KÍCH THƯỚC HĐQT
THÀNH PHẦN HĐQT
CƠNG TY KIỂM TỐN
SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI
LỢI NHUẬN
QUY MƠ NGÂN HÀNG
SỐ NĂM HOẠT ĐỘNG
TÌNH TRẠNG NIÊM YẾT
CHỈ SỐ CÔNG BỐ TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
Kết luận chương 2:
Trong chương 2, người nghiên cứu đã khái quát cơ sở lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu. Phần cơ sở lý thuyết trình bày các vần đề về hệ thống NHTM Việt Nam, công bố thơng tin nói chung và cơng bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên. Ngoài ra, các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin bao gồm: Lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các bên có liên quan. Dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, chương 2 đã đưa ra mơ hình nghiên cứu với các nhân tố tác động và nhân tố phụ thuộc. Như vậy, mơ hình nghiên cứu được đề xuất với 9 nhân tố tác động là: kích thước hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cơng ty kiểm tốn, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, lợi nhuận, quy mô ngân hàng, số năm hoạt động, tình trạng niêm yết và một nhân tố phụ thuộc là chỉ số công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin trong mơ hình nghiên cứu
3.1.1. Các biến độc lập
Nhân tố “Kích thước hội đồng quản trị”
Theo lý thuyết đại diện, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát tạo ra sự bất cân xứng thơng tin nên có thể mang lại một sự chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu sang các nhà quản lý. Fama and Jensen (1983) giải thích rằng hội đồng quản trị là một trong những cơ chế quan trọng làm hạn chế chi phí đại diện và cho phép sự tồn tại của hầu hết các tập đoàn. Như các tác giả đã phát biểu, hội đồng quản trị có vai trị giám sát và phê chuẩn các quyết định khởi xướng ở cấp quản lý cao nhất.
Có nhiều quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề kích thước hội đồng quản trị. Một số lập luận ủng hộ ý tưởng của việc tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị. Các nghiên cứu này cho rằng kích thước hội đồng quản trị lớn sẽ đa dạng kiến thức và có nhiều khả năng để quản lý các nguồn vốn của công ty (Pfeffer, 1972; Yermack, 1996).
Trong khi đó, quan điểm khác cho rằng kích thước hội đồng quản trị nhỏ sẽ đem lại hoạt động giám sát chất lượng hơn bởi vì khơng có mâu thuẫn trong suy nghĩ hay mục tiêu giữa các thành viên. Lipton and Lorsch (1992) nói rằng kích thước hội đồng quản trị lớn sẽ làm rối loạn chức năng do một số lượng lớn các thành viên dễ dàng bị kiểm soát bởi các nhà quản lý cấp cao và do đó họ khơng thể chỉ trích các chính sách của nhà quản lý hoặc thảo luận về các hoạt động của công ty một cách trung thực.
Mặt khác, một hội đồng quản trị lớn của có thể phản ứng chậm hơn với quyết định trong đó u cầu một hành động tức thì và do nhiều thành viên được bổ sung, hội đồng sẽ mất khả năng quyết định trực tiếp trong hoạt động điều hành của mình. Goodstein et al (1994) chỉ ra rằng kích thước lớn có thể tạo ra tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của hội đổng quản trị. Các thành viên của một hội đồng quản trị lớn có thể có ít động lực để tham gia vào việc ra các quyết định có tính chiến lược.
Một hội đồng quản trị với ít thành viên được dự đốn sẽ hoạt động tốt hơn vì năng động hơn rất dễ dàng để đạt được sự đồng thuận. Cũng trong một hội đồng nhỏ hơn, mỗi thành viên cảm thấy phải nỗ lực nhiều hơn vì họ nhận ra rằng chỉ có một vài người khác giám sát hoạt động của công ty. Jensen (1993) lập luận rằng hội đồng giám sát kém hiệu quả khi kích thước lớn hơn.
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một liên kết tích cực giữa kích thước hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin tự nguyện (Barako et al., 2006). Dựa trên lập luận rằng kích thước bảng nhỏ dẫn đến chất lượng giám sát và công bố thông tin tốt hơn, giả thuyết sau đây được thành lập:
H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa kích thước hội đồng quản trị nhỏ và cơng bố thông tin tự nguyện.
Nhân tố “Thành phần hội đồng quản trị”
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin tự nguyện, nhiều nghiên cứu quan tâm đến quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, số lượng các cuộc họp, v.v… Thành phần hội đồng quản trị có thể là một biến thú vị để xem xét vì nó sẽ phản ánh gián tiếp vai trị của những giám đốc không điều hành.
Dựa trên tiền đề của lý thuyết đại diện, hội đồng quản trị là cần thiết để giám sát và kiểm soát các hành động của ban giám đốc do hành vi cơ hội của họ. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, trong hầu hết các công ty cổ phần, thành viên hội đồng quản trị thường là các cổ đông lớn, hoặc là đại diện các cổ đông lớn của cơng ty và
có tham gia trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp đó sẽ khơng có sự tách biệt rõ nét giữa quản lý và điều hành, hội đồng quản trị sẽ khơng thực hiện được đầy đủ vai trị của mình trong quản trị cơng ty. Các thành viên hội đồng quản trị phải tập trung nhiều hơn vào cơng tác điều hành và ít hoặc thậm chí khơng chú ý tới vai trị định hướng chiến lược và giám sát.
Trong điều kiện nói trên, u cầu phải có thành viên khơng điều hành trong hội đồng quản trị để chuyên trách vào các vấn đề chiến lược và kiểm soát ban giám đốc. Sự hiện diện của giám đốc không điều hành trong hội đồng quản trị rất quan trọng vì họ là người đóng góp các kinh nghiệm của mình cho cơng ty và bảo vệ lợi ích tổng thể của cơng ty đối với hành vi mang tính cơ hội tiềm tàng mà chỉ mang lại lợi ích cho một số ít cổ đơng. Thành phần này sẽ hành động như một ảnh hưởng tích cực đến các thảo luận và quyết định của ban giám đốc.
Beasley (1996) cho thấy rằng các thành viên khơng điều hành đóng một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cơng bố thông tin của một doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác (Chen and Jaggi, 2000; Patelli and Prencipe, 2007; Akhtaruddin et al, 2009) cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy hội đồng quản trị độc lập sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức độ tổng thể công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên tại Hồng Kông, Singapore, Italy, Úc và Malaysia. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:
H2: Có một mối liên hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị với mức độ công bố thông tin tự nguyện.
Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn”
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của một cơng ty. Sự ảnh hưởng có thể giải thích thơng qua một số lý do như sau:
Klein and Leffler (1981) lập luận rằng kiểm tốn viên đến từ các cơng ty kiểm tốn lớn (Ví dụ như các cơng ty kiểm tốn Big4) có danh tiếng cần phải bảo vệ, do đó phải đối mặt với chi phí kiện tụng lớn hơn so với các cơng ty kiểm tốn nhỏ hơn.
Vì những chi phí kiện tụng, các cơng ty kiểm tốn này có khả năng sẽ u cầu các thuyết minh thông tin rõ hơn để cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao hơn nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của mình. Báo cáo kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn lớn do đó thường có độ tin cậy cao hơn.
Theo Dahawy, K (2009), các cơng ty kiểm tốn nhỏ thường có mức độ phụ thuộc kinh tế với khách hàng cao hơn nên sẽ gặp khó khăn trong trường hợp bị mất khách hàng, nhất là khách hàng sử dụng dịch vụ với mức phí cao. Trong khi đó, các cơng ty kiểm tốn lớn, với số lượng khách hàng nhiều thì mức độ phụ thuộc kinh tế vào khách hàng rất thấp. Chính vì vậy, các cơng ty kiểm tốn lớn sẽ duy trì được một sự độc lập nhất định trong q trình ra quyết định kiểm tốn. Do đó, ý kiến của kiểm toán viên sẽ khách quan hơn và đáng tin cậy hơn.
Các công ty công bố nhiều thơng tin tự nguyện có thể sẽ th các cơng ty kiểm tốn lớn như một tín hiệu tới thị trường rằng chính sách cơng bố thơng tin của mình đáng tin cậy hơn bởi các cơng ty kiểm tốn có danh tiếng thường được tin tưởng sẽ đem lại sự tín nhiệm cao đối với thơng tin trên báo cáo tài chính (Kent and Ung, 2003).
Các lập luận trên đều đồng nhất với dự đốn mối quan hệ tích cực giữa các cơng ty kiểm tốn lớn và mức độ công bố thông tin tự nguyện. Giả thuyết đưa ra cho nhân tố này như sau:
H3: Cơng ty kiểm tốn có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của NHTM.
Tại Việt Nam, các cơng ty kiểm tốn có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 là các cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 và các công ty không thuộc Big4. Căn cứ để phân loại 2 nhóm cơng ty kiểm tốn có thể dựa trên doanh thu và số lượng khách hàng. Hình 3.1 và 3.2 thể hiện nhóm 10 cơng ty kiểm tốn có doanh thu và khách hàng lớn nhất năm 2013 tại Việt Nam.