Số lượng doanh nghiệp trong 3 bộ mẫu phân theo quy mô lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự gia nhập ngành cấp 2 trong ngành công nghiệp chế tạo, trường hợp việt nam giai đoạn 2006 2011 (Trang 37 - 38)

Quy mô lao động

2007 2009 2011

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ(%)

Nhỏ hơn 10 1,548 72,2 1,471 72,43 1,546 74,98

Từ 10 đến 100 563 26,26 527 25,95 493 23,91

Từ 100 đến 200 30 1,4 28 1,38 20 0,97

Trên 200 3 0,14 5 0,25 3 0,15

Nguồn: Tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra SME (2007, 2009, 2011)

Trong phần tiếp theo, nghiên cứu trình bày mối quan hệ tương quan giữa gia nhập ngành và từng biến độc lập. Mối quan hệ này sẽ được tìm hiểu thơng qua phương pháp phân tích biểu đồ phân tán và phân tích tương quan. Một điểm đặc biệt ở đây là nghiên cứu này cịn sử dụng cả phương pháp phân tích hồi quy nhằm kiểm định tác động của các quan sát dị biệt trong mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập riêng lẻ. Nếu các quan sát dị biệt có ý nghĩa thống kê, đó là bằng chứng để nghiên cứu đưa thêm quan sát này, như là một biến độc lập, vào mơ hình phân tích hồi quy với đầy đủ các biến.

Gia nhập ngành và mức độ tập trung ngành

Ngành có mức độ tập trung ngành thấp nhất là các ngành chế biến thực phẩm (mã ngành 10, trung bình 3 giai đoạn là 15,1%) và ngành Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn trừ máy móc, thiết bị (mã ngành 25, trung bình 3 giai đoạn là 16,7%). Theo

sau đó là ngành Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (mã ngành 22, trung bình 3 giai đoạn là 20,6%) và ngành Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre nứa (mã ngành 16, trung bình 3 giai đoạn là 22,1%). Ngành Chế biến thực phẩm và Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn trừ máy móc, thiết bị cũng là ngành có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất và số lượng doanh nghiệp mới gia nhập thuộc vào nhóm nhiều nhất. Các doanh nghiệp có vẻ như gia nhập nhiều hơn vào các ngành có mức độ tập trung ngành thấp. Nhóm ngành có mức độ tập trung cao (và cũng có mức doanh nghiệp hoạt động cũng như tỉ lệ gia nhập ngành thấp) là ngành Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị (mã ngành 33, trung bình 3 giai đoạn là 87%), ngành Sản xuất phương tiện vận tải khác (mã ngành 30, trung bình 3 giai đoạn là 85%) và ngành Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (mã ngành 21, trung bình 3 giai đoạn là 81%).

Hình 4.1. Biểu đồ phân tán của gia nhập ngành và mức độ tập trung ngành

Trước khi loại hai quan sát dị biệt Sau khi loại hai quan sát dị biệt

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ bộ dữ liệu tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự gia nhập ngành cấp 2 trong ngành công nghiệp chế tạo, trường hợp việt nam giai đoạn 2006 2011 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)