Phương pháp ước lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bảo hiểm khả năng phục hồi và mức độ hài thông qua các nhóm tôn giáo nghiên cứu thực nghiệm trên các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 55 - 66)

Để xem xét tác động của tôn giáo đến khả năng phục hồi sau cú sốc của hộ, thông qua biến trung gian là tổng mức tiết kiệm, hai mơ hình hồi quy lần lượt được thực hiện. Mơ hình thứ nhất hồi quy mức tiết kiệm theo biến tôn giáo, với quy mô mẫu lần lượt là tổng mẫu; nhóm hộ có thu nhập bình qn đầu người từ 6.000.000VND/ năm trở xuống (theo Quyết định số 09/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015)3 – nhóm thu nhập 1; nhóm hộ có thu nhập bình qn đầu người từ 6.000.001VND/năm đến mức thu nhập trung vị của nhóm hộ có thu nhập bình qn đầu người trên 6.000.000VND/năm là 13.560.630VND/năm – nhóm thu nhập 2; và nhóm hộ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 13.560.630VND/năm trở lên – nhóm thu nhập 3. Mơ hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng OLS - Ordinary least square. Mơ hình được kiểm định tính đa cộng

3 Xem thêm Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg tại

tuyến và phương sai không đổi khi hồi quy để đảm bảo ước lượng hiệu quả, vững và khơng bị chệch.

Mơ hình thứ hai hồi quy khả năng phục hồi của hộ thông qua mức tiết kiệm, với quy mô mẫu hồi quy tương tự như mơ hình thứ nhất, lần lượt là: tổng mẫu, nhóm thu nhập 1, nhóm thu nhập 2 và nhóm thu nhập 3. Mơ hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng Ordered Logit cho biến phụ thuộc là biến định tính có thứ bậc. Mơ hình do đã được đảm bảo tính đa cộng tuyến từ kiểm định ở mơ hình thứ nhất, nên sẽ được bỏ qua kiểm định này. Mơ hình cần được kiểm định Perform Brant - kiểm định đặc trưng của mơ hình Ordered Lobit về giả định của tỉ lệ khả dĩ (proportional odds assumption) hay giả định hồi quy song song (parallel regression assumption); giả định này cho rằng các hệ số mơ tả mối quan hệ giữa nhóm 1 – chưa phục hồi - với 2 nhóm cịn lại (2 - phục hồi một phần và 3 – đã phục hồi hoàn toàn) cũng tương tự như mối quan hệ giữa nhóm 2 với 2 nhóm (1 và 3). Để kiểm định giả định phương sai khơng đổi, mơ hình được hồi quy lại với lệnh ROBUST trong phần mềm STATA, nhằm khắc phục phương sai thay đổi do lỗi về dạng mơ hình. Nếu kết quả hồi quy là tương tự nhau, mơ hình khơng vi phạm giả thuyết về phương sai thay đổi. Nếu kết quả hồi quy bị sai lệch nhiều, mơ hình đã được điều chỉnh phương sai thay đổi sẽ được chọn.

Trong trường hợp giả định về tỉ lệ khả dĩ bị vi phạm, phương pháp ước lượng tốt hơn để thay thế là Multinomial Logit. Phương pháp này áp dụng cho mơ hình có các biến phụ thuộc là định tính nhiều lựa chọn nhưng các lựa chọn này khơng theo thứ tự (vì giả định tỉ lệ khả dĩ bị vi phạm). Các phương trình ước lượng đồng thời sẽ so sánh từng nhóm với một nhóm cơ bản được lựa chọn trước. Các mẫu ước lượng bao gồm tổng mẫu, nhóm thu nhập 1, 2 và 3 như đã đề cập ở trên. Sau khi hồi quy, mơ hình cần được kiểm định về tính độc lập của các lựa chọn thay thế không liên quan (Independence of Irrelevant Alternatives IIA). Giả định này nhằm đảm bảo phương sai giữa các sai số là không tương quan với nhau, kết quả xảy ra khả năng phục hồi này không phụ thuộc vào các khả năng phục hồi khác. Kiểm định về phương sai không đổi tương tự như với ước lượng Ordered Logit.

Để kiểm nghiệm tính ổn định của các mơ hình đã lựa chọn, biến phụ thuộc khả năng phục hồi sẽ được điều chỉnh thành thang đo 0/1 (Chưa phục hồi/Đã phục hồi) và được ước lượng lại bằng phương pháp Xác suất tuyến tính LPM. Mơ hình được ước lượng với tổng mẫu, các hộ thuộc nhóm thu nhập 1, nhóm thu nhập 2 và nhóm thu nhập 3 như đã mô tả ở trên.

Để xét xem sai số của hai phương trình độc lập có thật sự tương quan với nhau, mơ hình đồng thời bao gồm hai phương trình tiết kiệm – tơn giáo và khả năng phục hồi - tiết kiệm được thành lập. Nếu kết quả sai khác với các phân tích ở trên, kết quả hồi quy từ phương trình đồng thời sẽ được chọn vì phản ánh chính xác hơn quan hệ giữa các biến, thông qua việc điều chỉnh các hệ số hồi quy bằng ma trận hiệp phương sai của sai số. Nếu kết quả tương tự như các kết quả hồi quy theo phương pháp độc lập, các kết quả phân tích như trên sẽ được giữ lại do đã phù hợp.

Kiểm định về mối quan hệ trung gian giữa biến tôn giáo và biến phụ thuộc khả năng phục hồi, biến tơn giáo đóng vai trị đo lường vốn xã hội của hộ gia đình, thực hiện hồi quy trực tiếp biến tơn giáo trong mơ hình ordered logit và multinomial logit (nếu kết quả kiểm định tỉ lệ khả dĩ bị vi phạm) với biến phụ thuộc là khả năng phục hồi. Nếu tơn giáo khơng có ý nghĩa thống kê, cho thấy biến tơn giáo khơng có tác động trực tiếp đến khả năng phục hồi. Ngược lại, tác động trực tiếp này sẽ bác bỏ giả thuyết về mối quan hệ trung gian giữa biến tôn giáo và khả năng phục hồi sau các cú sốc của các hộ gia đình.

Mối quan hệ giữa tơn giáo và mức độ hài lịng của cá nhân được xem xét thơng qua hệ phương trình đồng thời với hai biến nội sinh là tôn giáo và mức độ hài lịng. Phương trình đầu tiên trong hệ phương trình cấu trúc là phương trình chính về mức độ hài lịng, khơng kiểm sốt đến vấn đề nội sinh từ 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 và có xét đến tác động của tổng tổn thất từ các cú sốc đến mức độ hạnh phúc của mỗi cá nhân. Phương trình này được dự đoán sẽ mang lại các ước lượng tham số bị chệch và khơng vững. Ngun nhân chính của khả năng bị chệch là các phương sai không đổi của mỗi cá nhân không quan sát được và xảy ra đồng thời với nhau. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng tơn

giáo có ảnh hưởng đến hạnh phúc. Tuy nhiên, tác động của hạnh phúc cũng ảnh hưởng ngược lại với tôn giáo: những người cảm thấy đau khổ và bất hạnh thường tìm đến tơn giáo nhiều hơn, đặc biệt khi gặp các cú sốc tác động đến hạnh phúc trong đời sống. Chính điều này đã gây ra tác động nghịch và dẫn đến ước lượng bị chệch khi không kiểm sốt vấn đề nội sinh. Bên cạnh đó, các đặc điểm cá nhân không quan sát được không thay đổi theo thời gian, thể hiện trong sai số 𝑢 có thể dẫn đến một ước lượng chệch vì mối tương quan với 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛. Sự đa dạng của các đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân cũng đồng thời tác động lên cả tôn giáo và hạnh phúc với các mức độ khác nhau. Vì thế dấu và độ lớn của các mối tương quan khơng cịn đáng tin cậy. Thực hiện ước lượng phương trình đầu tiên này theo hình thức Ordered Probit trong điều kiện khơng có biến cơng cụ để so sánh với các kết quả khác

Để khắc phục vấn đề nội sinh của 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛, biến công cụ được sử dụng để thay thế và khơng có mối tương quan với các đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Biến công cụ thay thế là 𝑟𝑒𝑙𝑣𝑖𝑙𝑙 - số lượng thơn có hoạt động các nhóm tín ngưỡng tơn giáo trong xã tại nơi cá nhân đang sinh sống. Một biến cơng cụ đạt chuẩn khi có mối tương quan chặt với các đặc điểm tôn giáo của các nhân (cov(𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛, 𝑟𝑒𝑙𝑣𝑖𝑙𝑙) ≠ 0) nhưng không thể hiện sự tương quan với các đặc điểm ảnh hưởng hạnh phúc cá nhân không quan sát được (cov(𝑟𝑒𝑙𝑣𝑖𝑙𝑙, 𝑢) = 0). Vì thế, phương trình thứ hai của hệ cấu trúc sẽ là phương trình tơn giáo, thể hiện sự tác động ngược của mức độ hài lòng đến tơn giáo, có thêm sự giải thích từ biến cơng cụ 𝑟𝑒𝑙𝑣𝑖𝑙𝑙 và biến 𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠 được thay thế bằng 𝑙𝑛𝑟𝑒𝑙𝑣𝑖𝑙𝑙 𝑋 𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠 để giúp mơ hình xác định được.

Hệ phương trình cấu trúc với các biến ẩn (ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠* và religion*) và các vector thể hiện cho các biến kiểm soát về kinh tế-xã hội và mức độ tổn thất rủi ro (𝑥1, 𝑥2, 𝑥3 ),

lúc này có dạng :

{ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠 = 𝑎𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 = 𝑏 0 + 𝑎1𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 + 𝑎2𝑥1 + 𝑎3𝑥2 + 𝑒1 (1)

0 + 𝑏1ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠 + 𝑏2𝑥1 + 𝑏3𝑥3 + 𝑒2 (2)

{ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠 = 𝑑0 + 𝑑1𝑥1 + 𝑑2𝑥2 + 𝑑3𝑥3 + 𝑢1 (1′) 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 = 𝑓0 + 𝑓1𝑥1 + 𝑓2𝑥2 + 𝑓3𝑥3+ 𝑢1 (2′)

Phương pháp ước lượng của mơ hình tơn giáo - mức độ hài lòng sẽ được thực hiện ước lượng qua 3 giai đoạn.

1.Từ hệ mơ hình rút gọn, ước lượng các biến nội sinh bằng tất cả các biến độc lập và tính giá trị ước lượng của biến nội sinh bằng phương pháp ước lượng Ordered Probit với phương trình (1’) và phương pháp ước lượng Probit với phương trình (2’) 2. Ước lượng từng phương trình (1) và (2) trong hệ phương trình gốc bằng các biến nội sinh 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛̂ và ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠̂ vừa được ước lượng, tính giá trị phần dư của mỗi phương trình trong hệ và từ đó tính ma trận hiệp phương sai của các sai số ngẫu nhiên đối với từng phương trình trong hệ.

3. Biến đổi và ước lượng lại các biến số của mơ hình gốc bằng ma trận hiệp phương sai với các biến nội sinh 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛̂ và ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠̂ .

Do tính phức tạp của mơ hình nên việc phân chia nhóm thu nhập theo 3 nhóm như trên khơng thể thực hiện được do mẫu bị phân quá nhỏ. Vì vậy, ước lượng được hồi quy sẽ được thực hiện theo mẫu tổng thể; mẫu của các hộ có thu nhập bình qn đầu người nhỏ hơn 55% tổng mẫu, tức là từ 11.842.510VND/người trở xuống – nhóm thu nhập (1’) và mẫu của các hộ có thu nhập bình qn đầu người lớn hơn 55% tổng mẫu, tức là lớn hơn 11.842.510VND/người – nhóm thu nhập (2’) (không phân chia mẫu theo trung vị của thu nhập bình quân đầu người vì cách chia này cũng khơng chạy được kết quả hồi quy)

Việc thực hiện kiểm định giá trị của biến công cụ được thực hiện với biến nội sinh

𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛. Vì khơng thể kiểm định tính giá trị của biến cơng cụ trong một trường hợp

cụ thể xác định ( Cameron và Trivedi, 2005), chúng ta giả sử việc chọn biến cơng cụ này là phù hợp với hệ phương trình cấu trúc và ước lượng để được kết quả trước. Để kiểm tra tính chính xác của việc lựa chọn biến cơng cụ này, kiểm định Hausman về vấn đề nội sinh cho biến 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 bằng cách thực hiện ước lượng 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 với tất cả

các biến ngoại sinh và biến cơng cụ, tính tốn phần dư, đưa phần dư này vào phương trình hạnh phúc, ngồi các biến giải thích có sẵn và kiểm tra mức ý nghĩa. Giả thiết Ho cho rằng: tôn giáo và các mối quan hệ tương tác với nó là ngoại sinh và giả thiết đối, có ít nhất một biến là nội sinh. Nếu các tham số của phần dư là có ý nghĩa, giả thiết Ho về biến ngoại sinh 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 sẽ bị bác bỏ. Nếu giả thuyết Ho được chấp nhận, chứng tỏ biến cơng cụ yếu, phương trình hồi quy khơng có biến cơng cụ sẽ được lựa chọn do có phương sai nhỏ hơn phương trình hồi quy với biến cơng cụ.

Để kiểm nghiệm tính ổn định của các mơ hình đã lựa chọn, biến phụ thuộc mức độ hài lịng sẽ được điều chỉnh thành thang đo 0/1 (Khơng hài lịng/hài lịng). Phương trình thứ nhất của hệ sẽ được ước lượng lại lần lượt theo phương pháp Probit và Xác suất tuyến tính LPM (trong điều kiện khơng có biến cơng cụ) và so sánh với các kết quả khác.

Hệ mơ hình với biến cơng cụ sẽ được ước lượng lại bằng phương pháp Probit ở các phương trình (1) (1’) (2) và (2’) và được so sánh kết quả với các mơ hình khác Hệ mơ hình với biến cơng cụ cũng được ước lượng lại bằng phương pháp 3 stage least squares cho phương trình (1) và (2) và được so sánh kết quả với các mơ hình cịn lại.

Do dữ liệu từ mẫu khơng đủ đa dạng, hệ phương trình chỉ hồi quy đồng thời phương trình hài lịng – tơn giáo theo phương pháp ordered probit và phương trình tơn giáo – hài lòng theo phương pháp probit và các phương pháp ít phức tạp hơn. Phương pháp multinomial probit khơng áp dụng được cho phương trình hài lịng – tơn giáo khi hồi quy theo hệ phương trình. Đây là một trong những hạn chế của đề tài.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ

4.1 Tổng quan tình hình tơn giáo tại Việt Nam

Nền tôn giáo tại Việt Nam là một sự tổng hợp đa dạng từ nhiều tín ngưỡng tâm linh và các tôn giáo bản địa rất khác nhau. Người Việt Nam khơng tự tách biệt mình để thực hành một cách trọn vẹn và nguyên thuỷ một nền tơn giáo chính tơng nào (Roszko 2012). Oscar Salemink (2008) đã chỉ ra rằng nền tôn giáo tại Việt Nam là sự kết nối chặt chẽ và tác động đa chiều qua lại lẫn nhau giữa các truyền thống tôn giáo lớn, thông qua một loạt các nghi lễ tôn giáo và nhận thức luận đan xen nhau được ảnh hưởng từ Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo; được xây dựng trên nền tảng tín ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ ơng bà là một dịng chảy chính xun suốt chiều dài tâm linh của người Việt từ rất lâu đời, bắt rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người dân. Đó là truyền thống tơn kính những người đã qua đời, là những người đã có cơng gầy dựng gia đình, có cơng với địa phương hay đất nước, hoặc có thể, là những người đã dũng cảm phá bỏ những lề lối định kiến cũ hay lặp lại trật tự xã hội để mang đến cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người đó đều được người đang sống rất tơn trọng và hết lịng thờ cúng.

Theo nhận định của Keyes (1994), luận định về hiện đại hoá và tái cơ cấu xã hội ở các nước Châu Á sẽ dẫn đến sự vô thần của người dân, tôn giáo sẽ tự biến mất một cách tự nhiên khi các phương tiện sản xuất được hiện đại hoá và xã hội hoá, theo dự đốn của Marx, là khơng thành công. Sự phát triển của lĩnh vực tơn giáo, cùng với q trình hiện đại hố xã hội, càng đóng vai trị quan trọng hơn. Đặc biệt là sau thời kỳ Đổi Mới năm 1986, các tín ngưỡng tâm linh truyền thống và thần thoại được phục hồi, có pha trộn thêm nhiều yếu tố hiện đại hoá từ cuộc sống, trong cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu . Chính phủ trước những thay đổi gay gắt từ xã hội, đã ra Nghị quyết Trung Ương 5, được thông qua vào năm 19984, về việc xây dựng một nền văn hoá

4 Xem thêm Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) tại

http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-03-NQ-TW-nam-1998-ve-xay-dung-va-phat-trien-nen-van- hoa-Viet-Nam-tien-vb130939.aspx

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết là cơ sở để xác định các tín ngưỡng tơn giáo, phong tục và nghi lễ được lựa chọn như là một phần của nền văn hố quốc gia, từ đó giúp bảo tổn và phát huy các giá trị văn hố đó.

Theo các số liệu thống kê chính thức, có khoảng 81,7% người dân Việt Nam là vơ thần.

Bảng 4.1: Các tôn giáo tại Việt Nam

Tôn giáo % dân số

Phật giáo Đại Thừa 10 Tiểu thừa 1.2 Công giáo 7 Hoà Hảo 1.5 đến 3 Cao Đài 2.5 đến 4 Tin Lành 1 đến 2 Hồi giáo 0.1 Baha'i 0.07 Vô thần 81.7

Nguồn: United States Department of State, “International Religious Freedom Report for 2011:Vietnam”

Tại Việt Nam, Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất , với tỉ lệ 11,2% tín đồ trên dân số cả nước theo thống kê từ International Religious Freedom Report for 2011:Vietnam.

Với bề dày lịch sử lâu đời và các triết lý tương đối gần gũi với đạo thờ ông bà về một cuộc sống sau khi chết, Đạo Phật đã có lúc trở thành quốc giáo vào thời nhà Lý, được vua tơi trên dưới đồng lịng thực hành theo như nền tảng đạo đức căn bản để trị nước. Phật giáo đi vào lịng dân rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội, để lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bảo hiểm khả năng phục hồi và mức độ hài thông qua các nhóm tôn giáo nghiên cứu thực nghiệm trên các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)