STT Nhân tố Ký hiệu Đo lường Dấu dự đốn
01 Kích thước HĐQT BoardSize Số lượng thành viên
HĐQT - 02 Thành phần HĐQT BoardCom Tỷ lệ thành viên không
điều hành trong HĐQT + 03 Cơng ty kiểm tốn Audit Định danh + 04 Sở hữu nhà nước St_Own Tỷ lệ cổ phiếu thuộc sở
hữu nhà nước +/- 05 Sở hữu nước ngoài Fr_Own Tỷ lệ cổ phiếu thuộc sở
hữu nước ngoài + 06 Lợi nhuận ROA ROA + 07 Quy mô Size Logarit của tổng tài sản + 08 Số năm hoạt động Year Số năm hoạt động của
NHTM +
09 Tình trạng niêm yết List Định danh + Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Tính đến tháng 31/12/2014, hệ thống NHTM Việt Nam có tổng cộng 38 NHTM, trong đó 1 NHTM nhà nước và 37 NHTM cổ phần. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM.
Số liệu là các quan sát của tổng cộng 25 NHTM cổ phần đã đăng tải báo cáo thường niên năm 2012-2013 trên website của mình.
3.3. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình hồi quy sau được sử dụng để đo lường tác động của từng biến đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam:
CBTT = 0 + 1BoardSize + 2BoarsCom + 3Audit + 4St_Own + 5Fr_Own + 6ROA + 7Size + 8Year + 9List + Ɛ
Trong đó:
CBTT: Chỉ số cơng bố thơng tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của NHTM BoardSize: Kích thước HĐQT
BoarsCom: Thành phần HĐQT Audit: Cơng ty kiểm tốn St_Own: Sở hữu nhà nước Fr_Own: Sở hữu nước ngoài ROA: Lợi nhuận
Size: Quy mô
Year: Số năm hoạt động List: Tình trạng niêm yết
0: Tham số chặn
Kết luận chương 3:
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyệntrên báo cáo thường niên đã được nhận diện trong Chương 3. Người nghiên cứu cũng đưa ra cách thức đo lường các biến này và phương pháp thu thập thông tin để xác định điểm của biến phụ thuộc “Chỉ số công bố thông tin tự nguyện”. Đồng thời, các giả thuyết nghiên cứu được thiết lập. Bên cạnh đó, mơ hình nghiên cứu đã được xây dựng giúp người đọc có cái nhìn tổng qt về kết quả nghiên cứu sẽ được trình bảy ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM (Câu hỏi nghiên cứu số 1) NHTM (Câu hỏi nghiên cứu số 1)
Để đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM, một danh sách gồm 57 mục điểm đã được thiết lập. Mỗi một mục thơng tin có cơng bố trong báo cáo thường niên sẽ được cho 1 điểm, từ đó tính tốn được điểm công bố thông tin và tỷ lệ giữa công bố thực tế của mỗi NHTM so với điểm tối đa (57 điểm). Mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của mỗi NHTM cho từng năm sẽ được trình bày trong bảng 4.1.
Về tổng quan, công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hai năm 2012-2013 ở mức tương đối thấp, 45.3% và 45.8%.
Bảng 4.1 cho thấy mức độ công bố thông tin tự nguyện cao nhất trong giai đoạn 2012-2013 là 65.8% của ngân hàng Vietcombank, tiếp theo là 63.2% của Eximbank và Sacombank ở vị trí thứ 3 ở mức 62.3%. Cả ba ngân hàng dẫn đầu danh sách công bố thông tin tự nguyện đều là các ngân hàng đã niêm yết. Vietcombank là NHTM có trên 50% sở hữu nhà nước trong khi hai NHTM còn lại là các ngân hàng thuộc khối tư nhân.
Kết quả cũng chỉ ra rằng Saigonbank là ngân hàng có mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện thấp nhất (22.8%), theo sau đó là VIB (28.1%). LienvietPostbank và Seabank cùng xếp ở vị trí thứ 3 với công bố tự nguyện ở mức 30.7%. Các ngân hàng ở vị trí cuối bảng là các NHTM chưa niêm yết và khơng có vốn sở hữu của nhà nước.
Bảng 4.1. Tổng hợp mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM giai đoạn 2012-2013 STT Tên NH Điểm CBTT tự nguyện Mức độ CBTT (%) Điểm CBTT trung bình Mức độ CBTT trung bình (%) 2012 2013 2012 2013 01 ACB* 35 33 61.4 57.9 34 59.6 02 ABBank 26 26 45.6 45.6 26 45.6 03 VietCapital Bank 25 19 43.9 33.3 22 38.6 04 BacABank 19 23 33.3 40.4 21 36.8 05 LienVietPost Bank 26 9 45.6 15.8 17.5 30.7 06 VietinBank* 28 34 49.1 59.7 31 54.4 07 OceanBank 21 20 36.9 35.1 20.5 36 08 BIDV 27 30 47.4 52.6 28.5 50 09 DongABank 32 28 56.1 49.1 30 52.6 10 SeaBank 17 18 29.8 31.6 17.5 30.7 11 MaritimeBank 30 27 52.6 47.4 28.5 50 12 KienLongBank 19 22 33.3 38.6 20.5 36 13 TechcomBank 22 27 38.6 47.4 24.5 43 14 VietcomBank* 38 37 66.7 64.9 37.5 65.8 15 MDB 22 33 38.6 57.9 27.5 48.3 16 OCB 18 19 31.6 33.3 18.5 32.5 17 MB* 31 31 54.4 54.4 31 54.4 18 VIB 19 13 33.3 22.8 16 28.1 19 NCB 22 23 38.6 40.4 22.5 39.5 20 SaigonBank 10 16 17.5 28.1 13 22.8 21 SHB* 32 33 56.1 57.9 32.5 57 22 SacomBank* 33 38 57.9 66.7 35.5 62.3 23 VPBank 31 30 54.4 52.6 30.5 53.5 24 PGBank 27 27 47.4 47.4 27 47.4 25 EximBank* 35 37 61.4 64.9 36 63.2 Tổng cộng 25.8 26.1 45.3 45.8 26 45.5
Ghi chú: * là các NHTM đã niêm yết.
Kết quả về mức độ thấp của công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam (trung bình hai năm 2012-2013 là 45.5%) có thể được giải thích thơng qua một số ngun nhân sau đây:
- Thứ nhất, các NHTM Việt Nam thuộc khối quốc doanh là các ngân hàng lớn có bề dày lịch sử hoạt động và chiếm ưu thế về thị phần khách hàng cũng như chi phối thị trường tài chính tiền tệ suốt một thời gian dài. Dưới ảnh hưởng của cơ chế kinh tế tập trung có sự quản lý của nhà nước, việc cơng bố các thông tin rộng rãi ra công chúng là không cần thiết. Các NHTM tư nhân thành lập sau cũng chịu sự ảnh hưởng này. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các NHTM vẫn cịn tương đối lạ lẫm với quá trình chuẩn bị báo cào thường niên để cung cấp cho một phạm vi rộng các đối tượng sử dụng. Do đó, các ngân hàng có xu hướng tập trung vào các báo cáo bắt buộc hơn là tự nguyện tiết lộ thêm thông tin trong báo cáo thường niên của mình.
- Thứ hai, việc thiếu các quy định hiệu quả và cơ chế thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý có thể đóng góp vào sự thiêu minh bạch thông tin, đặc biệt là công bố tự nguyện. Theo quy định của Bộ Tài chính, khi các doanh nghiệp khơng cung cấp hoặc chậm trễ trong việc nộp báo cáo thường niên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chỉ đơn giản là gửi ra công văn nhắc nhở các công ty niêm yết để cung cấp đầy đủ hơn thông tin cho nhà đầu tư. Hơn nữa, hình phạt cho việc vi phạm quy định công bố thông tin là tương đối thấp. Hiện nay tiền phạt đối với đơn vị cung cấp thơng tin khơng đầy đủ hoặc sai sót chỉ dao động từ năm đến mười triệu đồng (tương đương $250 đến $500 USD). Những khoản tiền phạt này chỉ ở mức tối thiểu và do đó, rất khó có thể là một động lực thực thi pháp đủ mạnh để cải thiện mức độ của một cơng ty cơng bố thơng tin. Do đó, nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam vẫn dường như không quan tâm để cải thiện cơng bố thơng tin của mình.
Để thu thập thêm hiểu biết về mức độ công bố tự nguyện của hệ thống các NHTM tại Việt Nam, bảng 4.2 trình bày sự phân bố về mức độ công bố thông tin tự nguyện.
Bảng 4.2: Sự phân bố mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM trong năm 2012-2013 Mức độ CBTT tự nguyện (%) Số lượng các NHTM 2012 2013 > 50% 9 10 41% - 50% 6 7 31% - 40% 8 5 21% - 30% 1 3 11% - 20% 0 0 < 10% 0 0 Tổng cộng 25 25
Nguồn: Tác giả thiết lập trên dữ liệu thu thập từ báo cáo thường niên các NHTM Có thể nhận thấy từ bảng 4.2 rằng sự phân bố mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM trong hai năm khảo sát là khá tương đồng. Các ngân hàng cơng bố trên mức trung bình chiếm tỷ lệ tương không cao, 9 ngân hàng trong năm 2012 (chiếm 36%) và 10 ngân hàng trong năm 2013 (chiếm 40%). Bên cạnh đó, khơng có ngân hàng nào cơng bố dưới 20%. Chỉ có một số rất ít ngân hàng cơng bố thơng tin tự nguyện ở mức thấp (21% - 30%). Các ngân hàng công bố ở mức 41% - 50% dao động khoảng 30%. Cịn lại là các ngân hàng có mức cơng bố thấp (31% - 40%).
4.2. Phân tích mơ hình hồi quy 4.2.1. Thống kê mơ tả dữ liệu 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu