2.1. Những vấn đề cơ bản về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
2.1.2. Các giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Giai đoạn 1945 - 1954
Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nước ta được thành lập. Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm Ngân hàng trung ương, Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố.
Giai đoạn 1955 - 1964
Mạng lưới ngân hàng được mở rộng tới các huyện, quận, thị xã. Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động.
Giai đoạn 1965 – 1975
Ngân hàng Nhà nước đã thành lập các đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ nhận và vận chuyển các khoản viện trợ của bè bạn trên thế giới từ miền Bắc vào miền Nam, phục vụ cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giai đoạn 1976 – 1980
Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để khơi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh. Để thống nhất tiền tệ trên cả nước, ngày 1/4/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền cũ ở cả hai miền.
Giai đoạn 1980 – 1985
Trong thời kỳ này, hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối gặp rất nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chế độ nghiệp vụ, mở ra nhiều hình thức cho vay mới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, hỗ trợ ngành thương nghiệp quốc doanh thu mua nắm nguồn hàng phục vụ đời sống nhân dân và ổn định giá.
Giai đoạn 1986 – 1989
Hệ thống Ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện về mơ hình tổ chức, thể chế pháp lý, cơng nghệ và dịch vụ ngân hàng. Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Giai đoạn 1990 - 1996
Mơ hình ngân hàng một cấp chuyển thành mơ hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng của các TCTD. Từ năm 1991, NHTM cổ phần được phép đi vào hoạt động và các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào thị trường Việt Nam. Cũng trong thời kỳ này, Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng quốc tế (IMF, WB, ADB)
Giai đoạn 1997 – 2007
Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.
Kể từ 01/04/2007, ngoài các hình thức văn phịng đại diện, ngân hàng hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các TCTD nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Điều này đã làm thay đổi đáng kể môi trường kinh doanh của hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Giai đoạn 2008 đến nay
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008 tác động rất tiêu cực đến kinh tế nước ta. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng trưởng năm 2010.
Từ 01/01/2011, Luật mới về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật về các tổ chức tín dụng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, NHNN là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ và hoạt động như một ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất – với NHNN đồng thời kiêm cả chức năng của NHTM và ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng đã trở nên đông đảo. Sự phát triển tập trung vào hai giai đoạn và hai nhóm ngân hàng thập niên 90 là thời đại của các NHTM cổ phần và giai đoạn đầu những năm 2000 đánh dấu thời điểm tham gia của các ngân hàng nước ngoài.
Số lượng các NHTM nhà nước vẫn ổn định, từ bốn NHTM nhà nước được thành lập ban đầu, chỉ có một ngân hàng Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long được thành lập thêm vào năm 1997. Trong khi đó, số lượng các NHTM cổ phần tăng mạnh trong những năm 1990, lên đỉnh điểm với 51 ngân hàng trong năm 1996, nhưng đã giảm dần từ đó xuống còn 38 ngân hàng do các quy định liên quan tới vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất của một loạt các ngân hàng nhỏ và yếu kém.
Hình 2.1: Số lượng các NHTM từ năm 1991-2013
Nguồn: NHNN Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản. Vietinbank tiếp tục là NHTM có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTM cổ phần. Theo sát ngân hàng này là BIDV và Vietcombank. Đối với khối NHTM cổ phần khơng có cổ phần đa số thuộc về Nhà nước, SCB và MB là những đơn vị hàng đầu.
Hình 2.2: Nhóm 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất năm 2013
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM năm 2013)
0 10 20 30 40 50 60 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2014 NHTM 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
Vốn chủ sở hữu, trong đó bao gồm vốn điều lệ, là cơ sở và cũng là điều kiện để một NHTM xác định quy mơ hoạt động của mình. Nói cách khác, quy mơ vốn chủ sở hữu của ngân hàng chi phối quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Do vốn điều lệ chiếm phần lớn trong vốn chủ sở hữu, nên nhìn chung, các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất cũng là những ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhiều nhất.
Hình 2.3: Nhóm 10 NHTM có vốn chủ sở hữu lớn nhất năm 2013
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM năm 2013)