3.2.1 Tác động của tôn giáo đến mức tiết kiệm của các hộ
Mơ hình hồi quy thể hiện tác động của tôn giáo đến hành vi tự bảo hiểm của hộ dựa theo mơ hình của (Carol Newman 2014). Bài nghiên cứu không xem xét tách rời vai trị của tiết kiệm chính thức và phi chính thức, đồng thời mở rộng thêm mơ hình bằng việc thêm biến 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 – đóng vai trị đo lường vốn xã hội, thuộc một trong số những biến kiểm soát về các đặc điểm kinh tế-xã hội của chủ hộ – để nghiên cứu các tác động của tôn giáo đến hành vi tiết kiệm của hộ gia đình. Từ mơ hình lý thuyết, xét tại một giai đoạn thời gian nhất định, mơ hình tiết kiệm dưới dạng rút gọn được thể hiện như sau:
𝑙𝑛𝑠𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔𝑖 = 𝛼1𝑖 + 𝛼2𝑖𝑙𝑛𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘𝑠𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔𝑖+ ∑ 𝛼𝑡𝑖𝑠𝑜𝑐𝑒𝑐𝑜𝑛𝑡𝑖
11 𝑡=3
+ 𝛼12𝑖𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛𝑖 + 𝛼13𝑖𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠𝑖 + 𝑢𝑖
i: thể hiện cho chủ hộ đại diện của các hộ
𝑙𝑛𝑠𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔: tổng lượng tiền tiết kiệm, được tính theo hàm ln(x)
𝑙𝑛𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘𝑠𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔: là lượng tiền tiết kiệm được cách đây 12 tháng (số dư đầu kỳ) 𝑠𝑜𝑐𝑒𝑐𝑜𝑛: là 9 biến về đặc điểm kinh tế-xã hội của của hộ hoặc chủ hộ, bao gồm thu
nhập bình quân đầu người, số năm đi học tại trường, giới tính, tuổi, số lần tham dự đám cưới, số trẻ em từ 3 – 12 tuổi trong gia đình, số ngày nghỉ bệnh trong năm, tình trạng hơn nhân gố bụa, tình trạng hơn nhân ly dị/ly thân/độc thân, tình trạng việc làm.
𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛: biến giả thể hiện việc có tham gia tổ chức tín ngưỡng của chủ hộ
𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠: biến thể hiện tổng thu nhập bị mất đi của hộ sau các cú sốc, được tính
theo hàm ln(x)
Tổng lượng tiền tiết kiệm được và lượng tiền tiết kiệm được cách đây 12 tháng đều thể hiện cho dạng tài sản có đặc trưng thanh khoản cao, khơng tính đến các loại tài sản khác của hộ gia đình. Đây cũng là một trong những hạn chế của bài nghiên cứu này.
3.2.2 Tác động của tiết kiệm đến khả năng phục hồi sau các cú sốc của hộ
Bài nghiên cứu xem xét tác động của tôn giáo, thông qua biến trung gian là mức tiết kiệm của hộ, đến khả năng tự phục hồi sau các cú sốc của mỗi hộ gia đình. Từ mơ hình lý thuyết của Akter và Mallick (2013), mơ hình thực nghiệm xem xét các tác động của khả năng hồi phục sau một cú sốc với các hành vi tiết kiệm của hộ được trình bày như sau:
𝑟𝑒𝑠𝑖𝑙𝑖𝑒𝑛𝑐𝑒𝑖 = 𝛼1𝑖 + ∑ 𝛼𝑡𝑖𝑠ℎ𝑜𝑐𝑘𝑡𝑖 3 𝑡=2 + 𝛼4𝑖𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠𝑖+ ∑ 𝛼𝑡𝑖𝑠𝑜𝑐𝑒𝑐𝑜𝑛𝑡𝑖 13 𝑡=5 + ∑ 𝛼𝑡𝑖𝑟𝑒𝑎𝑐𝑡𝑡𝑖 16 𝑡=14 + 𝛼17𝑖𝑙𝑛𝑠𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔𝑖 + 𝑢𝑖
𝑟𝑒𝑠𝑖𝑙𝑖𝑒𝑛𝑐𝑒: thể hiện mức độ đã vượt qua được các cú sốc của hộ (𝑦1: hầu như chưa được phục hồi, 𝑦2: đã phục hồi một phần, 𝑦3: đã phục hồi hoàn toàn )
𝑠ℎ𝑜𝑐𝑘: là 2 biến giả thể hiện cho 3 loại cú sốc: (1) các cú sốc về thiên tai dịch bệnh ;
(2) các cú sốc về mặt kinh tế; và (3) các rủi ro đối với các thành viên của hộ.
𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠: biến thể hiện tổng thu nhập bị mất đi của hộ sau các cú sốc, được tính
theo hàm ln(x)
𝑠𝑜𝑐𝑒𝑐𝑜𝑛: là 9 biến về đặc điểm kinh tế-xã hội của của hộ hoặc chủ hộ, bao gồm thu
nhập bình quân đầu người, số năm đi học tại trường, giới tính, tuổi, số lần tham dự đám cưới, số trẻ em từ 3 – 12 tuổi trong gia đình, số ngày nghỉ bệnh trong năm, tình trạng hơn nhân gố bụa, tình trạng hơn nhân ly dị/ly thân/độc thân, tình trạng việc làm.
𝑟𝑒𝑎𝑐𝑡 là 3 biến giả thể hiện các hoạt động hộ đã làm để đối phó với các cú sốc về thu
nhập bao gồm: (1) khơng làm gì; (2) sử dụng các nguồn lực sẵn có, (3) được hỗ trợ ; (4) vay mượn.
3.2.3 Tác động của tơn giáo đến sự hài lịng
Mối quan hệ giữa hài lòng và thu nhập đã được (L. Bettendorf 2008) nghiên cứu xem xét trong hệ thống các phương trình cấu trúc, trong đó hai biến này được xem như các biến ẩn. Mơ hình hồi quy dựa theo mơ hình của Popova (2010), với biến thu nhập được đổi sang biến mức độ hài lòng, tương đương một trong nhiều biến nội sinh từ hệ phương trình. Hệ phương trình cấu trúc, dựa trên mơ hình lý thuyết về mức độ hài lịng, với phương trình mở rộng thứ hai về tác động nội sinh từ biến 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛, được thể hiện như sau:
{ ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠𝑖 = 𝛼0𝑖+ 𝛼1𝑖𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛𝑖+ 𝛼2𝑖𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠𝑖+ ∑ 𝛿𝑡𝑖𝑠𝑜𝑐𝑒𝑐𝑜𝑛𝑡𝑖+ 𝑢𝑖 10 𝑡=1 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛𝑖 = 𝑏0𝑖+ 𝑏1𝑖ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠𝑖+ 𝑏2𝑖𝑙𝑛𝑟𝑒𝑣𝑖𝑙𝑙𝑎𝑔𝑒 + 𝑏3𝑖𝑙𝑛𝑟𝑒𝑣𝑖𝑙𝑙𝑎𝑔𝑒 ∗ 𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠 + ∑ 𝜏𝑡𝑖𝑠𝑜𝑐𝑒𝑐𝑜𝑛𝑡𝑖+ 𝑣𝑖 10 𝑡=1
Trong đó: ℎ𝑎𝑝𝑝𝑖𝑛𝑒𝑠𝑠 thể hiện mức độ hài lòng về cuộc sống của các nhân (𝑦1: khơng hài lịng, 𝑦2: bình thường, 𝑦3: hài lòng, 𝑦4: rất hài lòng)
religion: biến giả thể hiện việc có tham gia tổ chức tín ngưỡng của chủ hộ
Để đo lường tác động trực tiếp của các cú sốc và tôn giáo, biến tổng tổn thất
𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠 và tơn giáo 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 được xem xét đến trong phương trình đầu tiên của
hệ với biến phục thuộc là mức độ hài lịng của các cá nhân.
Biến cơng cụ 𝑙𝑛𝑟𝑒𝑣𝑖𝑙𝑙𝑎𝑔𝑒 thể hiện số thôn tôn giáo trong xã, tính theo hàm ln(x), và
𝑙𝑛𝑟𝑒𝑣𝑖𝑙𝑙𝑎𝑔𝑒 ∗ 𝑙𝑛𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙𝑙𝑜𝑠𝑠 thể hiện mối quan hệ tương tác giữa biến công cụ số thôn
tôn giáo trong xã và tổng tổn thất sau rủi ro. Hai biến công cụ này được đưa vào phương trình thứ hai để thay thế cho biến nội sinh 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔𝑖𝑜𝑛 và giúp cho hệ phương trình được xác định. Phụ lục 1 giúp giải thích rõ hơn về các biến số trong các mơ hình đã trình bày.
Hệ phương trình cấu trúc giúp cho việc phân tích các tác động của mỗi phương trình trong hệ một cách đồng thời, thông qua việc xem xét tác động qua lại giữa các sai số ở mỗi phương trình, và điều chỉnh đồng thời các hệ số hồi quy từ các phương trình theo ma trận hiệp phương sai của các sai số đó. Kết quả ước lượng sẽ chính xác hơn khi so sánh với phương pháp hồi quy từng phương trình riêng lẻ, do đã bỏ qua sự tương quan giữa các sai số với nhau.