Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ (Trang 48 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này

Trong nội dung này, đề tài chủ yếu đề cập đến những lý thuyết cơ bản liên quan: Lý

thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information), Lý thuyết đại diện (Agency

Theory), Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory), Lý thuyết lợi ích xã hội (Public interest Theory).

2.4.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information)

Lý thuyết bất cân xứng thông tin lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Hơn hết, nó đã khẳng định giá trị trong nền kinh tế học hiện đại với sự kiện các nhà khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz – nhóm tác giả cùng nghiên cứu lý thuyết này được vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 2001.

Thông tin không đối xứng hay cịn gọi là thơng tin bất cân xứng là việc các bên liên quan cố ý che đậy thông tin. Đặc biệt, trong những trường hợp nhu cầu thông tin của các bên liên quan là không nhiều và quy mô của đơn vị nhỏ hoặc rất nhỏ, hiện tượng bất cân xứng về thông tin càng thể hiện rõ rệt. Người chiếm ưu thế về thơng tin có thể sẽ cung cấp những thông tin không trung thực cho bên cịn lại. Khi đó, giá cả khơng

phải là giá cân bằng của theo tin hiệu cung cầu của thị trường mà có thể thấp hơn hoặc cao hơn. Hậu quả là, bất cân xứng thơng tin có thể dẫn đến tình trạng thị trường chỉ cịn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ gây ra sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) cho cả hai bên. Ngồi ra, bất cân xứng thơng tin có thể gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) và độc quyền về thông tin (information monopoly). Thông tin bất cân xứng ngày càng trở nên phổ biến khi khả năng tiếp cận thông tin của các bên liên quan cũng như cơ sở hạ tầng thông tin còn yếu kém. Nghiên cứu của Myers và Majluf vào năm 1984 cũng chỉ ra rằng việc bất cân xứng thơng tin có ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định đầu tư và tài trợ trong doanh nghiệp.

Theo lý thuyết bất cân xứng và dựa trên thực tế có thể thấy rằng, so với các nhà đầu tư bên ngoài, nhà quản lý thường có thơng tin đầy đủ hơn về tình hình hoạt động và những triển vọng tương lai của đơn vị đặc biệt trong những đơn vị có quy mơ nhỏ, có ít bên liên quan và cơ sở hạ tầng yếu kém. Do đó, lý thuyết này chính là cơ sở giải thích cho mối quan hệ của nhân tố Áp lực cung cấp thông tin, Quy mô HTX Nơng nghiệp, Cơ

sở hạ tầng kế tốn đến việc thực hiện cơng tác kế tốn trong HTX Nơng nghiệp.

2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu trong nghiên cứu của Freeman (1984). "Các bên liên quan" trong lý thuyết này bao gồm khách hàng, chủ nợ, nhân viên, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tư vấn…Họ là những người quan tâm đến những nguồn lực, chịu tác động trực tiếp hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp thông qua các chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Theo đó, những hoạt động của doanh nghiệp cần điều chỉnh cơng bằng lợi ích của các bên liên quan. Trong trường hợp xung đột lợi ích, nhà quản lý phải có nghĩa vụ giải quyết sự cân bằng tối ưu giữa các nhóm và vẫn đạt mục tiêu chiến lược của đơn vị.

Theo lý thuyết này, các bên liên quan sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của tổ chức. Từ đây, tác giả hình thành ý tưởng về sự tác động của các nhân tố đến việc thực hiện

cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng: Trình độ chun mơn của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán.

2.4.3. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện được phát biểu bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này giải quyết các vấn đề phát sinh do sự khác biệt giữa mục tiêu hoặc mong muốn giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

Chẳng hạn, các cổ đơng ln khuyến khích nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường cũng như lợi nhuận của tổ chức và thực hiện khen thưởng dựa trên con số kế tốn về báo cáo tình hình lợi nhuận. Do đó, nhà quản trị sẽ tìm cách tác động vào BCTC thơng qua vận dụng chế độ kế tốn để đạt mục đích cá nhân của mình. Hoặc, những trường hợp chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát hoạt động đầu tư, kiểm soát việc chia cổ tức, yêu cầu thông tin để giám sát hoạt động....Việc sử dụng các điều khoản hạn chế này đều dựa vào số liệu kế tốn tại đơn vị. Từ đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chế độ kế tốn khi lập BCTC để có lợi nhất khi đơn vị sắp thực hiện các hợp đồng vay.

Tóm lại, khi xuất hiện những nhóm lợi ích khác nhau, cần phải xây dựng cơ chế phù hợp để hạn chế sự phân chia lợi ích giữa các bên liên quan thông qua việc thiết lập các quy định về chế độ đãi ngộ cho nhà quản lý và thiết lập hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa những hành vi bất thường, tư lợi riêng của người quản lý.

Lý thuyết đại diện giải thích về việc thực hiện kế tốn trách nhiệm để đánh giá và kiểm soát các hoạt động của tổ chức (Susan Shapiro, 2005). Hơn hết, trong điều kiện các HTX Nông nghiệp hiện nay, thơng tin kế tốn cần được kiểm tra định kỳ để cung cấp chính xác và đầy đủ, kịp thời là điều thực sự có ý nghĩa đối với các bên có nhu cầu như: nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tài trợ phi chính phủ… Lý thuyết này giúp tác giả xác định thêm một nhân tố Cơng tác kiểm tra kế tốn tác động đến việc thực hiện

kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nơng nghiệp.

2.4.4. Lý thuyết lợi ích xã hội (Public Interest Theory)

Lý thuyết này được đưa ra bởi Arthur Cecil Pigou - nhà kinh tế học người Anh. Lý thuyết đưa ra các đặc trưng của thị trường như cạnh tranh khơng hồn hảo, thơng tin bất đối xứng, ngoại tác,… dẫn đến những thất bại thị trường, ảnh hưởng đến những lợi ích xã hội có thể được điều chỉnh bởi những quy định của chính phủ. Quan điểm này cho rằng chính phủ sẽ xây dựng những chính sách nhằm cải thiện phúc lợi xã hội nói chung và ban hành các quy định đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Lý thuyết này đề cập đến sự can thiệp của chính phủ vào những vấn đề khác nhau, trong đó có kế tốn nhằm bảo đảm lợi ích của các bên liên quan cũng như toàn xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ, tác giả hình thành ý tưởng về sự tác động trực tiếp của Hệ thống văn bản pháp luật, Cơng tác kiểm

tra kế tốn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)