CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có nhiều bằng chứng khác nhau về tác động của các loại hàng rào gia nhập đến gia nhập ngành. Chẳng hạn, Orr (1974) sử dụng dữ liệu chéo phân tích 71 cơng ty cấp 3 trong giai đoạn 1963 – 1970 trong ngành
sản xuất ở Canada. Kết quả là hàng rào gia nhập bao gồm các yếu tố nhu cầu vốn, quảng cáo, mức độ tập trung và R&D, trong khi lợi nhuận và mức độ tăng trưởng ngành lại có tác động thấp. Cịn Sembenelli và Vannoni (2000) sử dụng số liệu doanh nghiệp cho các công ty sản xuất ở Italia. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp tiềm năng có xu hướng gia nhập nhiều hơn vào các ngành có mức quảng cáo và R&D cao thay vì những ngành có mức lợi nhuận cao. Acs và Audretsch (1989) sử dụng dữ liệu chéo trong 247 ngành sản xuất ở Mỹ từ năm 1978 đến 1980 thì lại phát hiện ra rằng tỉ lệ tăng trưởng ngành trong quá khứ là động cơ gia nhập cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, lợi nhuận có tác động nhỏ lên gia nhập ngành, rào cản gia nhập đáng tin cậy là chi phí R&D.
R&D được xem là một rào cản đáng tin cậy ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong trường hợp Việt Nam, giả định nghiên cứu được đặt ra là các ngành có sự đồng nhất với nhau về cơng nghệ. Vì nếu khơng, chi phí đầu tư cho cơng nghệ sẽ khác biệt nhau rất nhiều. Chẳng hạn, ngành dệt cần máy móc sản xuất khác hoàn toàn với máy móc của ngành lọc, hóa dầu và chi phí đầu tư ban đầu, chi phí khấu hao và chi phí duy trì cũng khác biệt nhau. Nghiên cứu này đo lường bằng tỉ lệ đầu tư cho R&D trên doanh thu, theo đề xuất của Harrigan (1981).
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một số yếu tố hàng rào gia nhập ngành là đáng tin cậy, còn một số yếu tố khác thì lại có tác động khơng ổn định. Chẳng hạn, một số hàng rào có tác động đáng tin cậy là mức độ tập trung ngành (Orr, 1974; Khemani và Shapiro, 1987; và Saikia, 1997). Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng chỉ số đo lường mức độ tập trung ngành để đo lường mức độ tác động của hàng rào gia nhập này. Các hàng rào khác có tác động ổn định là lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi nhuận được kì vọng là một nhân tố hấp dẫn các doanh nghiệp tiềm năng gia nhập ngành (Ilmakunnas và Topi, 1999), rào cản về vốn (Kleiweg và Lever, 1996; Karakaya và Stahl, 1989), lợi thế chi phí tuyệt đối (Spence, 1981). Nghiên cứu này sử dụng tốc độ tăng trưởng tỉ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu để đo lường tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận của ngành. Có hai lý do để sử dụng tỉ lệ này.
Thứ nhất là do dữ liệu chỉ có chỉ tiêu về lợi nhuận gộp. Thứ hai là đo lường tốc độ tăng trưởng để thấy được sự thay đổi của đặc điểm ngành đã ảnh hưởng như thế nào đến quyết định gia nhập.
Rào cản về yêu cầu vốn đối với các doanh nghiệp mới nhiều hơn so với các doanh nghiệp cũ và đó là một hàng rào gia nhập ngành (Kleiweg và Lever, 1996). Mặc dù yêu cầu về vốn là một hàng rào gia nhập ngành đáng tin cậy, theo Harrigan (1981), nhưng Harrigan lại không xác nhận được mối quan hệ này trong những nghiên cứu khác. Tương tự, Acs và Audretsch (1989) khơng tìm được bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng yêu cầu về vốn có tác động tiêu cực đến gia nhập ngành. Kleiweg và Lever (1996) đo lường vốn bằng cách lấy tỉ lệ khấu hao trên lao động, trong khi Acs và Audretsch (1989) đo lường bằng tỉ lệ giá trị tài sản cố định trên lao động. Tương tự với rào cản về vốn, rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm khác cung cấp tác động không ổn định của các hàng rào gia nhập như quảng cáo. Karakaya và Stahl (1989) cho rằng quảng cáo của các doanh nghiệp cũ tác động đến các doanh nghiệp mới gia nhập vì có thể tạo ra nhận diện thương hiệu và sẽ tạo ra lòng trung thành của khách hàng. Shepherd (1997) và Robinson và Mcdougall (2001) cho rằng chi phí mà doanh nghiệp mới gánh chịu do đó sẽ ln cao hơn tương quan với chi phí của doanh nghiệp cũ bởi vì mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp cũ giảm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũ có lợi thế kinh tế theo quy mơ, họ có thể nâng tổng chi phí của doanh nghiệp mới nhiều như mức nâng giá, kết quả là làm gia tăng mức quy mô hiệu quả tối thiểu của các doanh nghiệp mới, chẳng hạn như ép buộc các doanh nghiệp mới gia nhập cam kết mức sản lượng cao hơn. Các nghiên cứu sau này đa phần đều sử dụng quảng cáo như là chỉ báo về khác biệt của sản phẩm, như Robinson và Mcdougal (2001) sử dụng tỉ lệ mức độ quảng cáo bằng chi phí quảng cáo trên tổng doanh thu.
Nghiên cứu này cũng chưa tìm thấy các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến các khái niệm chi phí khơng chính thức và chi phí sở hữu đất đai. Cịn thị phần xuất
khẩu có tác động khuyến khích gia nhập ngành, theo nghiên cứu của Kleijweg và Lever (1996) về ngành công nghiệp Hà Lan trong giai đoạn 1986 – 1990.
Tóm lƣợc tổng quan lý thuyết
Phần cơ sở lý thuyết trình bày hai nội dung quan trọng là gia nhập ngành và hàng rào gia nhập ngành. Có hai dịng lý thuyết chính giải thích cho khái niệm gia nhập ngành và hàng rào gia nhập ngành. Lý thuyết kinh tế học tổ chức ngành cho rằng đặc điểm ngành chính là hàng rào gia nhập ngành. Hành vi của các doanh nghiệp đang hoạt động có ảnh hưởng đến các đặc điểm của ngành và từ đó ảnh hưởng đến quyết định gia nhập ngành của các doanh nghiệp tiềm năng. Còn lý thuyết quản trị chiến lược tập trung nhiều vào việc phân tích chiến lược cụ thể của doanh nghiệp đang hoạt động và các doanh nghiệp mới gia nhập. Những chiến lược của từng doanh nghiệp cụ thể có ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của thị trường. Nhưng điểm chung của cả hai dòng lý thuyết là đều thừa nhận đặc điểm ngành có ảnh hưởng đến quyết định gia nhập ngành.
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các hàng rào cơ bản là đặc điểm ngành, bao gồm: khác biệt sản phẩm, lợi thế chi phí tuyệt đối, lợi thế kinh tế theo quy mơ, mức độ tập trung ngành, vốn trang bị trên một lao động, nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận ngành. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của cả hai dịng lý thuyết đều cho thấy có rất nhiều yếu tố hàng rào gia nhập ngành. Một số có tác động ổn định cịn một số thì khơng. Ngồi ra, nghiên cứu đưa vào khảo sát thêm ba yếu tố mới là chi phí sở hữu quyền sử dụng đất, chi phí giao dịch khơng chính thức và xuất khẩu. Các yếu tố này được xem là có vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011.