THUỐC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả hai phác đồ kích thích buồng trứng ở những bệnh nhân đáp ứng kém tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 47 - 50)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.8. THUỐC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

Thuốc sử dụng trong nghiên cứu là erlotibib có tên biệt dược là Tarceva. Thuốc được sản xuất bởi công ty Roche (Thụy Sĩ)

Cơng thức hố học của erlotinib hydrochloride salt - C22H23N3O4 hóa trị L

Tên khoa học: N - (3-ethynylphenyl) - 6,7-bis (2-methoxyethoxy) - 4- quinazolinamine.

1.8.1. Cơ chế tác dụng

Erlotinib (OSI-774) là thuốc ức chế các EGFR tyrosin kinase bằng cách chiếm vị trí gắn ATP dẫn tới ức chế mạnh sự phosphoryl hoá nội tế bào của

HER1/EGFR (HER1/EGFR được bộc lộ trên bề mặt của những tế bào bình thường và những tế bào ung thư), vậy mà giúp kiểm sốt q trình tăng trưởng, chết theo chu trình và di căn mạch máu của tế bào. .

1.8.2. Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định: Tarceva được chỉ định điều trị bước 1 cho BN UTPKTBN có xét nghiệm đột biến EGFR dương tính và sau khi thất bại với ít nhất một phác đồ hố trị liệu trước đó.

Chống chỉ định: quá mẫn trầm trọng với erlotinib hoặc với bất kỳ thành phần nào của Tarceva.

1.8.3. Liều lượng và cách dùng

Liều chuẩn: Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo của Tarceva là 150mg, dùng ít nhất một giờ trước hoặc hai giờ sau khi ăn.

Khi cần phải điều chỉnh liều, nên giảm 50 mg mỗi lần.

Suy gan: thận trọng khi dùng Tarceva cho những bệnh nhân bị suy gan. Nên cân nhắc giảm liều hoặc ngừng Tarceva nếu phản ứng ngoại ý nặng xảy ra. Suy thận: Tính an tồn và hiệu quả của Tarceva chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân suy thận.

Dùng cho trẻ em: Tính an tồn và hiệu quả của Tarceva chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm 50-60% giảm phân bố thuốc erlotinib. Liều Tarceva tối đa được dung nạp ở bệnh nhân UTPKTBN còn hút thuốc là 300 mg.

1.8.4. Các tác dụng không mong muốn

Nổi ban (75%) và tiêu chảy (54%) là những tác dụng ngoại ý thường gặp nhất. Các rối loạn da và mô dưới da:

Phát ban rất phổ biến, biểu hiện dưới dạng hồng ban và sẩn mủ mức độ nhẹ hoặc vừa, có thể xảy ra hay nặng lên ở những vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Tăng sắc tố da gặp dưới 1% bệnh nhân. Bóng nước, phồng rộp và

tình trạng tróc da. Thay đổi tóc và móng, hầu hết khơng nghiêm trọng ví dụ như viêm quanh móng và rậm lơng, thay đổi lơng mi/lơng mày và móng tay dễ gãy hoặc dễ tróc nhưng ít gặp.

Các rối loạn đường tiêu hố, gan mật: Ít gặp, tăng ALT, AST, bilirubin ở mức độ nhẹ đến trung bình, thống qua. Các rối loạn về mắt: Loét hoặc thủng giác mạc rất hiếm gặp, viêm giác mạc và viêm kết mạc, mọc lông mi bất thường bao gồm: lông mi mọc vào trong, lông mi mọc nhiều và rậm.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 79 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn muộn, có đột biến gen EGFR, thất bại với ít nhất một phác đồ hố trị trước đó, được điều trị bằng erlotinib đường uống từ 1/2009 đến 10/2015 tại Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và Trung tâm YHHN và điều trị ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả hai phác đồ kích thích buồng trứng ở những bệnh nhân đáp ứng kém tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 47 - 50)