.THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74)

4.6.1. Nhân tố nội tại ngân hàng

Quy mô ngân hàng: Được tính bằng Logarit tự nhiên của Tổng tài sản – có ý

nghĩa thống kê với mức 10% ở cả hai mơ hình và khơng đúng với kỳ vọng. Điều này có nghĩa là đối với toàn bộ mẫu nghiên cứu thì khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2009 –2014 giảm khi tổng tài sản của các ngân hàng tăng. Nhận thấy sự tác động nghịch chiều cực kỳ mạnh mẽ và mức biến thiên rõ rệt

hơn các biến cịn lại, cụ thể: ở mơ hình ROA là 0.103 đơn vị cịn ở mơ hình NIM là 0.246 đơn vị. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu Berger và cộng sự (1987), Smirlock (1985) nhưng phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam khi mà các ngân hàng tăng quy mô tổng tài sản tuy nhiên không tận dụng hiệu quả nguồn tài sản kéo theo chi phí tăng cao.

Như đã phân tích ở Chương 3 thì quy mơ ngân hàng biến thiên ngược chiều với các hệ số đo lường khả năng sinh lời ROA và NIM. Nguyên nhân chính là do tổng tài sản liên tục tăng mạnh nhưng lợi nhuận qua các năm không tăng tương xứng với tốc độ tăng của tổng tài sản (giai đoạn 2009-2011), thậm chí tổng tài sản tăng nhưng lợi nhuận lại giảm (giai đoạn 2011-2013). Điều này làm cho ROA và NIM càng giảm mạnh.

Mức ảnh hưởng của biến này đến ROA và NIM là rõ rệt nhất trong các biến độc lập, như vậy các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động hiện tại của mình. Các NHTM ở Việt Nam nên đầu tư phát triển theo chiều sâu và cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng mới, trong đó các dịch vụ này cần phải dựa trên nền tảng tiến bộ cơng nghệ ngân hàng. Có như vậy, các NHTM ở Việt Nam mới có thể nâng cao năng suất các yếu tố đầu vào.

Nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu trong luận văn được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên

tổng dư nợ. Kết quả hồi quy cho thấy biến này có quan hệ thuận với khả năng sinh lời của các ngân hàng trong cả hai mơ hình hồi quy của ROA và NIM. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại khơng có ý nghĩa thống kê trong cả hai mơ hình hồi quy của ROA và NIM.

Thanh khoản: Được đo lường bằng tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy

động, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với mơ hình hồi quy của NIM và đúng với kỳ vọng. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2009 –2014 tăng khi hệ số thanh khoản tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu: Bourke (1989), Kosmido và cộng sự (2008) và Nguyễn Việt Hùng (2008).

Nhận thấy có sự tác động cùng chiều tương đối mạnh của biến thanh khoản đến khả năng sinh lời ở mơ hình NIM. Như đã phân tích ở Chương 3 thì lợi nhuận

chủ yếu của các NHTM chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi. Một trong những cách thức làm tăng thu nhập thì các ngân hàng đã chú tâm đến việc sử dụng tốt nguồn vốn huy động bằng việc cho vay ra để tạo thu nhập từ lãi. Thực tế cho thấy khi các ngân hàng càng tăng dư nợ thì thu nhập lãi càng tăng, bên cạnh đó có chiến lược tận dụng nguồn vốn huy động để cho vay hợp lý càng làm tăng thu nhập lãi thuần. Dựa vào số liệu thu thập được từ báo cáo thường niên của các ngân hàng ta thấy xu hướng dịch chuyển của tổng dư nợ hoàn toàn giống với thu nhập lãi thuần. Điều này tác động mạnh mẽ đến hệ số NIM của các ngân hàng. Điều này cũng đúng với đặc thù của các NH ở Việt Nam khi chưa phát triển nhiều về các dịch vụ khác nhau ngồi cho vay, vì vậy hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại hiệu quả cho các NH.

Hiệu quả quản lý: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả hai mơ hình hồi quy

và đúng với kỳ vọng. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2009 –2014 giảm khi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu: IIhomovich và cộng sự (2009), Sangmi và Nazir (2010). Nhận thấy có sự tác động ngược chiều của biến CIR đến khả năng sinh lời và có độ tin cậy cao ở cả hai mơ hình ROA và NIM. Cụ thể, mức biến thiên này ở mơ hình ROA là 0.029 và mơ hình NIM là 0.076. Như đã phân tích ở chương 3 thì tỷ lệ CIR của các NH Việt Nam ngày càng tăng. Theo Hình 3.5, tốc độ tăng của tổng chi phí hoạt động ngày càng tăng nhanh hơn tổng thu nhập hoạt động, trên biểu đồ ta có thể thấy đường thể hiện tổng chi phí hoạt động ngày càng tiến gần hơn đường thu nhập hoạt động, điều này làm giảm lợi nhuận hoạt động.

Mơ hình đã đưa ra gợi ý đáng chú ý đó chính là mối tương quan âm khá cao giữa tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động đối với khả năng sinh lời và kết quả mơ hình có độ tin cậy rất cao, điều này cho thấy việc quản lý chi phí của các NHTM hiện nay đang gặp phải vấn đề. Một trong những nguyên nhân chính là do việc mở rộng mạng lưới quá mức của nhiều ngân hàng nhưng lại khó bù đắp chi phí, dẫn đến tỷ lệ CIR tăng và vấn đề này cũng làm gia tăng thêm rủi ro cho các

ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng nên chú trọng hơn vào vấn đề kiểm sốt chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để tăng khả năng sinh lời.

4.6.2.Nhân tố vĩ mô

Tăng trƣởng kinh tế: Kết quả hồi quy cho thấy tăng trưởng kinh tế có quan

hệ thuận với tỷ lệ ROA nhưng lại có quan hệ nghịch với NIM. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại khơng có ý nghĩa thống kê ở cả hai mơ hình của ROA và NIM.

Tỷ lệ lạm phát: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả hai mơ hình và đúng với

kỳ vọng. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2009 –2014 tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu: Molyneux và Thorton (1992), Hassan (2003). Kết quả cho thấy sự tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát với khả năng sinh lời của các ngân hàng và sự tác động này là tương đối mạnh. Bởi vì theo như quan sát số liệu được thu thập từ các ngân hàng thì tỷ lệ lạm phát cao có liên quan tới lãi suất vay cao và thu nhập do đó cũng sẽ cao. Như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách hoạt động thích hợp để phù hợp với sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong Chương 4, luận văn đã khái quát 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM, lập luận và đặt ra các giả thuyết, từ đó đề xuất mơ hình nghiên

cứu. Kết quả hồi quy cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Như vậy, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cho thấy phụ thuộc vào quy mơ ngân hàng, tính thanh khoản, khả năng kiểm soát chi phí/thu nhập của các ngân hàng thương mại cũng như những biến động vĩ mô của nền kinh tế cụ thể là tỷ lệ lạm phát. Thông qua việc nhận diện các nhân tố đề cập ở trên có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thuyết phục ở Chương 5.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

5.1. KẾT LUẬN

Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm trầm trọng. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn đã áp dụng phương pháp phân tích định lượng thơng qua mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, lấy số liệu cụ thể của 15 NHTM Việt Nam và số liệu vĩ mô từ Tổng cục thống kê trong giai đoạn 2009-2014 để ước lượng sự tác động của một số nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Luận văn đã sử dụng chỉ tiêu ROA và NIM để đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng. Với mục tiêu trên, luận văn đã đạt được những kết quả chính sau:

Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá được thực trạng khả năng sinh lời của các

ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014 thông qua các chỉ số tài chính. Nhận thấy trong giai đoạn này có nhiều biến động cũng như những thay đổi bất thường của một số ngân hàng. Và những nhân tố nội tại ngân hàng cũng như những nhân tố vĩ mơ có tác động nhất định đến khả năng sinh lời tuy nhiên khó có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng cụ thể.

Mục tiêu 2: Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố nội tại đến khả năng

sinh lời:

Quy mơ ngân hàng có tác động nghịch chiều đối với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, kết quả cho thấy đây là biến có mức tác động rõ rệt nhất trong mơ hình. Kết quả này khơng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Berger và cộng sự (1987), Smirlock (1985).

Thanh khoản có tác động thuận chiều với khả năng sinh lời, có ý nghĩa thống kê đối với mơ hình hồi quy của NIM. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu: Bourke (1989), Kosmido và cộng sự (2008) và Nguyễn Việt Hùng (2008).

Khả năng sinh lời của NHTM chịu sự tác động mạnh mẽ của biến hiệu quả quản lý và kết quả hồi quy có độ tin cậy cao. Biến này có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời và phù hợp với các nghiên cứu trước đây của: IIhomovich và cộng sự (2009), Sangmi và Nazir (2010).

Mục tiêu 3: Xác định được ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh

lời:

Có sự tác động của yếu tố mơi trường vĩ mô mà cụ thể là tỷ lệ lạm phát đến khả năng sinh lời của các NHTM. Tác động này là thuận chiều, có độ tin cậy rất cao và phù hợp với các nghiên cứu trước đây của: Molyneux và Thorton (1992), Hassan (2003), Wang (2009), Beck và cộng sự (2008).

Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các yếu tố như: tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế tác động một cách không đáng kể đến khả năng sinh lời của các NHTM và khơng có ý nghĩa thống kê.

5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Theo các kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy để nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM, trước hết bản thân ngân hàng phải thực sự quan tâm tới 4 nhân tố có ý nghĩa thống kê vừa được kiểm định qua mơ hình, nghĩa là phải có các biện pháp cải thiện lần lượt hoặc đồng bộ các nhân tố trên. Điều này chỉ làm được và phát huy hiệu quả trước tiên phải do chính nhận thức của các ngân hàng, đồng thời rất cần sự điều chỉnh từ phía ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Như vậy kết quả của nghiên cứu là nền tảng vững chắc để đề tài đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

5.2.1. Nhân tố nội tại Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng

Theo kết quả hồi quy ở Chương 4 thì quy mơ ngân hàng có quan hệ nghịch chiều với khả năng sinh lời, kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Lập luận của các nhà nghiên cứu như Berger và cộng sự (1987), và Smirlock (1985) thì quy mơ tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng, ngân

hàng có tổng tài sản càng lớn thì càng có khả năng mở rộng quy mơ cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi vay để cho vay. Do đó, bằng cách tăng quy mơ của ngân hàng, chi phí có thể được giảm và do đó, khả năng sinh lời có thể được cải thiện. Tuy nhiên ở Việt Nam thì khi tổng tài sản tăng nhanh nhưng do không quản lý hiệu quả nguồn tài sản dẫn đến phát sinh nhiều chi phí như chi phí đại diện, chi phí quản trị điều hành,… làm giảm khả năng sinh lời. Như vậy giải pháp đặt ra cho vấn đề quản trị tài sản như sau:

Thứ nhất: Một trong những vấn đề còn tồn tại của các ngân hàng thương mại

Việt Nam hiện nay đó chính là cơ cấu tổ chức quá cồng kềnh, nhiều phòng giao dịch, chi nhánh nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, đề tài đề xuất cơ chế quản lý tập trung nhằm tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại. Việc mở rộng quy mô hoạt động phải gắn liền với cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro.

Thứ hai: Quản lý khoản mục cho vay, cụ thể: Các NHTM cần xây dựng chiến

lược tín dụng tổng thể và kế hoạch chi tiết để triển khai chiến lược này. Tăng cường cơng tác tiếp thị để nhanh chóng tăng trưởng dư nợ tín dụng từ đó cải thiện tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện khả năng sinh lời. Đồng thời, phải đảm bảo kiểm soát chất lượng tăng trưởng tài sản có và dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thứ ba: Tập trung quản lý nguồn vốn huy động nhằm hạn chế nguồn vốn bị

ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các ngân hàng thương mại nên thực hiện cơ chế tập trung quản lý vốn huy động. Đồng thời, việc tập trung nguồn vốn huy động sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác quản trị thanh khoản.

Thanh khoản

Như đã phân tích ở Chương 3, tỷ lệ thanh khoản của các NHTM Việt Nam giảm dần qua các năm và đặc biệt giảm mạnh ở năm 2012 và cũng theo kết quả hồi quy ở Chương 4 thì đây là nhân tố có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, nâng cao tỷ lệ thanh khoản là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay thông qua việc tăng nguồn vốn huy động cũng như cơng tác kiểm sốt tỷ lệ cấp tín dụng nhằm tăng hiệu quả của đồng vốn huy động.

Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Gia tăng nguồn vốn tự có làm tăng tính thanh khoản của các

NHTM. Nâng tầm quy mô vốn cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu hoạt động, ứng phó với rủi ro lớn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Để tăng vốn chủ sở hữu cho chính các ngân hàng thì hơn ai hết các ngân hàng phải thực hiện kế hoạch chi tiết để đảm bảo quy mô vốn tăng trong thời gian tới:

- Rà sốt lại các khoản nợ xấu, sau đó đánh giá các khoản nợ xấu đó ở mức độ nào, khoản nào có thể chuyển thành vốn góp, cổ phần được.

- Tăng cường huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời cải thiện khả năng thanh khoản tạm thời.

Thứ hai: Đảm bảo chất lượng tín dụng thơng qua việc tăng cường công tác

quản lý, kinh doanh tiếp thị sao cho nguồn vôn đến được với khách hàng vay nợ tốt nhất thì sẽ mang lại hiệu quả sinh lời cao nhất cho ngân hàng. Đồng thời với việc gia tăng cấp tín dụng cho các ngân hàng nếu quản lý tốt chi phí sẽ làm tăng hiệu quả kinh danh của ngân hàng. Một trong những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng đó là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)