KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 32 - 33)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright về hệ thống tài chính, niên khóa 2011-2013 thì các giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng chia ra làm 2 giai đoạn chính:

Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp. Khơng có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trị là NHTW, vừa là NHTM.

Sau năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 2 cấp. Tháng 5/1990, 2 pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:

- Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một NHTW - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ.

- Cấp ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.

Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập

quốc tế. Thời kỳ này phản ánh rõ nhất mơ hình hoạt động của các NHTM CP, những ngân hàng nào hoạt động hiệu quả, an tồn, có định hướng và mục tiêu phát triển thì đã tách ra để vươn lên; những ngân hàng nào cịn khó khăn về tài chính chưa thể mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động, hoạt động yếu kém thì lựa chọn những bước đi phù hợp, thực hiện lộ trình tăng vốn, chấn chỉnh, củng cố, giải thể nhằm không gây sáo trộn theo quy định của NHNN. Ngày 9/11/1999, thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Cơng nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking,...). NHNN tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khố XII thơng qua Luật NHNN Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý phù hợp hơn để tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tính tới thời điểm tháng 9/2015, hệ thống ngân hàng đã phát triển rất nhanh về số lượng, quy mơ tài chính và hoạt động, bao gồm: 2 ngân hàng chính sách Nhà nước, 4 NHTM do Nhà nước làm chủ sở hữu, 31 NHTM CP, 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, 3 ngân hàng liên doanh (NHNN, 2015). Sự tồn tại của nhiều ngân hàng với quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng. Đặc điểm đa dạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đa sở hữu, đa ngành nghề và các nhóm đối tượng phục vụ khác nhau (doanh nghiệp FDI, công ty xuyên quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty, cá nhân, hộ gia đình,…). Theo số liệu tính tốn từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thì các ngân hàng Việt Nam đóng vai trị chi phối với thị phần tín dụng 90.7% toàn hệ thống (NHTM NN: 50.84%, NHTM CP: 39.86%) và với tài sản có chiếm 84.54% tồn hệ thống (NHTM NN: 39.23%; NHTM CP: 45.21%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)