Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 64 - 68)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ CÂNĐỐ

4.4.2. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

4.4.2.1. Phân tích hồi quy

Bảng 4.15 cho thấy mơ hình hồi quy tổng thể và 5 biến độc lập đều có giá trị Sig F < 5% nên rất có ý nghĩa về mặt thống kê, cho thấy 5 biến độc lập được chuẩn hóa đại diện cho các nhóm yếu tố đều có ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã với mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%.

Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa VIF Hằng số 2,522 0,087 28,986 0,000 1,000

F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế 0,223 0,088 2,544 0,013 1,000

F2-Yếu tố bên ngoài 0,262 0,088 2,993 0,004 1,000

F3-Phân cấp nguồn thu 0,329 0,088 3,763 0,000 1,000

F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã 0,371 0,088 4,237 0,000 1,000

F5-Chính sách khen thưởng, động viên 0,178 0,088 2,033 0,045 1,000

R2 0,6674

Sig F 0,0000

Durbin-Watson 1,9720

R2= 0,6674 = 66,74% có nghĩa là các biến trong mơ hình giải thích 66,74% sự ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã.

Mức độ phù hợp của mơ hình được kiểm định thơng qua kết quả kiểm định F trong phân tích ANOVA cho thấy mức ý nghĩa (Sig.) = 0,00 < 5% nên có thể kết luận rằng mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế.

Các kiểm định VIF của các biến được đưa vào mơ hình đều nhỏ hơn nhiều so với 10, nghĩa là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình.

Sử dụng kiểm định Durbin-Watson để kiểm định hiện tượng tự tương quan với các thông số như sau: hệ số Durbin - Watson của mơ hình là d = 1,972; Quy mô mẫu: n = 90; (k-1) = 5; Mức ý nghĩa: 0,05. Tra bảng thống kê Durbin-Watson có: dL = 1,406; dU = 1,636 => (4 - dL) = 2,594. Do đó, dU < d < (4 - dL) nên ta kết luận: khơng có hiện tượng tự tương quan trong phần dư.

Sử dụng kiểm định Spearman để kiểm tra giữa từng biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa. Các hệ số tương quan hạng Spearman đều có mức ý nghĩa > 0,05 (bảng 4.16) khẳng định phương sai của phần dư khơng thay đổi.

Các nhóm nhân tố tác động trực tiếp đều mang dấu dương (+), phù hợp với kỳ vọng ban đầu về dấu, nghĩa là khi các nhóm nhân tố ảnh hưởng được cải thiện thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Như vậy, qua 5 kiểm định đối với mơ hình hồi quy vừa trình bày ở trên cho thấy mơ hình đưa ra là phù hợp cho việc ước lượng tương quan giữa các các nhóm nhân tố ảnh hưởng với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Năm Căn và tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê, gồm: F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế; F2-Yếu tố bên ngoài; F3-Phân cấp nguồn thu; F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã; F5-Chính sách khen thưởng, động viên.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định phương sai phần dư F1-Tổ chức F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế F2-Yếu tố bên ngoài F3-Phân cấp nguồn thu F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã F5-Chính sách khen thưởng, động viên Spearman's rho F1-Tổ chức quản lý

người nộp thuế Hệ số tương quan 1,000 -,005 ,026 ,037 -,113 Sig. (2 đuôi) - ,961 ,809 ,733 ,290 Số quan sát 90 90 90 90 90 F2-Yếu tố bên ngoài Hệ số tương quan -,005 1,000 -,063 -,010 -,030 Sig. (2 đuôi) ,961 - ,555 ,929 ,776 Số quan sát 90 90 90 90 90 F3-Phân cấp nguồn thu Hệ số tương quan ,026 -,063 1,000 ,022 -,019 Sig. (2 đuôi) ,809 ,555 - ,834 ,862 Số quan sát 90 90 90 90 90 F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã Hệ số tương quan ,037 -,010 ,022 1,000 ,060 Sig. (2 đuôi) ,733 ,929 ,834 - ,572 Số quan sát 90 90 90 90 90 F5-Chính sách khen thưởng, động viên Hệ số tương quan -,113 -,030 -,019 ,060 1,000 Sig. (2 đuôi) ,290 ,776 ,862 ,572 - Số quan sát 90 90 90 90 90

4.4.2.2. Kiểm định giả thuyết

Kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày tại bảng 4.17. Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết đều được ủng hộ ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả kiểm định

Giả thuyết H1: Môi trường bên ngồi càng thuận lợi thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H2: Quản lý người nộp thuế càng tốt thì khả năng

tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 5% Giả thuyết H3: Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã càng

tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H4: Phân cấp ngân sách giữa cấp trên và cấp xã

càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H5: Chính sách động viên, khen thưởng càng tốt

thì thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%

Nguồn: Từ bảng 4.15

Như vậy, kết quả kiểm định đều khẳng định tất cả các giả thuyết đặt ra là phù hợp và đều có tác động cùng chiều với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã. Nghĩa là:

Nếu các yếu tố thuộc “Môi trường bên ngồi” càng thuận lợi thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao;

Nếu các yếu tố thuộc “Quản lý người nộp thuế” càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao;

Nếu “Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã” càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao;

Nếu “Phân cấp ngân sách giữa cấp trên và cấp xã” càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao;

Nếu “Chính sách động viên, khen thưởng” càng tốt thì thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)