3.4 Các biến số trong mô hình
3.4.2 Các biến kiểm soát
Các biến kiểm soát như thu nhập, giáo dục, sức khoẻ, số trẻ em trong hộ, giới tính, tuổi, tình trạng việc làm, tình trạng hơn nhân, các mối quan hệ xã hội được sử dụng trong các nghiên cứu về hành vi tiết kiệm (Carol Newman 2014) và khả năng phục hồi của hộ (Newman và các cộng sự 2012; Akter và Mallick 2013)
Thu nhập: Mối quan hệ giữa thu nhập đến sự hài lòng đã được các nhà kinh tế học
nghiên cứu rất nhiều nhưng vẫn cịn nhiều kết luận khơng thống nhất được đưa ra. Liệu thu nhập tương đối hay thu nhập tuyệt đối mới thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lịng ở mỗi cá nhân. Easterlin (1974) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và sự hài lòng giữa các quốc gia trong các vùng khác nhau của thế giới. Tuy nhiên, đến dữ liệu cho từng quốc gia, kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết này. Các kết quả trái ngược này được gọi là nghịch lý Easterlin. Hagerty và Veenhoven (2003), Stevenson và Wolfers (2008) thì lại tìm thấy kết quả thực nghiệm chứng minh cho mối quan hệ giữa thu nhập của mỗi cá nhân, và ngay cả thu nhập ở mỗi quốc gia đều có sự tương quan chặt chẽ đến sự hài lòng. Deaton (2008) sử dụng dữ liệu thu thập từ 121 quốc gia cũng có cùng kết luận về sự tương quan thuận chặt chẽ giữa thu nhập quốc gia và mức hạnh phúc trung bình. Các nghiên cứu dựa trên dữ liệu chéo nhìn chung đều có chung kết luận về mối quan hệ tương quan thuận giữa thu nhập và sự hài lòng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thu nhập trên cấp độ quốc gia dựa trên dữa liệu thời gian thì khơng phải lúc nào cũng có cùng kết luận về mối quan hệ chặt chẽ này. Ví dụ, Blanchflower và Oswald trong bài nghiên cứu của mình vào năm 2004, đã cho thấy mức độ hài lòng chủ quan của người dân Hoa Kỳ đã giảm trong ba thập kỷ qua mặc dù thu nhập bình quân đầu người vẫn gia tăng trong thời gian đó. Veenhoven (1991), Veenhoven và Ehrhardt (1995) đặt ra giả thuyết giải thích rằng sự gia tăng trong thu nhập chỉ tác động đến sự hài lòng chủ quan tại các nước đang phát triển, tại những nơi mà các nhu cầu căn bản chưa được thoả mãn như thực phẩm, quần áo, thuốc men. Diener và Oishi (2000) đã sử dụng dữ liệu từ 22 nước phát triển và đang phát triển để điều tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc của nhóm
nghèo nhất và giàu nhất trong xã hội, và tìm ra kết quả rằng thu nhập chỉ thật sự giải thích được một phần sự thay đổi trong hạnh phúc giữa các cá nhân.
Dữ liệu về thu nhập được thu thập rất chi tiết trong bộ dữ liệu VARHS 2012. Tổng thu nhập của một hộ được tính tổng từ các nguồn thu: tiền lương của các thành viên trong hộ, các hoạt động sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, các hoạt động khai thác và đánh bắt tự nhiên, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không được trả công, thu nhập từ hoạt động cho thuê, bán tài sản, các khoản chuyển nhượng/hỗ trợ từ cá nhân, các khoản chuyển nhượng/hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội, lãi tiền gửi, lợi tức từ đóng góp cổ phần Thu nhập sẽ được tính bình qn đầu người theo hộ, theo hàm số ln(x). Mức thu nhập trung vị của mẫu sẽ được xem xét khi thực hiện so sánh, đối chiếu do phản ánh chính xác hơn tình hình thu nhập chung mẫu, khơng bị tác động bởi các nhân tố ngoại lai, dị biệt như mức thu nhập trung bình.
Giáo dục: Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy mối tương quan thuận giữa giáo
dục và mức độ hài lòng trong cuộc sống của các cá nhân (Layard năm 2005; Becchetti và cộng sự 2006; Hayo và Seifert 2003). Lý giải cho mối quan hệ này, giáo dục được cho là đã tác động đến sự hài lịng thơng qua nhiều kênh khác nhau, ví dụ như một cơng việc thú vị hơn (Blanchflower và Oswald 1994); giúp cá nhân sống khoẻ mạnh và có cơ hội hơn nhân tốt đẹp hơn (Hartog và Oosterbeek 1998). Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của giáo dục là không đáng kể (Inglehart và Klingemann 2000). Clark và Oswald (1996) lại tìm thấy một mối quan hệ hoàn toàn trái ngược, được lý giải rằng những người có học vấn cao có những địi hỏi và nguyện vọng cho cơng việc cũng cao hơn và khó được đáp ứng.
Giáo dục được đo lường bằng số năm đi học, theo hàm ln(x+1)
Sức khoẻ: Tình trạng sức khoẻ là một trong những biến chỉ báo hiệu quả nhất cho
mức độ hài lòng về cuộc sống của các nhân, theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy. Mehnert và cộng sự (1990) đã chỉ ra kết quả nghiên cứu của họ rằng những người bị các khuyết tật về cơ thể có mức độ hài lịng thấp hơn đáng kể so với những người có điều kiện sức khoẻ bình thường trong nhóm kiểm sốt. Tương tự Helliwell và cộng
sự (2012) đã cho thấy có một mối quan hệ tương quan thuận bền chặt giữa một sức khoẻ tốt và mức độ hạnh phúc trong cuộc sống, kết quả có được dựa theo phân tích dữ liệu panel. Tuy nhiên, sức khoẻ thường được đo lường một cách chủ quan, có thể dẫn đến sai lệch có tính hệ thống khi những người kém hạnh phúc tự đánh giá về tình trạng sức khoẻ kém của mình tệ hơn mức hiện thực và ngược lại (Helliwell và cộng sự 2012)
Tình trạng sức khoẻ trong bài nghiên cứu này sẽ được đo bằng số ngày nghỉ làm do ốm trong năm trước đó và được thể hiện bằng hàm số ln(x+1)
Số trẻ em trong hộ: Số trẻ em trong hộ tác động đến mức độ hài lòng của các nhân
theo nhiều xu hướng khác nhau, gây ra các tác động thuận nghịch khác nhau. Khanemann và Deaton (2010) tìm ra bằng chứng cho thấy tác động của số trẻ em lên mức độ hạnh phúc của các gia đình ở Hoa Kỳ là tác động âm, và lý giải rằng số trẻ em sẽ tăng lên tại nhà cũng đồng nghĩa với các mức độ stress và lo lắng cũng tăng theo trong q trình chăm sóc. Kết quả tương tự với các cuộc điều tra tại Châu Âu và Hoa Kỳ của Layard (2006), Clark và cộng sự (2008); Blanchflower và Oswald (2008). Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra sự khác biệt nằm ở độ tuổi của các em. Trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 12 sẽ làm cho các cá nhân cảm thấy hạnh phúc hơn trong khi các bé nhỏ hơn hay nằm trong độ tuổi mới lớn sẽ làm giảm cảm giác hạnh phúc (Myrskylä và Margolis, 2012; Helliwell and Wang, 2012).
Thang đo số trẻ em trong hộ sẽ tính tổng số trẻ em từ 3 – 12 tuổi trong mỗi một hộ
Giới tính: Đây là biến kiểm sốt cơ bản thuộc một trong số các đặc điểm riêng của
cá nhân, vì có những sự khác nhau rõ ràng được quan sát thấy giữa nam và nữ trong việc cảm nhận mức độ hạnh phúc.
Biến giả giới tính nhận giá trị 1 nếu là Nam và 0 cho các trường hợp còn lại.
Tuổi: Biến Tuổi cũng là một trong những biến cơ bản trong lý thuyết về sự hài lòng.
Hạnh phúc đã được nghiên cứu là có hình dạng chữ U theo biến tuổi tác (Popova 2010)
Biến tuổi được tính bằng năm 2012 trừ đi cho số năm sinh.
Tuổi bình phương/1000: Thể hiện sự suy giảm mức độ hạnh phúc theo thời gian và
trở lại mức hạnh phúc cao khi đã về già. Biến này được tính theo như tên gọi. Các lý thuyết về hữu dụng cho thấy mức hữu dụng có dạng hình chữ U theo độ tuổi (Popova 2010)
Biến này được tính bằng cách lấy biến Tuổi bình phương và chia cho 10000
Tình trạng việc làm: Những người thất nghiệp thường có xu hướng suy giảm mức
độ hài lịng về cuộc sống hơn (Popova 2010).
Biến giả nhận giá trị là 1 nếu người được phỏng vấn đang thất nghiệp và 0 cho các trường hợp khác.
Tình trạng hơn nhân: Các lý thuyết về mức độ hài lịng cho thấy một sự tương quan
thuận với tình trạng hôn nhân. Knight và Gunatilaka (2010) đã thu thập dữ liệu từ các hộ gia đình tại Trung Quốc và tìm ra rằng kết hơn là yếu tố tác động mạnh mẽ và tích cực đến mức độ hạnh phúc trong các hộ gia đình nơng thơn, trong khi đó ly hơn và gố bụa lại có tác động tiêu cực rất rõ rệt. Helliwell, Layard và Sachs (2012) trong nghiên cứu tổng quan lý thuyết đã chỉ ra rằng đa số các bài nghiên cứu từng được thực hiện ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á, Nga và Mỹ Latinh đều cho thấy kết quả chung là những người đã kết hôn thường hạnh phúc hơn những người ly dị, độc thân hay gố bụa.
Tình trạng hôn nhân của chủ hộ được chia làm 3 nhóm, bao gồm (1) Đang có vợ/chồng, (2) vợ/chồng đã mất và (3) độc thân/ly dị/ly thân. Tập hợp biến chỉ tình trạng hơn nhân gồm 2 biến giả. Biến giả Goá bụa nhận giá trị 1 nếu vợ/chồng đã mất và 0 cho các trường hợp khác. Biến giả Độc thân/ly dị/ly thân giá trị 1 nếu người được phỏng vấn đang ở trong tình trạng như trên và 0 cho các trường hợp khác
Các mối quan hệ xã hội: Powdthavee (2008) dựa trên dữ liệu thu thập từ Vương Quốc Anh đã cho thấy việc thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội hoá như các buổi sự kiện văn hố hay hội nhóm và thường xuyên gặp gỡ bạn bè, gia đình sẽ có
một tác động tích cực đến mức độ hài lòng cuộc sống. Việc thiếu vắng các mối quan hệ xã hội có thể giải thích cho ngun do vì sao những người di cư thường cảm thấy ít hạnh phúc hơn những người khác (Nguyen và Benet‐Martínez, 2012)
Để đo lường mức độ gắn kết của các mối quan hệ xã hội, biến độc lập số lượng đám cưới mà cá nhân đã tham dự, bao gồm đám cưới của các thành viên trong hộ, bạn bè và họ hàng được sử dụng, theo hàm ln(x+1). Dựa trên giả thuyết là các hộ gia đình càng có mối quan hệ xã hội rộng và thường tham dự nhiều đám cưới hơn. Trung bình, các hộ gia đình tại Việt Nam tham dự nhiều đám cưới hơn so với ở các nước phương Tây.