CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Hàm ý chính sách
Tác giả xin đề xuất các hàm ý chính sách dựa trên mức độ tác động của từng nhân tố như sau.
- Sự ủng hộ của ban giám đốc
Để triển khai thành công hệ thống ABC trước tiên nhà quản lý phải hiểu được tầm quan trọng và lợi ích hệ thống ABC mang lại cho doanh nghiệp. Tham gia đưa ra các yêu cầu thơng tin hệ thống cần cung cấp. Vì người sử dụng kết quả từ hệ thống ABC chính là người ra quyết định, hay nói cách khác chính là ban giám đốc của doanh nghiệp. Và để triển khai ABC thành cơng thì cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ ban giám đốc (Brown et al., 2004). Do đó họ cần phải hiểu rõ được tầm quan
trọng của mình. Và có thể làm tốt được vai trị của mình trong quá trình triển khai ABC thì bản thân người lãnh đạo cũng phải có kiến thức sơ bộ về hệ thống ABC để hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai một cạch kịp thời và phù hợp. Hỗ trợ của ban giám đốc thể hiện qua việc hỗ trợ nguồn lực để triển khai thực hiện như tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự…. (Needy et al., 2003). Hay như hỗ trợ giải quyết xung đột giữa các bộ phận trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống (Nguyễn Việt Hưng, 2017)
- Lợi thế tương đối
Đối với các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa thì khi triển khai một hệ thống mới thì điều cần cân nhắc đó chính là chi phí. Tuy nhiên doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa hồn tồn có thể triển khai hệ thống ABC thông qua việc áp dụng các mơ hình ABC đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và mức chi phí triển khai phù hợp không quá lớn so với việc triển khai hệ thống VBC.
Vấn đề là doanh nghiệp cần xác định việc triển khai hệ thống ABC sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Khi qui mơ doanh nghiệp phát triển hệ thống có thể điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thơng tin thơng qua các mơ hình ABC phức tạp và hiện đại hơn. Thay vì lo lắng mức chi phí bỏ ra thì quản lý cần phải hướng đến những lợi ích mà hệ thống ABC mang lại khi triển khai chính là thơng tin chính xác. Thơng tin chính xác hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng. Góp phần cho thành công của doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh. Thêm nữa khi áp dụng hệ thống ABC sẽ nâng cao uy tính của doanh nghiệp.
- Sự đa dạng của sản phẩm
Là yếu tố đóng góp vai trò quan trọng thứ ba trong các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC. Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, sự đa dạng của sản phẩm đóng vai trị quan trọng là do khi sản phẩm trở nên phức tạp, trải qua nhiều cơng đoạn và qui trình, điều này làm cho các chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất tăng lên. Đó lại chính là lý do dẫn đến hệ thống VCB khơng cịn
phù hợp(Kaplan & Atkinson, 1998). Hệ thống ABC sẽ cải thiện được vấn đề trên. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định chính xác các cơng đoạn hình thành nên sản phẩm, cắt bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị cho sản phẩm.
- Trình độ nhân viên kế tốn
Để cải thiện được trình độ viên kế tốn là vấn đề khơng chỉ của doanh nghiệp mà cịn của các tổ chức có liên quan. Trên thực tế hiện nay, hệ thống ABC vẫn còn khá mới và chưa được áp dụng phổ biến. Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp có thể thành lập nhóm triển khai ABC, thuê chuyên gia tư vấn bên ngồi hỗ trợ triển khai đồng thời hướng dẫn nhóm triển khai của doanh nghiệp (Brown et al., 2004). Việc doanh nghiệp vừa tổ chức triển khai vừa đào tạo nhân viên qua việc thực hành thực tế giúp nhân viên dễ năm bắt, thích nghi với hệ thống từ từ. Sau đó, họ có thể tự kiểm sốt và điều chỉnh hệ thống ABC cho phù hợp với nhu cầu của nhà lãnh đạo. Thay vì, nhân viên đến khi vào doanh nghiệp mới được đào tạo về hệ thống ABC thì họ cần phài tự trang bị kiến thức cho bản thân. Và kiến thức này có được từ đâu, đó chính là từ các chương trình đào tạo tại các trường đại học, từ các hiệp hội nghề nghiệp…(Nguyễn Việt Hưng, 2017)
- Qui mô doanh nghiệp
Là yếu tố có mức ảnh hưởng thứ năm trong sáu yếu tố được đưa ra tác động đến vận dụng hệ thống ABC trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. Và hàm ý được đưa ra để khắc phục vấn đề về qui mô doanh nghiệp thông qua đặc điểm của doanh nghiệp, và việc ứng dụng các phương pháp vào trong quá trình triển khai để xác định rõ các hoạt động và các trình điều khiển chi phí dựa trên đặc tính của doanh nghiệp. Đối với qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các hoạt động càng tinh gọn càng hiệu quả (Gunasekaran et al., 1999)
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đây là một trong sáu nhân tố có tác động đến áp dụng hệ thống ABC. Để áp dụng được hệ thống ABC doanh nghiệp trước tiên phải nhận thấy được tầm quan trọng của thơng tin kế tốn chi phí và thơng tin kế tốn chi phí được cung cấp bởi hệ thống ABC là chính xác và kịp thời. Đặc biệt là trong thời kỳ cạnh tranh và áp dụng công nghệ như hiện nay. Thông tin được cập nhật liên tục, thị trường thay đổi hàng ngày. Thì hệ thống VBC đã khơng cịn phù hợp, áp dụng hệ thống ABC là một điều tất yếu (Kaplan & Atkinson, 1998). Các ưu thế của hệ thống ABC thể hiện cụ thể qua việc định giá sản phẩm chính xác, hỗ trợ thơng tin cho nhà quản trị, giúp họ linh hoạt hơn trong việc hoạch định ngân sách, linh hoạt hơn trong điều chỉnh các chính sách, chiến lược. Đồng thời hệ thống ABC giúp doanh nghiệp xác định được hoạt động nào không hiệu quả cần loại bỏ qua đó kiểm sốt tốt chi phí. Tuy nhiên, để làm được các điều trên doanh nghiệp cần phải chú trọng phát triển hệ thống kế tốn quản trị và xây dựng tốt hệ thống cơng nghệ thông tin. Hoạch đinh rõ chiến lược và lập ngân sách một cách rõ ràng, cụ thể. Cần phải biết cách khai thác triệt để thông tin được cung cấp từ hệ thống ABC phục vụ cho mục đích ra quyết định.