Triệu chứng lâm sàng trước điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị ung thư trực tràng di căn xa bằng hóa chất phối hợp với kháng thể đơn dòng (Trang 105 - 107)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BN TRONG NGHIÊN CỨU

4.1.4. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị

- Toàn trng

PS là chỉ số quan trọng, cần thiết phải được đánh giá chính xác trước và trong q trình điều trị để có thể lựa chọn hay điều chỉnh cách thức điều trị, phác đồ hóa chất và liều lượng thuốc cho phù hợp với bệnh nhân.

Trong 52 BN của nghiên cứu này, các bệnh nhân có chỉ số PS tốt, mức 0 chiếm 57,7% và mức PS = 1 chiếm 42,3%. Các bệnh nhân có chỉ số PS lớn hơn khơng nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu. Trong các nghiên cứu về UTTT, nhóm đối tượng nghiên cứu được điều trị hóa chất đều có tỷ lệ BN có chỉ số PS tốt 0-1 chiếm đa số, phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn BN để có khả năng có thể trải qua hóa trị.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương trên nhóm UTĐTT di căn được điều trị bằng phác đồ FOLFOX, tỷ lệ nhóm BN có chỉ số toàn trạng PS 0-1 là 79,4% [67].

Nghiên cứu của Giantonio trên tổng số 286 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ FOLFOX-Avastin có 48,9% bệnh nhân có PS bằng 0; 46,9% bệnh nhân có PS bằng 1, và PS bằng 2 chỉ có 4,2% [6].

97

Nghiên cứu BEAT báo cáo trong nhóm bệnh nhân UTĐTT di căn xa sử dụng phác đồ FOLFOX phối hợp Avastin, 69% bệnh nhân có PS bằng 0; 31% bệnh nhân có PS bằng 1, khơng có bệnh nhân nào PS bằng 2 [83]. A. de Gramont (2000) nghiên cứu trên 210 bệnh nhân UTĐTT giai đoạn muộn điều trịphác đồ FOLFOX cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số PS 0-1 chiếm 89,5%; cịn lại 10,5% bệnh nhân có PS bằng 2 [26].

- Đau bụng:

Đau bụng là triệu chứng khá thường gặp trong UTTT, nhất là khi bệnh ở giai đoạn muộn, đãxâm lấn, di căn. Tuy nhiên cịn tùy thuộc vào vị trí, kích thước tổn thương mà biểu hiện đau khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh cho biết đau bụng gặp ở 22 bệnh nhân (32,8%), nhiều nhất là đau vùng hạ vị (45,5%) sau đólà vùng hạ sườn phải và bụng cao (36,4%) [68].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau bụng gặp ở 9 bệnh nhân (17,3%) với các vị trí khác nhau tùy theo vị trí di căn, tái phát. Đau gặp ở hạ sườn phải, hạ vị, đau tức khắp bụng ... Trong số bệnh nhân có tổn thương di căn gan chỉ có 4 bệnh nhân đau vùng hạ sườn phải. Đa phần bệnh nhân chỉ đau ở mức độ nhẹ và vừa, có 1 bệnh nhân di căn gan đau ở mức độ nặng.

- Các triệu chứng hô hấp:

Ho khan, ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở bệnh nhân đã điều trị ung thư là triệu chứng nghi ngờ cần nghĩ tới bệnh nhân có tổn thương di căn phổi. Trong nghiên cứu này, ho gặp ở 10 bệnh nhân trong số 15 bệnh nhân có di căn phổi. Tương tự, Nguyễn Thu Hương gặp ho ở 4 bệnh nhân trong số 10 bệnh nhân có di căn phổi [67], báo cáo của Nguyễn Thị Kim Anh , số bệnh nhân có ho gặp nhiều hơn với 8 bệnh nhân trong tổng số 10 bệnh nhân di căn phổi [68].

98

- Hạch thượng đòn:

Ung thư trực tràng di căn chủ yếu theo hai đường là đường máu và đường bạch huyết. Di căn theo đường bạch huyết thường gặp di căn hạch vùng, khi di căn đến hạch ngoại vi được tính là di căn xa, tuy nhiên tỷ lệ di căn hạch ngoại vi thường không cao, trong trường hợp di căn hạch ngoại vi, vị trí hay gặp là hạch thượng địn, đặc biệt là hạch thượng địn trái, ngồi ra ung thư trực tràng thường cho di căn hạch bẹn.

Theo Trần Thắng, tỷ lệ di căn hạch ngoại vi là 8,8%, trong đó di căn hạch cổ và hạch bẹn có tỷ lệ nhưnhau, cùng chiếm 4,4% [65].

Tỷ lệ di căn hạch ngoại vi trong nghiên cứu của của chúng tôi cũng tương tự trong nghiên cứu của Trần Thắng là 5,8%, trong đó có 3/4 BN di căn đến vị trí hạch thượng địn trái [65], thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương (có 6 bệnh nhân, 17,7% di căn hạch thượng địn, khơng có di căn hạch ngoại vi ở vị trí khác) [67] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh (có 13 bệnh nhân, 19,4% có di căn hạch ngoại vi, trong đó, có 10 bệnh nhân (76,9%) xuất hiện hạch thượng địn trái, có 3 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp di căn hạch bẹn) [68].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị ung thư trực tràng di căn xa bằng hóa chất phối hợp với kháng thể đơn dòng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)