3.1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong mô
3.1.1. Các biến độc lập
Nhân tố “Kích thước hội đồng quản trị”
Theo lý thuyết đại diện, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát tạo ra sự bất cân xứng thơng tin nên có thể mang lại một sự chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu sang các nhà quản lý. Fama and Jensen (1983) giải thích rằng hội đồng quản trị là một trong những cơ chế quan trọng làm hạn chế chi phí đại diện và cho phép sự tồn tại của hầu hết các tập đoàn. Như các tác giả đã phát biểu, hội đồng quản trị có vai trị giám sát và phê chuẩn các quyết định khởi xướng ở cấp quản lý cao nhất.
Có nhiều quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề kích thước hội đồng quản trị. Một số lập luận ủng hộ ý tưởng của việc tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị. Các nghiên cứu này cho rằng kích thước hội đồng quản trị lớn sẽ đa dạng kiến thức và có nhiều khả năng để quản lý các nguồn vốn của công ty (Pfeffer, 1972; Yermack, 1996).
Trong khi đó, quan điểm khác cho rằng kích thước hội đồng quản trị nhỏ sẽ đem lại hoạt động giám sát chất lượng hơn bởi vì khơng có mâu thuẫn trong suy nghĩ hay mục tiêu giữa các thành viên. Lipton and Lorsch (1992) nói rằng kích thước hội đồng quản trị lớn sẽ làm rối loạn chức năng do một số lượng lớn các thành viên dễ dàng bị kiểm soát bởi các nhà quản lý cấp cao và do đó họ khơng thể chỉ trích các chính sách của nhà quản lý hoặc thảo luận về các hoạt động của công ty một cách trung thực.
Mặt khác, một hội đồng quản trị lớn của có thể phản ứng chậm hơn với quyết định trong đó u cầu một hành động tức thì và do nhiều thành viên được bổ sung, hội đồng sẽ mất khả năng quyết định trực tiếp trong hoạt động điều hành của mình. Goodstein et al (1994) chỉ ra rằng kích thước lớn có thể tạo ra tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của hội đổng quản trị. Các thành viên của một hội đồng quản trị lớn có thể có ít động lực để tham gia vào việc ra các quyết định có tính chiến lược.
Một hội đồng quản trị với ít thành viên được dự đốn sẽ hoạt động tốt hơn vì năng động hơn rất dễ dàng để đạt được sự đồng thuận. Cũng trong một hội đồng nhỏ hơn, mỗi thành viên cảm thấy phải nỗ lực nhiều hơn vì họ nhận ra rằng chỉ có một vài người khác giám sát hoạt động của công ty. Jensen (1993) lập luận rằng hội đồng giám sát kém hiệu quả khi kích thước lớn hơn.
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một liên kết tích cực giữa kích thước hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin tự nguyện (Barako et al., 2006). Dựa trên lập luận rằng kích thước bảng nhỏ dẫn đến chất lượng giám sát và công bố thông tin tốt hơn, giả thuyết sau đây được thành lập:
H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa kích thước hội đồng quản trị nhỏ và cơng bố thông tin tự nguyện.
Nhân tố “Thành phần hội đồng quản trị”
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin tự nguyện, nhiều nghiên cứu quan tâm đến quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, số lượng các cuộc họp, v.v… Thành phần hội đồng quản trị có thể là một biến thú vị để xem xét vì nó sẽ phản ánh gián tiếp vai trị của những giám đốc không điều hành.
Dựa trên tiền đề của lý thuyết đại diện, hội đồng quản trị là cần thiết để giám sát và kiểm soát các hành động của ban giám đốc do hành vi cơ hội của họ. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, trong hầu hết các công ty cổ phần, thành viên hội đồng quản trị thường là các cổ đông lớn, hoặc là đại diện các cổ đơng lớn của cơng ty và
có tham gia trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp đó sẽ khơng có sự tách biệt rõ nét giữa quản lý và điều hành, hội đồng quản trị sẽ không thực hiện được đầy đủ vai trị của mình trong quản trị cơng ty. Các thành viên hội đồng quản trị phải tập trung nhiều hơn vào công tác điều hành và ít hoặc thậm chí khơng chú ý tới vai trị định hướng chiến lược và giám sát.
Trong điều kiện nói trên, u cầu phải có thành viên khơng điều hành trong hội đồng quản trị để chuyên trách vào các vấn đề chiến lược và kiểm soát ban giám đốc. Sự hiện diện của giám đốc không điều hành trong hội đồng quản trị rất quan trọng vì họ là người đóng góp các kinh nghiệm của mình cho cơng ty và bảo vệ lợi ích tổng thể của cơng ty đối với hành vi mang tính cơ hội tiềm tàng mà chỉ mang lại lợi ích cho một số ít cổ đơng. Thành phần này sẽ hành động như một ảnh hưởng tích cực đến các thảo luận và quyết định của ban giám đốc.
Beasley (1996) cho thấy rằng các thành viên không điều hành đóng một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cơng bố thông tin của một doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác (Chen and Jaggi, 2000; Patelli and Prencipe, 2007; Akhtaruddin et al, 2009) cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy hội đồng quản trị độc lập sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức độ tổng thể công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên tại Hồng Kông, Singapore, Italy, Úc và Malaysia. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:
H2: Có một mối liên hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị với mức độ công bố thông tin tự nguyện.
Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn”
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng kiểm tốn đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện của một công ty. Sự ảnh hưởng có thể giải thích thơng qua một số lý do như sau:
Klein and Leffler (1981) lập luận rằng kiểm tốn viên đến từ các cơng ty kiểm tốn lớn (Ví dụ như các cơng ty kiểm tốn Big4) có danh tiếng cần phải bảo vệ, do đó phải đối mặt với chi phí kiện tụng lớn hơn so với các cơng ty kiểm tốn nhỏ hơn.
Vì những chi phí kiện tụng, các cơng ty kiểm tốn này có khả năng sẽ u cầu các thuyết minh thông tin rõ hơn để cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao hơn nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của mình. Báo cáo kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn lớn do đó thường có độ tin cậy cao hơn.
Theo Dahawy, K (2009), các cơng ty kiểm tốn nhỏ thường có mức độ phụ thuộc kinh tế với khách hàng cao hơn nên sẽ gặp khó khăn trong trường hợp bị mất khách hàng, nhất là khách hàng sử dụng dịch vụ với mức phí cao. Trong khi đó, các cơng ty kiểm tốn lớn, với số lượng khách hàng nhiều thì mức độ phụ thuộc kinh tế vào khách hàng rất thấp. Chính vì vậy, các cơng ty kiểm tốn lớn sẽ duy trì được một sự độc lập nhất định trong q trình ra quyết định kiểm tốn. Do đó, ý kiến của kiểm tốn viên sẽ khách quan hơn và đáng tin cậy hơn.
Các cơng ty cơng bố nhiều thơng tin tự nguyện có thể sẽ th các cơng ty kiểm toán lớn như một tín hiệu tới thị trường rằng chính sách cơng bố thơng tin của mình đáng tin cậy hơn bởi các cơng ty kiểm tốn có danh tiếng thường được tin tưởng sẽ đem lại sự tín nhiệm cao đối với thơng tin trên báo cáo tài chính (Kent and Ung, 2003).
Các lập luận trên đều đồng nhất với dự đốn mối quan hệ tích cực giữa các cơng ty kiểm tốn lớn và mức độ công bố thông tin tự nguyện. Giả thuyết đưa ra cho nhân tố này như sau:
H3: Cơng ty kiểm tốn có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của NHTM.
Tại Việt Nam, các cơng ty kiểm tốn có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 là các cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 và các công ty không thuộc Big4. Căn cứ để phân loại 2 nhóm cơng ty kiểm tốn có thể dựa trên doanh thu và số lượng khách hàng. Hình 3.1 và 3.2 thể hiện nhóm 10 cơng ty kiểm tốn có doanh thu và khách hàng lớn nhất năm 2013 tại Việt Nam.
Hình 3.1: 10 cơng ty kiểm tốn có doanh thu lớn nhất năm 2013
Nguồn: Sourced VACPA Report 2013
Hình 3.2: 10 cơng ty kiểm tốn có số lượng khách hàng lớn nhất năm 2013
Nguồn: Sourced VACPA Report 2013
0 100 200 300 400 500 600 700 E&Y KPMG DELOITTE PWC AASC A&C DTL AISC ACPA GTV 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 KPMG DELOITTE EY PWC A&C AASC TL-TDK GIA CAT VAE CPA HN
Như vậy, nhóm cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 năm 2013 có doanh thu và số lượng khách hàng lớn nhất là Công ty TNHH KPMG Việt Nam, công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, công ty TNHH Deloitte Việt Nam và công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam.
Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn” được đo lường như một biến định danh. Theo đó, cơng ty kiểm tốn cho NHTM thuộc nhóm Big4 sẽ nhận giá trị 1, và các cơng ty kiểm tốn còn lại nhận giá trị 0.
Nhân tố “Sở hữu nhà nước”
Một số nghiên cứu thực nghiệm về công bố thông tin đã đánh giá ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến mức độ công bố tự nguyện của các công ty.
Makhija and Patton (2004) đã nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước trên mức độ công khai tài chính tự nguyện của các doanh nghiệp Cộng hịa Séc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu nhà nước là một nhân tố quyết định quan trọng đến mức độ công bố thông tin tổng thể.
Lý thuyết đại diện cho thấy rằng nơi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt, chi phí đại diện phát sinh vì mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đơng. Do đó, các nhà quản lý của các công ty với nhiều cổ đông sẽ tự nguyện tiết lộ thêm thông tin như một phương tiện để giảm thiểu xung đột đại diện với các cổ đông của công ty.
Ghomi and Leung (2013) khẳng định rằng một cơng ty có mức độ tập trung quyền sở hữu thấp có số lượng cổ đơng nhiều hơn một cơng ty có mức độ tập trung quyền sở hữu cao. Các NHTM nhà nước được mơ tả là có mức độ tập trung sở hữu cao, vì vậy các nhà quản lý tại các NHTM này có thể khơng có động cơ tiết lộ thêm các thơng tin để đáp ứng nhu cầu của các nhóm cổ đơng (Rouf, 2011).
Ngoài ra, các NHTM thuộc sở hữu nhà nước được tin rằng có xu hướng ít cạnh tranh hơn so với các NHTM thuộc sở hữu tư nhân bởi vì chính phủ thường giảm định hướng lợi nhuận và tập trung vào các mục tiêu liên quan đến lợi ích quốc gia và xã hội. Theo đó, các NHTM tư nhân được kỳ vọng sẽ tiết lộ những thông tin chi tiết hơn trong các báo cáo thường niên của họ so với các NHTM nhà nước.
Tuy nhiên, cũng có lập luận rằng một cơng ty trong đó nhà nước là một cổ đông lớn sẽ tiết lộ những thông tin tự nguyện hơn trong các báo cáo thường niên. Naser et al (2002) đã chỉ ra rằng sự tham gia của nhà nước trong việc sở hữu cổ phần của một cơng ty có thể được xem như là một cơ chế giám sát mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cáo thường niên. Eng and Mark (2003) tìm thấy rằng một công ty với tỷ lệ sử hữu nhà nước đáng kể tại Singapore có mối liên hệ với một xu hướng gia tăng trong công bố thơng tin. Ngồi ra, Ghazali (2007) đã kiểm tra tác động của sở hữu nhà nước đến công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên của các công ty Malaysia. Tác giả đã phát hiện ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa mức độ cơng bố thông tin và quyền sỡ hữu nhà nước.
Nghiên cứu này cố gắng tìm hiểu xem liệu mức độ tổng thể của cơng bố thông tin tự nguyện có mối liên hệ với các NHTM có sở hữu nhà nước hay khơng. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
H4. Có mối liên hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên và sở hữu nhà nước.
Nhân tố “Sở hữu nước ngồi”
Nhìn chung, do các rào cản về khoảng cách địa lý và ngơn ngữ, các cổ đơng nước ngồi thường phải đối mặt với mức độ cao hơn về bất cân xứng thơng tin. Để hoạt động một cách có hiệu quả trong thị trường vốn, các cơng ty có sở hữu nước ngồi sẽ tự nguyện cơng bố nhiều thông tin hơn.
Lý thuyết đại diện lập luận rằng trong một môi trường sở hữu khuếch tán, các công ty có nhiều động cơ để cung cấp thêm các thơng tin tài chính và phi tài chính trong báo cáo năm của họ để giảm chi phí đại diện và bất đối xứng thơng tin.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã báo cáo về một mối quan hệ mạnh mẽ giữa mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của công ty và sở hữu nước ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy các cơng ty có cổ phần nước ngồi cao hơn tiết lộ thông tin tự nguyện nhiều hơn.
Haniffa and Cooke (2002) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa tỷ lệ sở hữu nước ngồi và mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Malaysia. Các tác giả tranh luận rằng có một nhu cầu cao hơn đối với cơng bố thông tin như là phương tiện để giám sát hoạt động của các nhà quản lý bới các chủ sở hữu nước ngoài. Nghiên cứu của Barako et al., (2006) chỉ ra rằng có mối liên hệ đáng kể giữa quyền sở hữu ngồi nước và mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Kenya. Wang et al., (2008) đã khảo sát thực nghiệm các nhân tố quyết định đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết tại Trung Quốc và thấy rằng mức độ công bố thơng tin tự nguyện có quan hệ tích cực với tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Như vậy, theo kết quả của các nghiên cứu trước đây, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngồi có thể tác động đến thực trạng cơng bố thơng tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM. Dựa vào các thảo luận trên, giả thuyết tiếp theo được xây dựng như sau:
H5. Sỡ hữu nước ngồi có quan hệ tích cực với mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên.
Nhân tố “Lợi nhuận”
Nhiều nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ công bố thông tin tự nguyện. (Singhvi and Desai, 1971; McNally et al., 1982; Wallace and Naser 1995; Raffournier, 1995; Inchausti, 1997; Cormier and Magnan, 1999;
Akhtaruddin, 2005; Hossain and Taylor, 2007; Hossain, 2008; Rouf, 2010; Rouf and Harun, 2011). Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện cho ra các kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ công bố thông tin của công ty.
Singhvi and Desai (1971) cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa hai biến. Ngược lại, McNally et al. (1982) đã kiểm tra mối tương quan giữa lợi nhuận của các công ty và mức độ công bố thông tin tự nguyện, việc tìm kiếm khơng cho thấy có liên quan đáng kể. Tương tự như vậy, Wallace and Naser (1995) đã khơng tìm thấy bất kỳ mối quan hệ tích cực giữa mức độ công bố thông tin và lợi nhuận của công ty. Một nghiên cứu thực nghiệm của Akhtaruddin (2005) cho thấy khơng có mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ công bố thông tin. Phát hiện của nghiên cứu của tác giả là đồng nhất với Raffournier (1995) và Inchausti (1997), có kết quả cho thấy rằng lợi nhuận công ty không liên quan đáng kể với mức độ công bố thông tin. Một