CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
2.3 Mơ hình nghiên cứu
2.3.3.5 Nhóm nhân tố về Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án
Vai trò Chủ đầu tư trong các dự án công tại Việt Nam tương tự như vai trò nhà quản lý dự án trong các nghiên cứu trước. Pinto và Slevin (1989) đã chứng tỏ nhà quản lý
dự án có tầm quan trọng đối với sự thành công của dự án với “các kỹ năng cần thiết không chỉ về mặt kỹ thuật chuyên môn mà cả về khả năng quản trị”.
Trong nghiên cứu của Morris (1990), Lê Hoài Long và cộng sự (2008), Nega (2008), Enshassi và cộng sự (2009), Adam và cộng sự (2014), Love và cộng sự (2015), đã đề cập đến các nhân tố liên quan Chủ đầu tư dẫn đến ra vượt dự tốn trong các dự án xây dựng cơng là: chậm trễ đưa ra quyết định, thiếu sự phối hợp với các Nhà thầu, sửa đổi hợp đồng (thay thế và bổ sung các công việc mới cho dự án và thay đổi thông số kỹ thuật), thay đổi phạm vi, kỹ năng QLDA, nhân viên thiếu kinh nghiệm và trình độ, và các vấn đề tài chính (thanh tốn chậm, khó khăn tài chính, và vấn đề kinh tế).
Larsen (2015) cho rằng sai sót trong xác định nhu cầu, thiếu kiểm tra sơ bộ trước khi đấu thầu cũng là các nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư dẫn đến vượt dự toán trong các dự án cơng. Ngồi ra, hành động trao hợp đồng cho Nhà thầu có giá thấp nhất được Park (2012) đánh giá là có tác động cao nhất dẫn đến vượt dự tốn trong các dự án giao thơng tại các nước Châu Á. Bởi vì dưới sự mở cửa thị trường, các Nhà thầu Châu Á chịu áp lực các Nhà thầu quốc tế dẫn đến tình trạng giảm thiểu chi phí càng nhiều càng tốt đặc biệt trong các dự án có giá trị cao và vấn đề vượt dự tốn là hồn tồn khơng tránh khỏi.
Flyvbjerg và cộng sự (2002), Cantarelli và cộng sự (2012) đồng quan điểm với nhau khi nói rằng khuynh hướng lạc quan trong thẩm định dự án và nói dối là các nhân tố chính dẫn đến vượt dự tốn trầm trọng trong các dự án cơng trong ngành giao thơng.
Bên cạnh đó, Giang Dang và Low Sui Pheng (2013) đã nghiên cứu các nhân tố liên quan đến chủ đâu tư ảnh hưởng đến hoạt động kém trong các dự án lớn ở Việt Nam đó là: thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phát triển cơ sở hạ tầng và thiếu khuôn khổ thu hồi đất hiệu quả. Thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm các biến đại diện: thiếu minh bạch và khả năng cạnh tranh trong quá trình dự thầu, các quan chức liên quan đến trao thầu lạm quyền, khả năng thực thi của các cơ quan quản lý yếu. Các biến này cho thấy rằng thiếu trách nhiệm giải trình có thể được tìm thấy trong tất cả giai đoạn từ lập kế hoạch, trao thầu cho đến thực hiện cơ sở vật chất.
Hậu quả là các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp hiệu quả thấp và tăng tham nhũng quan liêu (Kenny, 2007). Về thu hồi đất, các bằng chứng khảo sát xác định rằng vấn đề này là một trong những rắc rối lớn nhất trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Phương pháp xác định giá trị không rõ ràng và phản ánh giá đất trên thị trường, chính phủ thiếu cơng cụ kiểm soát khi giá đất tăng do thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, và quan liêu trong thiết lập tranh chấp đất đai và các yêu sách cho thấy rằng các hoạt động quản lý đất đai hiện tại có thể dẫn đến rủi ro đáng kể trong q trình thu hồi đất.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các yếu tố đại diện cho nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án bao gồm:
Khả năng ra quyết định;
Phối hợp với các bên tham gia;
Thay đổi phạm vi;
Kỹ năng quản lý dự án;
Khả năng về chuyên môn kỹ thuật;
Khả năng thanh toán;
Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh;
Thẩm định dự án lạc quan;
Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình;
Quan liêu;
Chậm trễ trong thu hồi đất.
Từ đó, mơ hình đề xuất giả thuyết như sau:
H5: Năng lực Chủ đầu tư càng cao thì mức vượt dự tốn càng giảm.