Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự gia nhập ngành cấp 2 trong ngành công nghiệp chế tạo, trường hợp việt nam giai đoạn 2006 2011 (Trang 60 - 66)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ

4.3. Thảo luận kết quả

Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra lại mơ hình lý thuyết về các đặc điểm của ngành là rào cản hạn chế hay là nhân tố khuyến khích gia nhập ngành. Rào cản gia nhập ngành được xác định là mức độ tập trung ngành. Ngồi ra, các biến cịn lại như quy mô tài sản, vốn trang bị trên một lao động, chi phí giao dịch khơng chính thức và tăng trưởng tỉ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu vừa có tác động khuyến khích vừa có tác động hạn chế gia nhập ngành. Sở dĩ như vậy vì mối quan hệ giữa các biến này với gia nhập ngành là đường cong thay vì đường thẳng. Mơi trường kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến gia nhập ngành. Các trường hợp quan sát dị biệt cũng

có ảnh hưởng độc lập đến sự gia nhập ngành, bao gồm các ngành: ngành Sản xuất phương tiện vận tải khác (mã ngành 30) vào năm 2011; ngành Công nghiệp chế biến chế tạo khác (mã ngành 32) vào năm 2009 và năm 2011; ngành Sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị (mã ngành 33) vào năm 2007 và 2009.

Mức độ tập trung ngành là biến duy nhất có tác động tuyến tính và nghịch biến với gia nhập ngành. Điều này hàm ý rằng mức độ tập trung ngành là một hàng rào gia nhập đáng tin cậy. Các doanh nghiệp tiềm năng có xu hướng gia nhập ít hơn vào ngành có mức độ tập trung cao. Bởi vì các ngành có mức độ tập trung cao chứng tỏ rằng thị trường ít cạnh tranh. Doanh nghiệp tiềm năng nhận thấy khó tìm thấy lợi nhuận ở một thị trường ít cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp cũ đang hoạt động trong ngành có mức độ tập trung cao thường quy tụ những doanh nghiệp có quy mơ lớn. Những doanh nghiệp này có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô để dựng lên hàng rào gia nhập ngành.

Quy mơ tài sản trung bình của ngành có mối quan hệ phi tuyến với mức độ gia nhập ngành. Điều này nghĩa là khi quy mơ tài sản trung bình của một doanh nghiệp trong một ngành tăng lên thì số lượng doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành đó cũng tăng lên theo. Đến một mức quy mơ tài sản trung bình giới hạn nào đó, khi quy mơ tài sản trung bình tiếp tục tăng lên thì số lượng doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sẽ giảm đi. Quy mơ tài sản cao, doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao hơn nhờ đầu tư nhiều hơn, có thể là vào trang thiết bị, máy móc hoặc cơng nghệ. Kết quả là giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm và tăng cường tính lợi thế kinh tế theo quy mơ. Những ngành có quy mơ tài sản ở mức thấp đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp gia nhập thêm vì nhu cầu có xu hướng tăng. Bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn này là nền kinh tế mới mở cửa, cầu gia tăng nên thu hút các doanh nghiệp tham gia để bổ sung thêm nguồn cung. Vì thế các doanh nghiệp tiềm năng, hoặc cả những doanh nghiệp cũ đang hoạt động, cũng tăng cường đầu tư thêm tài sản để tăng năng lực sản xuất. Tác động này là rất lớn (hệ số hồi quy có giá trị 8,03). Tuy nhiên, do bị giới hạn về nguồn lực sản xuất, các doanh nghiệp chỉ tăng năng lực sản

xuất ở một giá trị tối đa nào đó. Một số ngành có nhiều doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao tận dụng lợi thế theo quy mơ tốt hơn, thì sẽ tác động ngược chiều trở lại đến gia nhập ngành.

Vốn trang bị trên một lao động cũng có tác động phi tuyến lên gia nhập ngành nhưng cơ chế tác động lại khác với quy mơ tài sản trung bình. Khi vốn trên một lao động tăng lên, gia nhập ngành sẽ giảm. Khi vốn trên lao động tăng đến một mức nhất định nào đó, thì lại khuyến khích các doanh nghiệp tiềm năng tham gia nhiều hơn. Những ngành nghề cấp 2 được phân tích ở đây khơng có sự đồng nhất về công nghệ với nhau. Hệ quả là có những ngành thâm dụng vốn và những ngành thâm dụng lao động. Chính sự khác biệt cơ bản về công nghệ dẫn đến hai cơ chế tác động tách biệt nhau. Cơ chế thứ nhất là những ngành có vốn trên lao động thấp thì có tác động hạn chế gia nhập ngành. Những ngành có mức độ vốn trên lao động thấp là những ngành có thâm dụng lao động một cách tương đối. Việt Nam là thị trường mới mở cửa, do đó các doanh nghiệp thường có trình độ cơng nghệ thấp, máy móc cũ và lạc hậu. Đồng thời, số lượng lao động phổ thông ở Việt Nam cũng tương đối nhiều. Với quy mô vốn nhỏ, doanh nghiệp có xu hướng gia nhập nhiều hơn vào những ngành thâm dụng lao động vì giá lao động rẻ hơn tương đối so với giá máy móc, cơng nghệ. Vì vậy nếu vốn trên lao động tăng lên thì những doanh nghiệp này có xu hướng giảm gia nhập vào ngành đó. Cơ chế tác động thứ hai là những ngành có mức độ vốn trên lao động cao thì sẽ khuyến khích gia nhập nhiều hơn. Trong giai đoạn 2007 – 2011, lượng vốn đầu tư ở Việt Nam tăng trưởng mạnh và ngành công nghiệp chế tạo cũng được hưởng lợi. Vốn đầu tư nhiều hơn dẫn đến việc doanh nghiệp tiềm năng bắt đầu tham gia vào những ngành thâm dụng vốn tương đối nhiều hơn.

Chi phí giao dịch khơng chính thức cũng có tác động phi tuyến lên gia nhập ngành. Chi phí giao dịch khơng chính thức tăng lên khuyến khích các doanh nghiệp tiềm năng gia nhập nhiều hơn. Tuy nhiên, đến một mức nào đó, thì khi chi phí giao dịch khơng chính thức tiếp tục tăng lên nữa thì lại có tác động hạn chế gia nhập ngành.

Quyết định gia nhập ngành ở đây dựa trên cơ chế phân tích lợi ích và chi phí. Những người chủ của doanh nghiệp cũ đang hoạt động ngành sẵn lòng chấp nhận bỏ ra chi phí để được các giao dịch mang lại lợi ích lớn hơn nhiều (chẳng hạn như để có được một bản hợp đồng đắt giá hay một sự thỏa thuận nào đó với cán bộ thuộc cơ quan nhà nước). Những ngành có chi phí giao dịch khơng chính thức cao có nghĩa rằng ngành này có những lợi ích ngầm nhất định. Vì vậy các doanh nghiệp tiềm năng có xu hướng gia nhập nhiều hơn vào những ngành mà giá trị nhận được từ các khoản giao dịch lớn hơn chi phí cho các khoản giao dịch đó. Tuy nhiên, khi chi phí giao dịch khơng chính thức tăng lên đến một mức nào đó, thì động cơ gia nhập sẽ giảm dần vì lúc này chi phí bỏ ra đã lớn hơn lợi ích nhận được.

Tốc độ tăng trưởng tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu có mối quan hệ phi tuyến với gia nhập ngành. Khi tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu tăng lên, thì số lượng doanh nghiệp tiềm năng gia nhập giảm đi. Khi tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu tăng qua một ngưỡng nhất định, thì lại có tác động khuyến khích gia nhập ngành. Tỉ lệ lợi nhuận gộp có cơ chế tác động riêng. Một số ngành có tỉ lệ lợi nhuận gộp cao nhưng khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia được vì thị trường ít cạnh tranh. Chẳng hạn như ngành sản xuất thuốc lá như đã trình bày ở phần giới thiệu, ngành này có tỉ suất lợi nhuận và số lượng doanh nghiệp tham gia thấp hơn nhiều so với ngành sản xuất và chế biến thức ăn. Tỉ lệ lợi nhuận cao có thể khiến các doanh nghiệp cũ đang hoạt động trong ngành tìm cách dựng lên rào cản gia nhập khác, chẳng hạn như vận động chính phủ đặt ra quy định hoặc tiêu chuẩn nhất định nào đó. Trong trường hợp tỉ lệ lợi nhuận tiếp tục tăng cao hơn nữa, đến một lúc nào đó, lợi nhuận kì vọng đạt được cao hơn chi phí gia nhập, bao gồm cả chi phí để vượt qua hàng rào đặc biệt như u cầu của chính phủ, thì gia nhập ngành sẽ xảy ra. Một điều cần chú ý rằng trong giai đoạn 2006 – 2011, nhiều ngành có mức lợi nhuận giảm có thể là do hai nguyên nhân: ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế hoặc bản thân ngành đó hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Nghiên cứu này khơng phân tách cụ thể đó là tác động nào.

Môi trường kinh doanh của ngành cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành. Nếu như năm 2007 là năm khuyến khích các doanh nghiệp gia nhập nhiều hơn thì năm 2009 và 2011 lại hạn chế gia nhập ngành. Kết quả này cho thấy một thực tế của Việt Nam. Sự thay đổi môi trường kinh doanh có thể xem là kết quả của sự thay đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ. Năm 2005, luật doanh nghiệp chính thức được áp dụng đã thúc đẩy và khuyến khích nhiều cá nhân thành lập hộ gia đình sản xuất hoặc doanh nghiệp sản xuất vì các quy định và điều kiện đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh được nới lỏng hơn. Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và một số ngành nghề được lợi hơn vì nhu cầu sản phẩm trên thị trường được mở rộng ra quốc tế chứ không chỉ đơn thuần là nội địa. Mặt khác, tín dụng gia tăng tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp gia nhập tiềm năng có cơ hội tham gia ngành. Tuy nhiên, đến năm 2009, 2011 các yếu tố thuận lợi thúc đẩy gia nhập ngành khơng cịn nữa. Cuối năm 2008, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Hệ quả là lãi suất tăng cao kéo theo chi phí lãi vay tăng, hàng hóa khơng bán được, quy mơ xuất khẩu tồn cầu cũng bị thu hẹp vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ diễn ra vào năm 2008. Tình hình cũng diễn ra tương tự vào thời điểm cuối 2010. Như vậy, vào thời điểm năm 2009 và 2011, môi trường kinh doanh ở Việt Nam thay đổi ngược lại hoàn toàn so với năm 2007. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng đáng kể đến đặc điểm ngành.

Kết quả hồi quy cho thấy tỉ lệ quảng cáo, xuất khẩu và đầu tư nghiên cứu phát triển, chi phí sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng có tác động đối với gia nhập ngành, cho dù theo thống kê mô tả, giữa các biến này và gia nhập ngành có mối tương quan với nhau. Một đặc điểm chung là giá trị các tỉ lệ này ở mức rất thấp và nhiều giá trị bằng 0. Chính vì thế các yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến gia nhập ngành. Mơ hình này nghiên cứu gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này có đặc điểm là có thị phần nhỏ, hoặc cung cấp sản phẩm trong một địa phương nhất định. Vì thế, quy mơ quảng cáo cũng ở mức nhỏ. Ngồi ra, nền cơng nghiệp chế tạo ở Việt Nam phần lớn là tự nhập máy móc cơng nghệ thiết

Mơ hình này loại trừ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi, trong khi loại hình doanh nghiệp này đóng góp phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam. Ngoài ra, độ tuổi doanh nghiệp dù lớn nhưng cũng khơng có tác động đến quyết định gia nhập của các doanh nghiệp gia nhập tiềm năng. Một nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nhanh chóng về cơng nghệ và tri thức trong thời kì hiện đại đã thúc đẩy cải thiện năng suất và giảm chi phí nhanh hơn là tích lũy kinh nghiệm qua số năm làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp có độ tuổi lớn lại là những hộ kinh doanh gia đình có truyền thống lâu đời và có quy mơ nhỏ.

Tóm lƣợc chƣơng Kết quả

Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu gồm phần thống kê mơ tả và phân tích hồi quy. Các biến được phân tích là mức độ tập trung ngành, quy mô tài sản, vốn trang bị trên lao động, chi phí giao dịch khơng chính thức, chi phí sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng trưởng lợi nhuận gộp trên doanh thu, chi phí đầu tư nghiên cứu phát triển, xuất khẩu và môi trường kinh doanh. Kết quả thống kê mô tả cho thấy hầu hết các biến đều có tương quan có ý nghĩa và đúng dấu kì vọng với gia nhập ngành, trừ tỉ lệ quảng cáo và độ tuổi doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy khẳng định thêm lần nữa mối quan hệ giữa các biến độc lập với gia nhập ngành. Rào cản gia nhập được xác định là mức độ tập trung ngành, mơi trường kinh doanh. Cịn các biến quy mô tài sản, vốn trang bị trên lao động, chi phí giao dịch khơng chính thức và lợi nhuận ngành có tác động phi tuyến đối với gia nhập ngành, nghĩa là vừa có tác động hạn chế gia nhập, vừa có tác động khuyến khích gia nhập. Đây cũng là một điểm mới trong nghiên cứu này. Phần thảo luận lý giải cơ chế tác động của các biến trên đối với gia nhập ngành. Các cơ chế tác động này phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011. Dù vậy, nghiên cứu chưa phân tách được tác động của suy thoái kinh tế ảnh hưởng lên ngành như thế nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự gia nhập ngành cấp 2 trong ngành công nghiệp chế tạo, trường hợp việt nam giai đoạn 2006 2011 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)