Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến khả năng tự cânđối ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 68 - 71)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ CÂNĐỐ

4.4.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến khả năng tự cânđối ngân sách

sách cấp xã

4.4.3.1. Ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố

Từ bảng 4.15 phương trình hồi quy tuyến tính cho mơ hình tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã như sau:

Y = 2,522 + 0,223F1 + 0,262F2 + 0,329F3 + 0,371F4 + 0,178F5 +

Hệ số từ mơ hình hồi quy được chọn thể hiện mức độ ảnh hưởng riêng của từng nhóm yếu tố đến biến động khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã, các nhóm yếu tố từ F1 đến F5 đều mang dấu dương, nghĩa là khi các nhóm nhân tố ảnh hưởng được cải thiện thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng tốt hơn; hệ số của nhóm yếu tố càng cao thì mức độ ảnh hưởng càng mạnh.

Biến F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế có hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là (+) 0,223. Như vậy, yếu tố “Tổ chức quản lý người nộp thuế” có quan hệ cùng chiều với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi người được phỏng vấn đánh giá yếu tố “Tổ chức quản lý người nộp thuế” tăng thêm 1 điểm thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã sẽ tăng thêm 0,223 điểm.

Biến F2-Yếu tố bên ngồi có hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là (+) 0,262. Như vậy, “Yếu tố bên ngoài” với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi người được phỏng vấn đánh giá “Yếu tố bên ngồi” tăng thêm 1 điểm thì thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã sẽ tăng thêm 0,262 điểm.

Biến F3-Phân cấp nguồn thu có hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là (+) 0,329. Như vậy, yếu tố “Phân cấp nguồn thu” có quan hệ cùng chiều với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi người được phỏng vấn đánh giá yếu tố “Phân cấp nguồn thu” tăng thêm 1 điểm thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã sẽ tăng thêm 0,329 điểm.

Biến F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã có hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là (+) 0,371. Như vậy, yếu tố “Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã” có quan hệ cùng chiều với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi người được phỏng vấn đánh giá yếu tố “Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã” tăng thêm 1 điểm thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã sẽ tăng thêm 0,371 điểm.

F5-Chính sách khen thưởng, động viên có hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là (+) 0,178. Như vậy, yếu tố “Chính sách khen thưởng, động viên” có quan hệ cùng chiều với khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi người được phỏng vấn đánh giá yếu tố “Chính sách khen thưởng, động viên” tăng thêm 1 điểm thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã sẽ tăng thêm 0,178 điểm.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm theo 4.18.

Bảng 4.18: Mức độ quan trọng của các biến độc lập

Biến độc lập Giá trị

Beta Tỷ lệ (%)

Thứ tự ảnh hưởng F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế 0,218 16,31 4

F2-Yếu tố bên ngoài 0,257 19,22 3

F3-Phân cấp nguồn thu 0,323 24,16 2

F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã 0,364 27,23 1 F5-Chính sách khen thưởng, động viên 0,175 13,09 5

Tổng 1,337 100,00

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015 và tính tốn của tác giả

Từ kết quả tính tốn cho thấy, biến F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế đóng góp 16,31%, biến F2-Yếu tố bên ngồi đóng góp 19,22%, biến F3-Phân cấp nguồn thu đóng góp 24,16%, biến F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã đóng góp 27,23% và biến F5-Chính sách khen thưởng, động viên đóng góp 13,09% vào việc giải thích sự ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trong mơ hình.

Từ đó có thể thấy mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến biến động khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu là:(1) F4-Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã; (2) F3-Phân cấp nguồn thu; (3) F2-Yếu tố bên ngoài; (4) F1-Tổ chức quản lý người nộp thuế; (5) F5-Chính sách khen thưởng, động viên.

4.4.3.2. Ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm nhân tố

Mức độ quan trọng của các yếu tố trong từng nhóm nhân tố được đánh giá thông qua trọng số (factor loading) của từng yếu tố trong kết quả phân tích nhân tố, trọng số càng lớn thì vai trị của yếu tố trong nhóm càng quan trọng.Từ kết quả phân tích nhân tố (factor analysis) tại bảng 4.14 ta thấy:

Đối với nhóm nhân tố F4 - Quản lý ngân sách của cấp xã thì yếu tố là Sự chủ động của cấp xã trong thu, chi ngân sách có mức độ quan trọng nhất (0,946), cuối cùng là Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách (0,933).

Đối với nhóm nhân tố F3 – Phân cấp nguồn thu thì tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quy định có mức độ quan trọng nhất (0,850), tiếp theo là Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã do Bộ Tài chính quy định (0,795) và cuối cùng là Số lượng các khoản thu phân chia giữa cấp xã và cấp trên (0,759).

Đối với nhóm nhân tố F2 – Yếu tố bên ngồi thì tăng trưởng kinh tế có mức độ quan trọng nhất (0,979), tiếp theo là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (0,966) và cuối cùng là chính sách thuế đa dạng, phù hợp (0,960).

Đối với nhóm nhân tố F1 – Tổ chức quản lý người nộp thuế thì Năng lực cán bộ tài chính cấp xã có mức độ quan trọng nhất (0,949), tiếp theo là Quy trình, thủ tục hành chính thu, nộp thuế (0,915); thứ ba là Sự phối hợp giữa các cơ quan thu, chi ngân sách (0,772); thứ tư là Tổ chức bộ máy thu, nộp thuế (0,712) và cuối cùng là Công tác quản lý đối tượng nộp thuế (0,708).

Đối với nhóm nhân tố F5 – Chính sách động viên, khen thưởng thì Chính sách khai thác, động viên nguồn thu là quan trọng nhất (0,932) và cuối cùng làChính sách khen thưởng thu vượt kế hoạch (0,657).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)