Biến phụ thuộc “Chỉ số công bố thông tin tự nguyện”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 75)

3.1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong mô

3.1.2. Biến phụ thuộc “Chỉ số công bố thông tin tự nguyện”

Marston and Shrives (1991) cho biết sau chuyên đề của Ceft (1961), nhiều nghiên cứu đã đo chất lượng cơng bố thơng tin, nhưng khơng có giải thích cụ thể hoặc hướng dẫn chung cho việc lựa chọn các mục điểm để đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện.

Trong bước đầu tiên, người nghiên cứu thiết lập một danh sách chỉ số công bố thông tin tự nguyện dựa trên danh sách của các nghiên cứu trước. (Singhvi and Desai, 1971; Buzby, 1975; Barrett, 1976; Kahl and Belkaoui, 1981; Chow and Wong-Boren, 1987; Cooke, 1989, 1991; Raffournier, 1995; Inchausti, 1997; Tsamenyi et al., 2007; Hossain, 2008). Sau đó, tất cả các mục của danh sách chỉ số công bố thông tin, nếu tương tự với các mục của mẫu CBTT-02 và các mẫu B 02/TCTD, B 03/TCTD, B 04/TCTD, B 05/TCTD sẽ được loại ra. CBTT-02 là mẫu báo cáo thường niên về việc công bố thơng tin bắt buộc trên thị trường chứng khốn được ban hành kèm Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam. Các mẫu B 02/TCTD, B 03/TCTD, B 04/TCTD, B 05/TCTD là mẫu hệ thống báo cáo tài chính theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2015 của Thống đốc NHNN về ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Do nghiên cứu này tập trung vào thông tin tự nguyện công bố trên báo cáo thường niên của các NHTM nên danh sách chính thức sẽ loại bỏ tất cả các thơng tin mang tính bắt buộc.

Tổng cộng có 57 mục thông tin cuối cùng đã được xác định là có liên quan đến cơng bố tự nguyện của các NHTM tại Việt Nam và được áp dụng cho nghiên cứu.

Các mục chỉ số này được chia làm 7 nhóm thơng tin tự nguyện bao gồm: Nhóm thơng tin chung về NHTM, nhóm thơng tin về ủy ban kiểm tốn, nhóm thơng tin về tài chính, nhóm thơng tin về định hướng tương lai, nhóm thơng tin về người lao động và trách nhiệm xã hội, nhóm thơng tin về chính sách kế tốn và nhóm thông tin về quản trị công ty. Bảng 3.1 trình bảy số lượng các mục cơng bố theo từng nhóm thơng tin tự nguyện. Danh sách chi tiết 57 mục thông tin tự nguyện cơng bố của các NHTM được trình bày trong Phụ lục 2.

Bảng 3.1: Tổng hợp số lượng mục thông tin tự nguyện công bố trong báo cáo thường niên phân theo nhóm

Nhóm thơng tin cơng bố tự nguyện Số mục cơng bố

%

Nhóm thơng tin chung về NHTM 13 22.81 Nhóm thơng tin về ủy ban kiểm toán 4 7.02

Nhóm thơng tin về tài chính 4 7.02 Nhóm thơng tin về định hướng tương lai 5 8.77 Nhóm thơng tin về người lao động và trách nhiệm xã hội 12 21.05 Nhóm thơng tin về chính sách kế tốn 8 14.04 Nhóm thơng tin về quản trị cơng ty 11 19.29

Tổng cộng 57 100

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Để xác định mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên, người nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số công bố thông tin không trọng số. Trong trường hợp này, yếu tố quan tâm chính là có hay không một NHTM công bố một mục thông tin trong báo cáo thường niên. Một mục thông tin được công bố trong báo cáo thường niên sẽ được tính và cho 1 điểm, nếu khơng được công bố sẽ nhận giá trị 0.

Phương pháp này dựa trên giả định rằng mỗi mục thông tin trong danh sách chỉ số công bố tự nguyện được xem là quan trọng như nhau cho tất cả người dùng. Lý do chính cho việc áp phương pháp này trong nghiên cứu là để tránh sự chủ quan vốn có trong việc sử dụng phương pháp chấm điểm có trọng số. Một lý do khác là cách tiếp cận chấm điểm không trọng số đã được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về công bố thông tin trước đây. (Cooke, 1989; Hossain et al, 1995;. Hossain and Reaz, 2007). Hơn nữa, một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu này liên quan đến việc xem xét mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM trong giai đoạn 2012-2013 thay vì tập trung vào tầm quan trọng của các mục thơng tin đối với nhóm người dùng cụ thể.

Như vậy, phương pháp công bố thông tin không trọng số đo chỉ số công bố thông tin tự nguyện (CBTT) của một NHTM là:

CBTT = ∑ni=1di 𝑛

Trong đó:

CBTT: Chỉ số cơng bố thơng tin tự nguyện của NHTM (0≪CBTT≪1) di = 1, nếu một mục được công bố

di = 0, nếu một mục không được công bố

n: là số mục công bố thông tin tự nguyện tối đa (57)

NHTM được khảo sát nếu công bố thông tin phù hợp với danh mục càng nhiều thì chỉ số cơng bố càng cao và ngược lại.

Như vậy, nghiên cứu đã nhận diện 9 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của NHTM. Bảng 3.2 tổng hợp các nhân tố tác động của mơ hình nghiên cứu. Trong đó, có 7 biến được đo lường dựa trên thang đo tỷ lệ là: Kích thước hội đồng quản trị, Thành phần hội đồng quản trị, Sở hữu nhà nước, Sở hữu nước ngồi, Lợi nhuận, Quy mơ ngân hàng, Số năm hoạt động và 2 biến đo lường theo thang đo định danh là: Cơng ty kiểm tốn, Tình trạng niêm yết.

Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố tác động của mơ hình nghiên cứu

STT Nhân tố Ký hiệu Đo lường Dấu dự đốn

01 Kích thước HĐQT BoardSize Số lượng thành viên

HĐQT - 02 Thành phần HĐQT BoardCom Tỷ lệ thành viên không

điều hành trong HĐQT + 03 Cơng ty kiểm tốn Audit Định danh + 04 Sở hữu nhà nước St_Own Tỷ lệ cổ phiếu thuộc sở

hữu nhà nước +/- 05 Sở hữu nước ngoài Fr_Own Tỷ lệ cổ phiếu thuộc sở

hữu nước ngoài + 06 Lợi nhuận ROA ROA + 07 Quy mô Size Logarit của tổng tài sản + 08 Số năm hoạt động Year Số năm hoạt động của

NHTM +

09 Tình trạng niêm yết List Định danh + Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)