Các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

2.4.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)

Lý thuyết này xuất hiện trong bối cảnh những năm 1970 với nền tảng là lý thuyết về thông tin bất cân xứng, lần đầu tiên được đề cập đến bởi Akerlof trong

“The Market for ‘Lemons’: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”. Theo

đó, thơng tin bất cân xứng xảy ra khi mà người bán sản phẩm biết nhiều thông tin hơn người mua sản phẩm. Lý thuyết này nêu ra hậu quả tất yếu của thông tin bất cân xứng là việc tạo ra sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.

Lý thuyết tín hiệu về cơ bản liên quan đến việc làm giảm thông tin bất cân xứng giữa hai bên. Năm 1973, Michael Spence, nguyên Hiệu trưởng trường Kinh doanh Stanford, đã viết bài báo “Job-Market Signaling” để nói về việc đánh giá

thông tin các ứng viên thông qua bằng cấp của họ trong tuyển dụng. Hiểu đơn giản, khi mà người tuyển dụng khơng thể biết chính xác năng lực của người ứng tuyển thì bằng cấp đại học là một thơng tin cần thiết. Từ đó, tín hiệu (Signaling) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc bên bán thể hiện những thơng tin có ý nghĩa của mình cho những bên mua nhằm làm giảm đi q trình bất cân xứng thơng tin.

Lý thuyết tín hiệu khẳng định vai trị quan trọng của việc phát tín hiệu trong nhiều thị trường khác nhau. Lý thuyết này giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả cao sử dụng thông tin tài chính để đưa ra tín hiệu cho thị trường, giảm tình trạng bất cân xứng thơng tin, khẳng định doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Do đó, lý thuyết tín hiệu được xem là nền tảng cho nghiên cứu công bố thông tin doanh nghiệp.

2.4.2. Lý thuyết đại diện (Principal – Agent Theory)

Lý thuyết đại diện tập trung vào việc khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện. Lý thuyết đại diện đầu tiên do Ross (1973) đề xuất và sau này được Jensen and Meckling (1976) phát triển thêm.

Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn của công ty và một bên là người quản lý - người đại diện thực hiện các quyết định của công ty. Nhiệm vụ của người quản lý là giám sát và đảm bảo khả năng tồn tại và sinh lời của công ty. Mức lương là yếu tố trói buộc người quản lý vào việc đưa công ty đến thành công. Người sở hữu cung cấp vốn cho công ty hoạt động, phát triển và kỳ vọng sẽ nhận được những mức lợi tức nhất định từ công ty trong tương lai. Người sở hữu là người chịu những ảnh hưởng trực tiếp nhất từ sự thành công hay thất bại của công ty.

Tuy nhiên, khi mục tiêu của các chủ sở hữu và người quản lý không giống nhau, chính sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không ở mức tối ưu. Lý thuyết đại diện khảng định rằng, trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi ích của mình thơng qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, cịn lợi ích của nhà quản lý thường gắn với mức thu nhập nhận được.

Khi đó, sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ dẫn đến chi phí đại diện. Một định nghĩa có thể sử dụng được về khái niệm này do Jensen and Meckling (1976) đưa ra: “Chi phí đại diện bao gồm tổng các chi phí giám sát của

người ủy quyền, chi phí của việc ràng buộc người đại diện nhằm thực hiện các nhiệm vụ tương thích với các mục tiêu hoạt động của người ủy quyền hay thực thể kinh tế, và của các tổn thất cịn lại mà có thể quy cho sự chệch hướng trong các quyết yếu tối ưu được thực hiện bởi người đại diện ngược lại với các quyết định mà lẽ ra đã được người ủy quyền thực hiện nếu như họ có liên quan trực tiếp đến các quyết định”. Như vậy, chi phí đại diện là tổng của chi phí giám sát, chi phí ràng

buộc và mất mát phụ trội.

Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm tốn và các chi phí liên quan đến q trình nhằm hạn chế những hành động sai lệch của người quản lý, làm tổn hại đến người chủ sở hữu như chi phí ký kết hợp đồng bồi hồn, chi phí sa thải đối với người đại diện,…

Chi phí ràng buộc là chi phí thiết lập và giữ vững hệ thống hoạt động đảm bảo rằng người quản lý thực hiện các hành động nhất định theo hợp đồng ủy nhiệm vì mục tiêu lợi nhuận tối đa cho cổ đông hoặc để chắc chắn rằng người chủ sở hữu sẽ được bồi thường nếu người quản lý hành động không theo mục tiêu đã thỏa thuận.

Mất mát phụ trội có thể hiểu là sự mất mát tài sản mà người chủ sở hữu phải gánh chịu do sự bất đồng lợi ích, do người quản lý chỉ nỗ lực trong một phạm vi nhất định.

Để tối thiểu hóa chi phí đại diện, bên cạnh các giải pháp thơng thường là tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ; những ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên ban điều hành với mọi hoạt động của công ty trong các quy định pháp luật, trong điều lệ công ty hay trong hợp đồng đại diện, cịn có giải pháp khác là cung cấp các ưu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của hai bên.

Các hợp đồng đại diện với nhiều điều khoản khuyến khích được tạo ra nhằm mục đích tập trung nỗ lực của người quản lý vào lợi ích của cổ đơng cũng là một cách kiểm sốt chi phí đại diện. Phổ biến nhất là hợp đồng khuyến khích dưới dạng cho phép người quản lý được quyền sở hữu cổ phần và quyền chọn cổ phiếu. Khi đó chi phí đại diện sẽ được tối thiểu hóa do lợi ích của hai bên được cân bằng.

Như vậy, khi doanh nghiệp có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ dẫn đến các mâu thuẫn lợi ích do người quản lý điều hành tài sản của người khác nên không thể hy vọng là họ sẽ thực hiện việc điều hành với một sự chú ý như với tài sản của chính mình. Vì vậy, để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, các chủ sở hữu phải thơng qua q trình giám sát và các báo cáo. Lúc này, công bố thông tin được xem là một công cụ để giảm chi phí đại diện vì làm giảm thơng tin bất cân xứng chủ sở hữu và nhà quản lý.

2.4.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Các bên liên quan (Stakeholder) là từ dùng chung cho những người có cổ phiếu hoặc có lợi ích (người ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng) trong một doanh nghiệp.

Khái niệm các bên liên quan được phát triển bởi Edward R. Freeman, nhà tâm lý học và giáo sư quản trị kinh doanh ở trường Darden thuộc đại học Virginia, vào năm 1984. Các bên liên quan chủ chốt là những người có thể tác động đáng kể hoặc có vai trị quan trọng đối với sự thành cơng của doanh nghiệp. Nhóm các bên liên quan chính bao gồm: Khách hàng, cổ đông, nhà cung cấp, người lao động, cộng đồng địa phương.

Theo lý thuyết này, các quyết định quản trị nên được thiết kế làm hài lòng các bên liên quan và thừa nhận rằng những hành động tiêu cực có thể dẫn đến các phản ứng dữ dội từ các đối tượng này. Do đó, các bên liên quan có nhu cầu tìm hiểu thơng tin công bố của doanh nghiệp để làm rõ hơn tình hình tài chính, vị thế kinh doanh và thậm chí là vấn đề trách nhiệm đối với xã hội. Các thơng tin này thường được doanh nghiệp trình bày cụ thể trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên.

Việc quan tâm đến các bên liên quan giúp cho những nhà quản trị đánh giá được đầy đủ môi trường hoạt động của doanh nghiệp và để cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Khi các bên liên quan càng có quyền chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như có nhiều lợi ích gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì mức độ quan tâm đến các thơng tin cơng bố càng cao. Điều này địi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo việc cơng bố thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu các đối tượng liên quan.

Tóm lại, việc cơng bố thơng tin nhận được sự quan tâm của cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các thơng tin này phục vụ cho q trình ra quyết định được đúng đắn hơn. Do đó, việc xác định các thơng tin cơng bố là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của các đối tượng khác nhau.

2.5. Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Có nhiều quan điểm khác nhau và có tính kế thừa về vấn đề công bố thông tin tự nguyện và các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin. Các nghiên cứu đã thực hiện trước đây của các tác giả đề cập ở chương 1 có cách tiếp cận riêng về công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Tại Việt Nam, mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM phụ thuộc vào chính bản thân các ngân hàng vì mục đích cơ bản của cơng bố thông tin trên báo thường niên là để cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Do đó, các NHTM sẽ chủ động vận dụng các chuẩn mực, hướng dẫn liên quan cũng như cân nhắc lựa chọn công bố thêm các thơng tin mang tính tự nguyện ra cơng chúng.

Với việc xác định đối tượng chính có liên quan đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM, mơ hình nghiên cứu đề nghị được kế thừa các nhân tố trong mơ hình của tác giả Raoudha and Chokri (2013)

“Determinants of voluntary disclosure in Tunisian bank’s reports” (Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo của các Ngân hàng tại Tunisia). Nghiên cứu này xem xét các nhân tố liên quan đến quản trị công ty và

đặc điểm của một ngân hàng để điều tra mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên trong giai đoạn 2000-2011 của một mẫu gồm 10 ngân hàng. Mơ hình nghiên cứu có thể được tóm tắt tại hình 2.4.

Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Raoudha and Chokri

Kích thước HĐQT Thành phần HĐQT

Kích thước

Kiêm nhiệm vị trí của CEO

Sở hữu của cổ đơng thông thường

Cơng ty kiểm tốn

Sở hữu nhà nước

ROA

Sở hữu nước ngoài

Điểm CBTT

Cụ thể, trong phạm vi của bài luận văn, mơ hình nghiên cứu đề nghị được đưa vào 7 nhân tố tác động: (1) Kích thước hội đồng quản trị, (2) Thành phần hội đồng quản trị, (3) Công ty kiểm toán, (4) Sở hữu nhà nước, (5) Sở hữu nước ngoài, (6) Lợi nhuận, (7) Quy mơ ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất thêm 2 biến (8) Số năm hoạt động và (9) Tình trạng niêm yết, là các biến được sử dụng trong các nghiên cứu của các tác giả Hoissain and Reaz (2007), một nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng tại Ấn Độ trong hai năm 2002 và 2003. Hình 2.5 mơ tả nghiên cứu của Hoissain and Reaz (2007).

Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Hoissain and Reaz

Các biến còn lại trong cả hai nghiên cứu được loại ra khỏi mơ hình đề xuất do giới hạn về mặt dữ liệu đã công bố (trong giai đoạn 2012-2013) của các NHTM tại Việt Nam nên không thể thu thập đầy đủ.

Như vậy, mơ hình cuối cùng sẽ bao gồm 9 biến đốc lập. Những nhân tố này để đo lường biến phụ thuộc là chỉ số công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên. Mơ hình nghiên cứu đề xuất được khái qt trong hình 2.6 như sau:

Điểm CBTT Kích thước ngân hàng

Số năm hoạt động

Tình trạng niêm yết

Mơ hình kinh doanh

Thành phần HĐQT

Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

KÍCH THƯỚC HĐQT

THÀNH PHẦN HĐQT

CƠNG TY KIỂM TỐN

SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

SỞ HỮU NƯỚC NGỒI

LỢI NHUẬN

QUY MƠ NGÂN HÀNG

SỐ NĂM HOẠT ĐỘNG

TÌNH TRẠNG NIÊM YẾT

CHỈ SỐ CÔNG BỐ TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Kết luận chương 2:

Trong chương 2, người nghiên cứu đã khái quát cơ sở lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu. Phần cơ sở lý thuyết trình bày các vần đề về hệ thống NHTM Việt Nam, cơng bố thơng tin nói chung và cơng bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên. Ngoài ra, các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin bao gồm: Lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các bên có liên quan. Dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, chương 2 đã đưa ra mơ hình nghiên cứu với các nhân tố tác động và nhân tố phụ thuộc. Như vậy, mơ hình nghiên cứu được đề xuất với 9 nhân tố tác động là: kích thước hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cơng ty kiểm tốn, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngồi, lợi nhuận, quy mơ ngân hàng, số năm hoạt động, tình trạng niêm yết và một nhân tố phụ thuộc là chỉ số công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin trong mơ hình nghiên cứu

3.1.1. Các biến độc lập

Nhân tố “Kích thước hội đồng quản trị”

Theo lý thuyết đại diện, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát tạo ra sự bất cân xứng thơng tin nên có thể mang lại một sự chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu sang các nhà quản lý. Fama and Jensen (1983) giải thích rằng hội đồng quản trị là một trong những cơ chế quan trọng làm hạn chế chi phí đại diện và cho phép sự tồn tại của hầu hết các tập đoàn. Như các tác giả đã phát biểu, hội đồng quản trị có vai trị giám sát và phê chuẩn các quyết định khởi xướng ở cấp quản lý cao nhất.

Có nhiều quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề kích thước hội đồng quản trị. Một số lập luận ủng hộ ý tưởng của việc tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị. Các nghiên cứu này cho rằng kích thước hội đồng quản trị lớn sẽ đa dạng kiến thức và có nhiều khả năng để quản lý các nguồn vốn của công ty (Pfeffer, 1972; Yermack, 1996).

Trong khi đó, quan điểm khác cho rằng kích thước hội đồng quản trị nhỏ sẽ đem lại hoạt động giám sát chất lượng hơn bởi vì khơng có mâu thuẫn trong suy nghĩ hay mục tiêu giữa các thành viên. Lipton and Lorsch (1992) nói rằng kích thước hội đồng quản trị lớn sẽ làm rối loạn chức năng do một số lượng lớn các thành viên dễ dàng bị kiểm soát bởi các nhà quản lý cấp cao và do đó họ khơng thể chỉ trích các chính sách của nhà quản lý hoặc thảo luận về các hoạt động của công ty một cách trung thực.

Mặt khác, một hội đồng quản trị lớn của có thể phản ứng chậm hơn với quyết định trong đó u cầu một hành động tức thì và do nhiều thành viên được bổ sung, hội đồng sẽ mất khả năng quyết định trực tiếp trong hoạt động điều hành của mình. Goodstein et al (1994) chỉ ra rằng kích thước lớn có thể tạo ra tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của hội đổng quản trị. Các thành viên của một hội đồng quản trị lớn có thể có ít động lực để tham gia vào việc ra các quyết định có tính chiến lược.

Một hội đồng quản trị với ít thành viên được dự đốn sẽ hoạt động tốt hơn vì năng động hơn rất dễ dàng để đạt được sự đồng thuận. Cũng trong một hội đồng nhỏ hơn, mỗi thành viên cảm thấy phải nỗ lực nhiều hơn vì họ nhận ra rằng chỉ có một vài người khác giám sát hoạt động của công ty. Jensen (1993) lập luận rằng hội đồng giám sát kém hiệu quả khi kích thước lớn hơn.

Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một liên kết tích cực giữa kích thước hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin tự nguyện (Barako et al., 2006). Dựa trên lập luận rằng kích thước bảng nhỏ dẫn đến chất lượng giám sát và công bố thông tin tốt hơn, giả thuyết sau đây được thành lập:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)