4.3 Kết quả ước lượng
4.3.3 Tác động của tôn giáo đến mức độ hài lòng của cá nhân
Kết quả ước lượng được thể hiện qua Phụ lục 4.5 đến 4.7. Bảng 10 thể hiện tác động của tơn giáo và các biến giải thích khác đến mức độ hài lòng của cá nhân qua phương pháp Ordered Probit, Ordered Probit với biến công cụ và tác động biên của các biến độc lập. Với biến phụ thuộc là mức độ hài lòng đã được điều chỉnh thàng thang đo 0/1 để kiểm tra tính ổn định của mơ hình, bảng 11 và 12 lần lượt trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp Probit - Probit với biến công cụ và phương pháp Xác suất tuyến tính. Với mỗi phương pháp hồi quy, quy mơ mẫu lần lượt là tổng mẫu, nhóm thu nhập 1 và nhóm thu nhập 2. Kiểm định tính nội sinh của biến tôn giáo được thực
hiện qua phương pháp hồi quy phần dư Durbin-Wu-Hausman Test, và được thể hiện sau mỗi phương trình hồi quy có sử dụng biến cơng cụ.
Theo kết quả hồi quy từ Phụ lục 4.5, mơ hình hồi quy theo phương pháp Ordered Probit cho thấy biến tơn giáo có tác động tiêu cực đến mức độ hài lòng ở mỗi cá nhân ở quy mơ tổng mẫu và nhóm thu nhập bình qn đầu người trên ngưỡng 55% phân vị của tồn mẫu. Tác động của tơn giáo đến mức độ hài lịng ở nhóm thu nhập 1 mang dấu dương, cho thấy những cá nhân có mức thu nhập dưới ngưỡng 55% phân vị sẽ cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống khi họ càng tham gia vào các nhóm tơn giáo tín ngưỡng, kết quả này phù hợp với các lý thuyết trước đây. Tuy nhiên, tác động của tơn giáo đến mức độ hài lịng lại khơng có ý nghĩa ở tồn bộ các quy mơ mẫu. Kết quả hồi quy khi có biến cơng cụ cũng cho thấy mối liên hệ giữa tôn giáo và mức độ hài lịng là khơng có ý nghĩa. Tuy tại hồi quy (6) sự tác động có ý nghĩa thống kê ở mức 10% của tôn giáo đến biến phụ thuộc là theo chiều hướng dương nhưng kết quả hồi quy này khơng chính xác. Ngun nhân do kết quả kiểm định biến ngoại sinh tôn giáo cho thấy giả thuyết biến ngoại sinh không thể bác bỏ theo số liệu thống kê. Vì vậy, kết quả hồi quy của biến tôn giáo được xem xét lại theo hồi quy (1), (2) và (3), do các mơ hình này có phương sai nhỏ hơn mơ hình có biến cơng cụ.
Với biến phụ thuộc được điều chỉnh thành 0/1, xét trên hai nhóm thu nhập phân biệt, kết quả hồi quy cũng tương thích với kết quả đã phân tích ở trên, dù theo phương pháp Probit (Phụ lục 4.6) hay phương pháp xác suất tuyến tính tại (Phụ lục 4.7). Tuy nhiên, kết quả này không đúng trên quy mơ tổng mẫu, tơn giáo đã có tác động tích cực đến mức độ hài lịng của các cá nhân, thay cho tác động tiêu cực như đã phân tích ở trên. Kết quả chung cho thấy tơn giáo tuy có tác động tích cực đến các hộ có thu nhập thấp theo như giả thiết thứ 3 đã đưa ra, nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê ở tất cả các quy mô mẫu khi hồi quy theo các mơ hình khơng có biến cơng cụ. Bên cạnh đó, hiện tượng nội sinh của biến tơn giáo khơng xảy ra ở tất cả các quy mô mẫu, kết quả từ các mơ hình hồi quy có biến cơng cụ đều thiếu chính xác hơn so với mơ hình ban đầu nên khơng được đưa vào phân tích.
Kết quả thú vị về tính ngoại sinh của tơn giáo với mức độ hài lịng cho thấy đặc trưng tôn giáo rất khác biệt tại Việt Nam, trái ngược với các lý thuyết nội sinh trước đây về mối quan hệ này ở nhiều nghiên cứu trước tại các quốc gia khác. Các đặc điểm cá nhân chưa quan quan sát được không tác động nhiều đến khả năng tham gia hội nhóm tơn giáo của các cá nhân, quyết định tham gia phụ thuộc vào truyền thống gia đình là chủ yếu: 65,17% số người tham gia nhóm tơn giáo từ bộ dữ liệu VARHS 2012 có các thành viên trong gia đình đồng là thành viên trong nhóm tơn giáo với nhau. Số liệu thống kê từ VARHS 2012 còn cho thấy các cá nhân đã tham gia vào nhóm tơn giáo với thời gian trước đó khá lâu, số người tham gia từ năm 1951 đến 2010 chiếm 98,88% và duy nhất chỉ một người tham gia nhóm tơn giáo vào năm khảo sát 2012. Hạn chế của dữ liệu là đã không cho thấy sự biến động trong một năm của biến tôn giáo trong khi mức độ hài lịng về cuộc sống khi có cú sốc rủi ro thay đổi rất nhanh theo các biến độc lập khác. Kết quả là trong ngắn hạn, sự tác động ngược lại từ biến hạnh phúc đến tơn giáo chưa có tác động kịp hoặc tác động chưa được ghi nhận từ những hạn chế ở câu hỏi khảo sát. Như đã phân tích ở trên, số người mến mộ và tin vào triết lý tôn giáo nhiều hơn số người tham gia thực hành thường xuyên tôn giáo tại một tổ chức cụ thể. Khi các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống xảy ra, các triết lý niềm tin này có thể giúp cá nhân vượt qua đau khổ. Hoặc ngược lại, từ đau khổ, các cá nhân tìm đến một nơi nương tựa tâm linh để trả lời cho các câu hỏi mà họ khơng tìm được lời giải trong cuộc sống, giúp họ cảm thấy hài lòng hơn. Q trình này có thể diễn ra một cách rất có ý nghĩa nhưng khơng cần thơng qua việc có tham gia một tổ chức tơn giáo chính thức nào hay khơng. Để đo lường lịng tin vào tơn giáo, các bảng câu hỏi thường bắt đầu bằng câu hỏi chung “Bạn có tin vào Chúa/Trời/.hay khơng?” hoặc chi tiết hơn là đưa ra thang đo từ 1 đến 10 cho mức độ quan trọng của Chúa/Trời đối với người trả lời (Scheve 2006). Để đo lường mức độ chính xác hơn, tránh độ chủ quan duy ý chí của người trả lời, một số nghiên cứu đo lường lịng tin vào tơn giáo của cá nhân thơng qua thực nghiệm bằng các trị chơi và các câu hỏi tâm lý, ẩn đi mục đích chính của cuộc nghiên cứu là gì (Ali Ahmed 2011). Các câu hỏi về tơn giáo cũng phân chia nhóm tín ngưỡng của người trả lời vì mỗi nhóm tơn giáo có hệ thống
tin ngưỡng và những đức tin riêng, nhiều khi là trái ngược nhau trong việc nhìn nhận về hạnh phúc cuộc sống (Popova 2010). Xem xét tác động ngược của mức độ hài lòng đến tôn giáo cũng cần được mở rộng theo thời gian qua các năm để nghiên cứu tác động ảnh hưởng lâu dài giữa hai biến này, tuy nhiên một hạn chế nữa của dữ liệu VARHS là biến đo lường hài lòng của các cá nhân chỉ lần đầu được điều tra vào năm 2012, các năm trước khơng có cuộc khảo sát với dữ liệu đầy đủ nào có thể ứng dụng vào phân tích cùng với bộ dữ liệu VARHS. Kết quả nghiên cứu dữ liệu cắt ngang đã cho thấy tác động giữa hai biến này trong ngắn hạn là ngoại sinh và khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.