sản phẩm bánh kẹo cần thiết kế cho phù hợp với khả năng bán lẻ, thuận tiện cho tiêu dùng. Hiện

nay, 1 thùng kẹo được thiết kế ở mức 9kg; 9,5kg; 12kg là không phù hợp, cần giảm trọng lượng thùng kẹo xuống loại 4,5kg; 5kg để dễ dàng trong bán lẻ, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

* Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng:

Mục tiêu nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại chất lượng, thời gian, địa điểm và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí tối ưu nhất. Để thực hiện được yêu cầu trong khâu cung ứng, Công ty cần chú trọng đến những nội dung chủ yếu sau:

- Lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những địi hỏi về chất lượng vật tư nguyên liệu.

- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng. - Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh.

- Xác định các phương án giao nhận.

- Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong giải quyết những khiếm khuyết, trục trặc.

Giải quyết tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào là điều kiện cho khâu sản xuất thực hiện đúng các yêu cầu mà khâu thiết kế đã đặt ra.

* Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất:

Trong quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn, quản lý tốt nguyên vật liệu để tránh lãng phí. Cơng tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong các cơng đoạn sản xuất mà có khả năng gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, mục đích là để tránh sự ách tắc trong công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, chậm tiến độ sản xuất, khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hàng hố dẫn đến giảm uy tín của Cơng ty, mất thị trường do bị trống sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, mẫu mã sản phẩm của Cơng ty cổ phần bánh kẹo Biên Hịa (Bibica) so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành: Hải Hà, Hữu Nghị, Kinh Đơ, Hải Châu… cịn rất đơn điệu, thiếu hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng. Vẫn biết rằng, chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, song chúng ta cần hiểu tâm lý người tiêu dùng là ưa hình thức. Nếu như một sản phẩm có hình thức bề ngồi rất hấp dẫn, kích thích tăng tính hiếu kỳ sản phẩm, ta sẽ dùng thử sản phẩm đó ngay mặc dù chưa biết chất lượng sản phẩm đó như thế nào. Khi sử dụng sản phẩm, thấy đảm bảo chất lượng tức là đạt tiêu chuẩn thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và đương nhiên những lần kế tiếp sẽ trở thành khách hàng quen thuộc của Công ty. Do vậy, Cơng ty cần nghiên cứu đặc tính của khách hàng về vấn đề thẩm mỹ để thiết kế những mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

d. Nhãn hiệu hàng hóa:

Nhãn hiệu hàng hóa là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải nghĩ tới khi chuẩn bị đưa một sản phẩm mới ra thị trường. Công ty Bibica phải luôn luôn chú trọng việc xây dựng, khuyếch trương, quảng cáo cho sản phẩm để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. Sản phẩm càng nổi tiếng thì sức tiêu thụ càng nhiều và khả năng thu lời càng lớn. Các nhãn hiệu hàng hóa của Bibica cần chú ý đến các điểm sau:

+ Khơng được có hình dáng, kiểu mẫu giống quốc huy, quốc kỳ + Không giống bất kỳ một huy hiệu của đoàn thể nào

+ Khơng được bắt chước một nhãn hiệu nào đã có trên thị trường

+ Không được sử dụng chân dung hay nhân vật nào khi chưa có sự đồng ý của họ.

+ Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhớ và gây ấn tượng tốt.

Công ty cần phải đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhằm tránh tình trạng nhãn hiệu bị đánh cắp gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và hiệu quả kinh doanh.

Mặc dù sản phẩm của Công ty là sản phẩm tiêu dùng một lần, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng, không cần các hoạt động sửa chữa, lắp đặt, bảo hành... nhưng Công ty cần phải thực hiện một số dịch vụ kèm theo khi bán hàng như: tổ chức tốt đội xe tải nhằm tạo điều kiện giao hàng nhanh chóng, thuận tiện tới các đại lý, cơ quan và cá nhân mua hàng; đồng thời, đội ngũ bán hàng cũng cần hướng dẫn khách hàng cách bảo quản, giữ gìn sản phẩm để họ yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Cơng ty. Khi đó, giá trị sản phẩm và uy tín của cơng ty sẽ được nâng cao hơn, quan hệ khách hàng cũ ngày càng chặt chẽ hơn và có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng mới; giúp cho công ty tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường.

3.2.2.2. Các giải pháp về giá cả

Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sao cho hợp túi tiền của họ. Để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm Cơng ty phải chú trọng cơng tác quản lý giá thành đó là hệ thống cơng tác từ việc hạch tốn giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh hoạt. Để giảm giá thành, Cơng ty có thể sử dụng các biện pháp sau:

a. Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu:

Đối với sản phẩm bánh kẹo thì chi phí ngun vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Với kẹo cứng chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm 72 - 73% giá thành sản phẩm, kẹo mềm chi phí nguyên vật liệu chiếm 70% và bánh có chi phí ngun vật liệu chiếm hơn 65% giá thành sản phẩm. Vì vậy, giảm chi phí về ngun vật liệu có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các biện pháp hạ giá thành. Để giảm được chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm Công ty cần thực hiện tốt các công tác sau:

* Tổ chức tốt công tác thu mua vật liệu:

vật liệu ở nguồn cung ứng nào là kinh tế nhất. Cán bộ thu mua cần tính tốn chi phí vận chuyển hàng về kho, lượng hao hụt... để tổng chi phí cơng tác thu mua là nhỏ nhất.

* Giảm chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu:

Để giảm được chi phí nguyên vật liệu dự trữ ở trong kho, Công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận nguyên vật liệu vào trong kho, bảo quản, cấp phát vật liệu có ở trong kho và thực hiện cơng tác kiểm tra thường xuyên mức dự trữ khối lượng nguyên vật liệu đạt tính tối ưu nhất. Bên cạnh đó Cơng ty cần nâng cấp hệ thống kho tàng để nguyên vật liệu trong kho được bảo quản tốt hơn, thực hiện công tác chống ẩm mốc, bảo quản tốt chất lượng nguyên vật liệu trong kho.

* Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm:

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là căn cứ để phân xưởng quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như các cán bộ kỹ thuật dùng để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, trong thời gian qua hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu ở các phân xưởng vẫn chưa sát với thực tế khi điều kiện ngày càng hoàn thiện hơn. Việc xác định lại, điều chỉnh lại hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất bánh kẹo, Cơng ty cũng tận dụng được loại bánh thứ phẩm, bánh vỡ để sản xuất lương khơ nhưng vẫn cịn những lãng phí khác mà Cơng ty có thể hạn chế được như rơi vãi nguyên vật liệu ra ngoài, hoà đường nấu đường vung vãi tràn ra ngồi gây lãng phí. Để khắc phục tình trạng này nhằm điều chỉnh hệ thống định mức hợp lý hơn, Công ty cần thực hiện được một số việc sau để nâng cao điều kiện sản xuất:

- Trang thiết bị xe đẩy chuyên dùng để hạn chế lãng phí do nguyên vật liệu rơi vãi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo biên hòa (BIBICA) đến năm 2015 (Trang 68)