Mẫu nghiên cứu và qui trình thống kê mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (abc – activity basedcosting) của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM (Trang 58)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.2. Mẫu nghiên cứu và qui trình thống kê mẫu

Tổng thể mẫu

Đơn vị phân tích là từng doanh nghiệp do đó tương ứng với mỗi doanh nghiệp sẽ có một đối tượng khảo đại diện trả lời bảng câu hỏi.

Đối tượng khảo sát: đối tượng trả lời bảng khảo sát là Giám đốc doanh nghiệp, Kế tốn trưởng, Kế tốn tổng hợp cơng tác tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM. Để nhằm nâng cao chất lượng mẫu thì các đối tượng khảo sát được lựa chọn phải có trình độ học vấn từ Đại học trở lên.

Kích thước mẫu

Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013) cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu được xác định theo công thức:

 n=6 x m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong bài khảo sát, n là số mẫu cần thu thập.

 n=60+8 x m, trong đó m là số biến độc lập, n là số mẫu cần thu thập. Do một số hạn chế về thời gian và nguồn lực, do đó tác giả sử dụng cơng thức thứ hai để xác định số lượng mẫu. Theo đó, số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu với 6 biến độc lập là 108 mẫu. Tuy nhiên, ở lần khảo sát mẫu đầu tiên (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018 ) tác giả tiến hành gửi 100 mẫu khảo sát nhưng chỉ nhận được 40 mẫu hợp lệ. Do đó, để có đủ số lượng mẫu đạt yêu cầu phục vụ cho nghiên cứu tác giả tiến hành gửi bảng khảo sát đến 300 doanh nghiệp trên địa bàn

TP.HCM.

Kỹ thuật lấy mẫu

Vì hạn chế về mặt thời gian và chi phí thực hiện nên tác giả lấy mẫu theo

phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là một trong các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên ( hay chọn mẫu phi xác suất).

Cách thức thu thập dữ liệu: Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp khảo sát như: khảo sát online thông qua công cụ Google Form, gửi thư điện tử, gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tượng được khảo sát. Mẫu được chọn để tiền hành khảo sát là các khách hàng và nhà cung cấp trên địa bàn TP.HCM của doanh nghiêp nơi

tác giả công tác, các học viên cao học đang theo học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM và thơng qua các hội nhóm kế tốn.

Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018.

Quá trình xử lý dữ liệu

Qua quá trình thu thập dữ liệu tác giả nhận được 237 phản hồi từ 300 mẫu được gửi đi. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được gạn lọc thơng qua các tiêu chí đã đề ra trên bảng khảo sát để phù hợp với đề tài tác giả đang nghiên cứu. Kết quả thu được 122 phản hồi hợp lệ với yêu cầu ( đính kèm Phụ lục 05). Tác giả tiến hành làm sạch, mã hóa dữ liệu, xử lý dữ liệu trên Excel sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu

3.3.3. Phương pháp đo lường và tính tốn dữ liệu

Đề phù hợp với u cầu nghiên cứu của đề tài tác giả tiến hành phần tích số liệu thơng qua các chức năng trên SPSS 20. Các kiểm định và phân tích được tiến hành trong đề tài nghiên cứu gồm:

Phân tích thống kê mơ tả

Phân tích thống kê mơ tả nhằm mục đích mơ tả những đặc tính chung cơ bản của dữ liệu thu thập được. Kết quả đạt được từ kỹ thuật này là đưa ra được các giá trị như: giá trị trung bình, giá trị lơn nhất, nhỏ nhất, và độ lệch chuẩn của các biến quan sát.

Kiểm định chất lượng thang đo

Kiểm định thang đo được tiến hành thông qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến khi đánh giá độ tin cậy của những thang đo nhiều biến, nó được dùng để đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo nhằm đo lường cùng một khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Thang đo được xác định là đạt yêu cầu khi giá trị Cronbach’s

Alpha chung  0.6. Và hệ số tương quan biến tổng >0.3. Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục đích của phân tích nhân tố khám phá (EFA) là đánh giá giá trị của thang đo. Kiểm định và đánh giá lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013) có năm tiêu chí trong phân tích EFA gồm:

- Kiểm định hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): chỉ số dùng để xem xét

sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét sự tương quan giữa các biến quan sát trong một thang đo hay khơng. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mơ

hình EFA là phù hợp. Trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu phần trăm của các biến quan sát.

Phân tích hồi qui tuyến tính

Để phân tích mơ hình hồi qui tuyến tính cần thực hiện các kiểm định sau: - Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi qui: mục đích của

kiểm định nhằm xác định các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không với độ tin cậy 95% . Với Sig ≤ 0.05 là thỏa điều kiện. - Kiểm định tự tương quan – Durbin - Watson: là kiểm định sự tương quan

các phần dư với nhau. Nếu xảy ra hiện tượng tương quan các phần dư thì các ước lượng bình phương nhỏ nhất – OLS vẫn là các ước lượng tuyến tính nhưng ước lượng lúc này khơng cịn tin cậy. Và giá trị nằm trong khoản 1<d<3 là đạt yêu cầu.

- Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình: mục đích cho biết phần trăm

thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Căn cứ này dựa trên chỉ số R2 hiệu chỉnh. Càng tiến về 100% càng tốt.

- Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình – Kiểm định ANOVA: mục đích

của kiểm định này cho biết mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mơ hình. Mức ý nghĩa có độ tin cậy 95% ( Sig ≤0.05) - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Mục đích là kiểm định mối quan hệ

giữa các biến độc lập qua hệ số VIF. Với giá trị VIF < 2.

Trên cơ sở các giả thuyết và các biến đã trình bày tác giả tiến hành xây dựng mơ hình hồi qui dự kiến phản ảnh mối quan hệ giữa ứng dụng hệ thống ABC và các nhân tố tác động đến ứng dụng hệ thống ABC trong DNSXNVV trên địa bàn TP.HCM theo phương trình hồi quy sau:

QD=b0+b1LDUH+b2QTTT+ b3QM+b4TDKT+b5DDSP+b6LTTD+u Trong đó:

b0: hằng số

bi(i=1…6): hệ số các biến độc lập u: Phần dư Residuals

QD: ứng dụng hệ thống ABC của các DNSXNVV. Biến phụ thuộc QD được đo lường bằng một biến quan sát:

- Vận dụng hệ thống ABC sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động LDUH: Sự ủng hộ của ban giám đốc. Nhân tố này thể hiện sự ảnh hưởng của ban giám đốc đến vận dụng hệ thống ABC. Biến LDUH được đo lường bằng ba biến quan sát:

- LDUH1: Giám đốc doanh nghiệp đồng ý triển khai hệ thống ABC

- LDUH3: Giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ giải quyết xung đột giữa các bộ phận

- LDUH4: Giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ thông qua yêu cầu các bộ phận tích cực tham gia

TQTT: Tầm quan trong thơng tin kế tốn chi phí. Biến được đo lường bằng ba biến quan sát:

- TQTT1: Thơng tin chi phí đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin hỗ trợ ra quyết định

- TQTT2: Hệ thống hiện tại không đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ ra quyết định.

- TQTT3: Cần thiết có một hệ thống mới đáp ứng được yêu cầu thông tin để hỗ trợ ra quyết định

QM: Qui mô doanh nghiệp. Biến được đo lường bằng ba biến quan sát sau: - QM1: Doanh thu

- QM2: Số lượng lao động - QM3: Nguồn vốn

TDKT: Trình độ nhân viên kế toán. Biến được đo lường bằng ba biến quan sát sau:

- TDKT1: Các chứng chỉ, bằng cấp quốc tế của nhân viên kế toán. - TDKT2: Trình độ nhân viên kế tốn

- TDKT3: Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kế toán

DDSP: Sự đa dạng sản phẩm. Biến được đo lường bằng ba biến quan sát sau: - DDSP1: Chủng loại sản phẩm

- DDSP2: Kết cấu sản phẩm - DDSP3: Đổi mới sản phẩm

LTTD: Lợi thế tương đối. Biến được đo lường bằng hai biến quan sát sau đây: - LTTD1: Lợi ích từ hệ thống ABC

Kết luận chương III

Chương III với nội dung chính là trình bày về khung nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, giới thiệu mơ hình và thang đo cho bài nghiên cứu. Từ đó đưa ra bảng câu hỏi phục vụ việc khảo sát, thu thập thông tin của các doanh nghiệp để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng hệ thống ABC trong doanh nghiệp. Trên đây tác giả mô tả ngắn gọn về qui trình nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu. Vì thực tế quá trình thu thập dữ liệu tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 20 để kiểm tra tính phù hợp của mơ hình, loại bỏ biến khơng phù hợp với điều kiện. Kết quả của quá trình thực hiện trong chương III sẽ được trình bày chi tiết trong chương kế tiếp.

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng

Từ kết quả nghiên cứu định tính. Thơng qua các kiểm định định lượng, tác giải tiến hành phân tích kết quả định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai.

4.1.1. Kết quả thống kê mô tả

4.1.1.1. Phân tích thống kê mơ tả đặc điểm mẫu

Với 122 mẫu dữ liệu được thu thập tác giả tiến hành phân tích định lượng. Dưới đây là những thống kê tần số và mô tả về đặc điểm của mẫu thu thập được theo chức vụ, năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát và thông tin liên quan đến đơn vị nơi đối tượng công tác như: tỷ lệ qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, thời gian hoạt động :

Đối tượng được khảo sát

Từ kết quả phân tích thống kê mơ tả (Phụ lục 06) tác giả tóm tắc đặc điểm của đối tượng khảo sát và đặc điểm doanh nghiệp theo Bảng 4.1 và Bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.1 Thống kế đặc điểm đối tượng khảo sát

Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Chức vụ Ban giám đốc 22 18% Kế toán trưởng 57 46.7% Kế toán tổng hợp 43 35.2% Kinh nghiệm

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 50 41%

Từ 10 năm đến dưới 20 năm 71 58.2 %

Từ 20 năm trở lên 1 0.8%

Đã triển khai hệ thống ABC 9 7.38%

Hiểu rõ về hệ thống ABC 36 29.5%

Hiểu biết chung về hệ thống ABC 62 50.82%

Hiểu biết ít về hệ thống ABC 15 12.3%

Trình độ

Đại học 122 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu thống kê Theo số liệu thống kê được cho thấy đối tượng khảo sát có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kế tốn. Bên cạnh đó tỷ lệ hiểu biết chung về hệ thống ABC tương đối cao 87.7% trong tổng số mẫu được khảo sát điều này nhằm nâng cao độ tin cậy cho số liệu. Ngoài ra đối tượng khảo sát cịn nắm giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, các vị trí này đảm bảo rằng đối tượng hiểu rõ được đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp. Qua đó, hỗ trợ cho những nhận định của các đối tượng có độ chính xác cao và phù hợp với yêu cầu của thực tế tại doanh nghiệp.

Đặc điểm doanh nghiệp

Bảng 4.2 Thống kê đặc điểm doanh nghiệp

Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%)

Lĩnh vưc hoạt động chính

Doanh nghiệp sản xuất 122 100%

Qui mô doanh nghiệp

Nhỏ 43 35.2%

Vừa 79 64.8%

Thời gian hoạt động

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 26 21.3%

Từ 10 năm đến dưới 20 năm 93 76.2%

Áp dụng hệ thống ABC

Nhỏ 0 0%

Vừa 45 36.88%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu thống kê Từ số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát số lượng doanh nghiệp có qui mơ sản xuất vừa chiếm đa số và tất cả các doanh nghiệp đều có ít nhất 5 năm hoạt động kinh doanh trên thị trường. Điều này đảm bảo rẳng doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng với thị trường và có khả năng tồn tại trên thị trường. Từ đó cho thấy các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phù hợp. Và điều này giúp nâng cao độ tin cậy cho số liệu khảo sát.

4.1.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát

Dựa vào kết quả thống kê mô tả ( Phụ lục 07 ) các biến quan sát ta thấy giá trị trung bình đều cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng là 3. Điều này có nghĩa là có sự đồng ý cao. Trong đó, nhóm các biến quan sát đo lường nhân tố “Sự ủng hộ của lãnh đạo” có giá trị 4.19 và “Sự đa dạng sản phẩm” có giá trị 4.2 cao vượt trội. Điều này cho thấy rằng các đối tượng khảo sát quan tâm đến nhân tố này hơn so với các nhân tố còn lại.

4.1.2. Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo

4.1.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Dưới đây là kết quả phân tích kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ( Phụ lục 08 ). Kết quả được tác giả tống hợp theo Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại 1. Sự ủng hộ của ban giám đốc =0.918, n=4

LDUH2 0.834 0.887

LDUH3 0.836 0.885

LDUH4 0.789 0.906

2. Tầm quan trong thơng tin kế tốn chi phí =0.803, n=3

QTTT1 0.699 0.676 QTTT2 0.623 0.760 QTTT3 0.630 0.752 3. Trình độ nhân viên kế tốn =0.655, n=3 TDKT1 0.475 0.545 TDKT2 0.518 0.488 TDKT3 0.407 0.638 4. Sự đa dạng sản phẩm =0.853, n=3 DDSP1 0.719 0.800 DDSP2 0.730 0.791 DDSP3 0.727 0.791

5. Qui mô doanh nghiệp =0.841, n=3

QM1 0.730 0.759

QM2 0.691 0.793

QM3 0.704 0.784

6. Lợi thế tương đối = 0.858, n=2

LTTD1 0.753 .

LTTD2 0.753 .

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý SPSS 20 - Theo kết quả phân tích từ dữ liệu thực tế của thang đo “ Sự ủng hộ của ban

giám đốc” có hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0.918>0.6 và hệ số tương quan các biến tổng đều có giá trị lần lượt là HTLD1 0.811; HTLD2 0.834; HTLD3 0.836; HTLD4 0.789. đều lớn hơn 0.3. Và giá trị hệ số Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại tại biến quan sát của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ

số Cronbach’s Alpha chung. Do đó, khơng có biến quan sát bị loại ra khỏi mơ hình.

- Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Tầm quan trọng của thơng tin kế tốn chi phí”. Hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0.803>0.6 và hệ số tương quan các biến tổng có giá trị lần lượt QTTT1 0.699, QTTT2 0.623, QTTT3 0.630 đều lớn hơn giới hạn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha chung. Do đó khơng có biến quan sát nào bị loại.

- Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Qui mơ doanh nghiệp” hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0.841>0.6 và hệ số tương quan các biến quan sát tổng có giá trị lần lượt QMDN1 0.730, QMDN2 0.691, QMDN3 0.704 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha chung . Do đó, khơng loại biến quan sát nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (abc – activity basedcosting) của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)