4.3.1.Biến phụ thuộc
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào hai chỉ tiêu là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và chỉ tiêu lãi thuần trên tài sản có sinh lời (NIM). ROA, NIM thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng, điển hình là các bài Ongore và Kusa (2012), Khrawish (2011), Pasiouras và Kosmidou (2007), …
-Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA (%) =
x 100 - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
NIM (%) =
x 100
4.3.2.Biến độc lập
Dựa trên cơ sở lý luận trong Chương 2 cũng như thừa kế kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học trước đó như Ongore và Kusa (2012), Molyneux và Thornton (1992), Pasiouras và Kosmidou (2007), luận văn sẽ chia các biến độc lập thành 2 nhóm là các biến nội tại ngân hàng và các biến vĩ mô. Cụ thể, các biến nội tại ngân hàng là những biến phản ánh các yếu tố nội bộ mà các nhà quản lý ngân hàng có thể kiểm soát được, trong khi, các biến vĩ mơ khơng thể kiểm sốt được do đây là những yếu tố vĩ mơ bên ngồi.
Quy mô tài sản của ngân hàng (SIZE)
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), biến quy mô ngân hàng được đo bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản được lấy làm biến đại diện cho quy mô của một ngân hàng thương mại. Gaganis và cộng sự (2006), Lanine và Vennet (2006) cũng dùng thước đo tương tự, Chen và Shih (2006) thì sử dụng giá trị tổng tài sản để đại diện cho quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lấy tổng tài sản để đại diện cho quy mơ ngân hàng thì sẽ có khoảng cách khá xa giữa các nhóm ngân hàng làm ảnh hưởng đến kết quả hồi quy. Vì vậy, quy mơ ngân hàng trong luận văn được ước lượng bằng cách sử dụng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản theo như nghiên cứu của Gaganis và cộng sự (2006), Khrawish (2011), Nguyễn Việt Hùng (2008).
SIZE = Ln(tổng tài sản)
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Một trong những hoạt động cơ bản, tạo ra phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chính là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, để đo lường chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (NPL). Cách đo lường được sử dụng giống trong các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008 ) và Ongore và Kusa (2012).
NPL =
Thanh khoản (LDR)
Tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng đó trong việc tạo ra thu nhập thông qua cho vay. Trong các nghiên cứu trước đây, Lanine và Vennet (2006), Ravi và Pramoodh (2008) sử dụng công thức: LDR= tài sản thanh khoản/tổng tài sản; còn Zhao và cộng sự (2008) sử dụng công thức: LDR= (tiền mặt+cổ phiếu quỹ của Liên bang + tín phiếu kho bạc Mỹ + trái vụ của chính phủ Mỹ)/tổng tài sản. Trong luận văn này
sẽ sử dụng thước đo giống nghiên cứu của Ongore và Kusa (2012).
LDR =
Hiệu quả quản lý (CIR)
CIR là biến được đo bằng tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động. Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của các ngân hàng thương mại. Rahman và cộng sự (2009), Sangmi và Nazir (2010) đã kết luận tỷ lệ chi phí trên thu nhập càng thấp thì NH quản lý càng hiệu quả và càng làm tăng hiệu quả sinh lời. Cách đo lường chỉ tiêu được sử dụng giống trong nghiên cứu của Ongore
và Kusa (2012) và Nguyễn Việt Hùng (2008).
CIR =
4.3.2.2.Biến vĩ mô
Tăng trƣởng kinh tế (GDP)
Trong kinh tế, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi tồn quốc gia, nó cịn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Biến này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây như:
Khrawish (2011), Ongore và Kusa (2012), Bikker và Hu (2002).
Tỷ lệ lạm phát (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng – CPI (Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho tồn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Biến này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu Molyneux và Thorton (1992), Hassan (2003), Khrawish (2011), Ongore và Kusa (2012).
Bảng 4.1: Các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu:
Biến Tên biến Cách xác định Kỳ vọng
về dấu Bài nghiên cứu đã sử dụng
ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
=Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân
Khrawish (2011) Ongore và Kusa (2012) NIM Tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên
=(thu nhập lãi - chi phí lãi) /tổng tài sản có sinh lời bình quân
Ongore và Kusa (2012) SIZE Quy mô ngân
hàng =ln(tổng tài sản)
+ Khrawish (2011)
Nguyễn Việt Hùng (2008) NPL Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu / tổng dư
nợ - Nguyễn Việt Hùng (2008 ) Ongore và Kusa (2012) LDR Tính thanh khoản = tổng cấp tín dụng / nguồn vốn huy động + Ongore và Kusa (2012) CIR Hiệu quả quản
lý
= chi phí hoạt động/thu nhập từ hoạt động - Ongore và Kusa (2012) Nguyễn Việt Hùng (2008) GDP Tăng trưởng kinh tế = (GDP năm n / GDP năm (n-1))-1 + Khrawish (2011) Ongore và Kusa (2012) CPI Lạm phát = CPI + Khrawish (2011)
Ongore và Kusa (2012)