5. Nội dung nghiên cứu
1.4. Mơ hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.4.2. Xây dựng mơ hình
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngƣời ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣ: ROA, ROE, NIM……ROE là hiệu suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu nó thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu nhà đầu tƣ bỏ ra thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu này rất đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm. Cịn dƣới góc độ nhà quản trị thì ROA lại đƣợc quan tâm hơn bởi nó phản ánh một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng,thì lựa chọn chỉ tiêu ROA làm biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu là thích hợp nhất vì ROA là một cơng cụ đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng tốt hơn, nó đo lƣờng đƣợc lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động sử dụng vốn và phản ánh hiệu quả quản lý của ngân hàng đối với việc sử dụng các nguồn lực đầu tƣ để tạo ra lợi nhuận, trong khi ROE chỉ phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ phần.
Các nghiên cứu trên thế giới về những nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng đều sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng. Trong đề tài này, tác giả áp dụng mơ hình đã đƣợc sử dụng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới . Mơ hình nghiên cứu tổng quát nhƣ sau:
ROA = βo+β1*X1+β2*X2+β3*X3+β4*X4+β5*X5+β6*X6+β7*X7+ β8*X8+
Theo đó ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho tổng tài sản ( tính bằng %), logTA là logarit của tổng tài sản, LOAN/TA là dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản ( tính bằng %), TE/TA là vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản (tính bằng %),LLP/TL là dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ (tính bằng %), NII/TA là thu nhập ngồi lãi trên tổng tài sản (tính bằng %), BOPO là tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động(tính bằng %), INF là tỷ lệ lạm phát (tính bằng %), GR là tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính bằng %)
X1: Quy mơ tài sản ngân hàng (Log TA)
Biến logTA đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy logarit tổng tài sản theo cơ số 10. Quy mô tài sản ngân hàng là biến độc lập đƣợc đƣa vào mơ hình nghiên bởi vì theo lý thuyết kinh tế vi mơ một ngân hàng lớn có thể có lợi thế kinh tế nhờ quy mơ do chi phí trung bình thấp hơn và điều này có tác động tích cực lên lợi nhuận ngân hàng, quy mô của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng tăng. Nhƣng nếu quy mô ngân
hàng càng mở rộng hơn nữa thì bất lợi của lợi thế kinh tế về quy mô sẽ xuất hiện, ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề quản lý và giám sát, chi phí hành chính tăng cao. Chính điều này sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu của Sufia và Razali(2008) đã chỉ ra mối tƣơng quan âm giữa quy mô và lợi nhuận. Ngƣợc lại, Alper & Anbar (2011) and Gur, Irshad and Zaman (2011) đã tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mơ ngân hàng và lợi nhuận.Vì vậy, trong đề tài này, kỳ vọng có thể có mối tƣơng quan dƣơng hoặc âm giữa log TA và ROA
X2: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (TL/TA)
Hoạt động của ngân hàng là huy động vốn từ những chủ thể thừa vốn và sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế .Từ những hoạt động này ngân hàng sẽ có đƣợc thu nhập từ lãi vay. Dƣ nợ cho vay càng lớn, thu nhập lãi của ngân hàng càng nhiều và từ đó lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Khi tăng trƣởng tín dụng tăng nhƣng chất lƣợng tín dụng khơng đƣợc kiểm sốt chặt chẽ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khơng đƣợc đảm bảo . Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra làm chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên do phải sử dụng nguồn trích lập dự phịng để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ không thu hồi đƣợc. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Aper và Anbar (2011) đã chỉ ra mối tƣơng quan nghịch giữa dƣ nợ cho vay và lợi nhuận, trong khi Gur, Irshad and Zaman (2011), Sufian (2011) đã công bố kết quả mối tƣơng quan dƣơng giữa dƣ nợ cho vay và lợi nhuận. Trong đề tài này, tơi kỳ vọng có thể có mối tƣơng quan dƣơng hoặc âm giữa TL/TA và ROA.
X3: Quy mô vốn chủ sỡ hữu (TE/TA)
Biến TE/TA đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Biến này thể hiện mức độ an toàn vốn, sự ổn định và lành mạnh của một định chế tài chính. Nó chỉ ra khả năng của một ngân hàng trong việc hạn chế những tổn thất không mong muốn. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có thể giảm đƣợc chi phí vốn, từ đó có thể tăng đƣợc khả năng sinh lời của mình . Hơn thế nữa, với một cấu trúc vốn mạnh, các ngân hàng có thể vƣợt qua đƣợc những cuộc khủng hoảng tài chính,
làm tăng uy tín của ngân hàng. Khi quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng địn bẩy tài chính quá cao, điều này hàm chứa nhiều rủi ro và có thể làm giảm lợi nhuận. Vì sử dụng nợ ln có tính hai mặt, một mặt nó có thể khuyếch đại thu nhập cho chủ sỡ hữu, mặt khác nó có thể làm cho doanh nghiệp đối mặt với rủi ro tài chính, dẫn đến kiệt quệ tài chính có thể dẫn đến phá sản và đẩy thu nhập của chủ sở hữu xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên Ali, Khizer, Akhtar (2011) đã đo lƣờng mối tƣơng quan âm giữa quy mô vốn chủ sỡ hữu và lợi nhuận ngân hàng. Việc tăng vốn chủ sở hữu không đồng thời với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ gây ra tình trạng thặng dƣ thanh khoản, hay nói cách khác là ngân hàng đang có tỷ lệ an tồn vốn quá cao. Điều này sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Các nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011), đã tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa giữa tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản với lợi nhuận ngân hàng. Trong đề tài, kỳ vọng có thể có mối tƣơng quan dƣơng giữa TE/TA và ROA.
X4: Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL)
Rủi ro tín dụng là nguy cơ thâm hụt tài chính do khách hàng không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ thanh tốn. Về cơ bản,rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ những hoạt động của ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng và những hoạt động khác nhƣ:giao dịch,thị trƣờng vốn. Tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một biến để đo lƣờng rủi ro tín dụng . Việc mở rộng các lĩnh vực ngân hàng sẽ có rủi ro cao, làm tăng rủi ro tín dụng và lợi nhuận các ngân hàng thu đƣợc sẽ thấp hơn. Vì vậy, tƣơng quan giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng là tƣơng quan nghịch. Các nghiên cứu của Sufian (2011), và Alper and Ambar (2011) đã kết luận mối tƣơng quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy, trong nghiên cứu này kỳ vọng tìm ra mối tƣơng quan âm giữa LLP/TL và ROA
X5: Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA)
Lợi nhuận ngân hàng có đƣợc từ hai nguồn: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi bao gồm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khốn kinh doanh, mua bán chứng khoản đầu tƣ, góp vốn, mua
cổ phần và các hoạt động kinh doanh khác. Tổng thu nhập ngoài lãi càng tăng thì mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao, nguồn thu nhập của ngân hàng không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động truyền thống.
Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh đoanh dƣợc đo lƣờng bằng tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản. Tỷ số NII/TA càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng tăng. Nghiên cứu của Alper & Anbar (2011) và Sufian (2011) đã công bố kết quả tƣơng quan thuận giữa mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và lợi nhuận. Đề tài này kỳ vọng có mối tƣơng quan dƣơng giữa NII/TA và ROA
X6: Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (BOPO)
Lợi nhuận ngân hàng có thể đƣợc cải tiến bằng cách sử dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong giao tiếp, thông tin và hoạt động.Việc sử dụng ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời làm giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập. Điều này có tác động tích cực làm tăng lợi nhuận ngân hàng. Biến BOPO đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số tổng chi phí hoạt động chia cho thu nhập hoạt động. Nghiên cứu của Trujilo-Ponce (2010), Zeitun (2012) và Aleksiou & Sofoklis (2009) đã chỉ ra mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ chi phí hoạt động với khả năng sinh lời trên tài sản.Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tìm ra mối tƣơng quan nghịch giữa BOPO và ROA.
X7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GR)
Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lƣợng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lƣợng quốc gia tính bình qn trên đầu ngƣời (PCI) trong một thời gian nhất định. Tăng trƣởng kinh tế cao phản ánh triển vọng kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp bao gồm cả ngân hàng. Khi kinh tế tăng trƣởng cao nhu cầu tín dụng và dịch vụ ngân hàng gia tăng vì vậy ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GR) đƣợc đo lƣờng bằng tốc độ GDP thực hàng năm. Trong các nghiên cứu của Gur, Irshad và Zaman (2011), Trujilo-Ponce (2012) và Zeitun (2012) đã chỉ ra mối tƣơng quan thuận giữa tăng trƣởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên nghiên cứu của Ajadi và
Boujelbene(2011) lại chỉ ra mối tƣơng quan âm . Trong đề tài này, kỳ vọng GR có thể tƣơng quan dƣơng hoặc âm với ROA
X8: Tỷ lệ Lạm phát (INF)
Lạm phát là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng để đo lƣờng rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát cao cho thấy rủi ro kinh doanh cao. Khi lạm phát cao , ngân hàng có xu hƣớng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn lãi suất tiền gửi điều này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát quá cao, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đều ở mức cao, khách hàng có xu hƣớng tiết kiệm nhiều hơn vay ngân hàng. Kết quả là chi phí huy động vốn tăng trong khi thu nhập lãi giảm xuống, điều này sẽ dẫn đến một sự sụt giảm trong lợi nhuận ngân hàng. Sufian (2011), Gull, Irshad và Zaman (2011), Trujilo-Ponce (2012) đã tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa lạm phát và lợi nhuận. Trong khi đó Zeitun (2012) đã cho kết quả về mối tƣơng quan nghịch giữa hai biến này.Vì vậy, tác giả kỳ vọng biên INF có thể tác động dƣơng hoặc âm đến ROA.
Mơ hình nghiên cứu:
Hình 1: Mơ hình nghiên cứu: