Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng 2009-2014
Đa số các ngân hàng có hệ số ROA giảm dần qua các năm và có độ biến động khơng lớn, một số ít ngân hàng có ROA tăng trong giai đoạn 2009-2011. Những ngân hàng thể hiện sự ổn định của ROA có thể kể đến gồm: MBB, VCB, VPB. Tuy nhiên đáng chú ý là LPB và SEA có những thay đổi nhanh và bất thường trong giai đoạn khảo sát.
Gây điểm nhấn trong năm 2009 đó là LPB với ROA đạt 4.4%, trong khi mức trung bình của các ngân hàng là 1.74%. Có thể nhận thấy sự hoạt động hiệu quả của ngân hàng này khi so sánh với ngân hàng có ROA tương đương trung bình ngành là ngân hàng VPB. Trong khi tổng tài sản của LBP chỉ bằng khoảng 50% tổng tài sản của VPB nhưng lợi nhuận sau thuế ngân hàng này mang lại thì gấp đơi của ngân hàng VPB. Góp phần làm nên thành cơng này của LPB chính là nguồn thu lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư, trong khi các ngân hàng còn lại nguồn thu từ hoạt động này thấp thậm chí là lỗ. Từ năm 2010 đến 2014 thì ROA của LPB tiến gần hơn với mức trung bình ngành, nguyên nhân chủ yếu do quy mô tổng tài sản tăng nhanh và tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận.
1.7% 1.5% 1.4% 1.0% 0.8% 0.7% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5% 4.0% 4.5% 5.0% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ROA TB CTG KLB LPB SEA MSB VPB
Cụ thể, năm 2010 tổng tài sản tăng gấp đôi tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 26% so với năm 2009.
Diễn biến bất thường của SEA từ năm 2010 đến năm 2011 cũng tương tự, tổng tài sản năm 2011 tăng xấp xỉ 2 lần nhưng lợi nhuận chỉ còn 20% so với năm 2010. Điều đó làm cho ROA tụt dốc mạnh, trở thành ngân hàng có ROA đứng chót bảng trong cả khoảng thời gian sau đó.
Năm 2011 được xem là mốc thời gian đáng chú ý bởi kể từ thời điểm này thì ROA của các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh. Nguyên nhân đến từ hệ lụy của những biến động thời gian trước đó. Cụ thể, cuối năm 2010, hệ thống ngân hàng chịu sức ép bởi việc phải thực hiện một loạt chính sách theo quy định của NHNN. Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các ngân hàng phải tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, đồng thời nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay đầu tư bất động sản và chứng khốn lên 250%. Cũng theo thơng tư này, các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cho vay. Trong năm này, có khoảng 20/43 ngân hàng có ROA trên 1% so với con số 28 ngân hàng năm 2009 và 21 ngân hàng năm 2008.
Giai đoạn này, hầu hết những ngân hàng có ROA cao là những ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ trong khi các NHTM NN có hệ số ROA khá thấp so với bình quân ngành. Cụ thể, ROA năm 2010 của MBB đạt khoảng 1.9%, quy mô tổng tài sản của ngân hàng này đạt khoảng 109.6 ngàn tỷ đồng. ROA năm 2010 của KLB là 1,9% với tổng tài sản năm 2010 chỉ ở khoảng 12.6 ngàn tỷ đồng trong khi LNST năm 2010 của ngân hàng này ở khoảng 195 tỷ đồng. Đối với các NHTM NN thì ROA năm 2010 của VCB, BIDV và CTG lần lượt là: 1.5%, 1.1%, 1.1%. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng giảm 23% xuống cịn 31 nghìn tỷ đồng so với năm 2011 (40 nghìn tỷ đồng). ROA của hệ thống đạt 0.79%, chỉ số này chỉ bằng khoảng 40% so với mức của năm 2011. Mức lãi của hệ thống ngân hàng thấp chủ yếu do chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào giảm, chi phí dự phịng rủi ro gia tăng, tín dụng tăng trưởng thấp. Theo báo cáo tại hội nghị tổng kết hoạt động 2013 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng 2014 (NHNN, 2013), trong năm 2013 NHNN đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành, giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa
bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên. Năm 2013 có đến 17% tổ chức tín dụng lỗ, lợi nhuận tồn hệ thống tăng 3.2% so với năm ngoái nhưng so sánh năm 2010, 2011 thì mức lãi này chỉ bằng 53- 64%. Trong hơn 100 đơn vị có lãi năm qua có đến 50% lợi nhuận giảm một nửa so với năm 2012. Do đó, với tổng tài sản khổng lồ, lợi nhuận cơ bản trên tài sản của các ngân hàng đều khá thấp dưới 1.5%, trong đó, tỷ lệ này của EIB, TCB và ACB chỉ đạt khoảng 0.4%.
Đến năm 2014, ROA của 2 khối ngân hàng đều giảm so với năm 2013 nhưng mức giảm thấp hơn, đáng chú ý ROA của EIB giảm từ 0.39% còn 0.034%, đa số các ngân hàng đều sụt giảm lợi nhuận sau thuế chỉ có số ít các ngân hàng tăng tỷ lệ ROA như BIDV và TCB. VCB, CTG, BIDV và MBB đã công bố về số liệu kết quả kinh doanh 2014 là hầu hết đều đạt chỉ tiêu tại Đại hội đồng cổ đông. Về lợi nhuận trước thuế, CTG tiếp tục dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế đạt 7,300 tỷ đồng mặc dù đang có xu hướng giảm kể từ 2012. VCB và MBB có lợi nhuận giảm nhẹ trong khi BIDV lại gây ấn tượng với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 20% so với năm 2013, đạt 6,065 tỷ đồng, đứng đầu về tổng tài sản vẫn là CTG với 660 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất trong 3 năm trở lại đây là 18%, BIDV đã gần đuổi kịp CTG với tổng tài sản đạt 655 nghìn tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 12/2014, với mức độ tăng trưởng tín dụng chung của tồn hệ thống tăng, dư nợ tín dụng của 4 ngân hàng có mức vốn hóa lớn nhất có mức tăng trung bình 18%, cao hơn mức tăng trưởng tồn ngành là 12.62%. BIDV là ngân hàng có quy mơ dư nợ tín dụng cao nhất đạt 460 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn trung bình của 4 ngân hàng tăng 20% so với cùng kỳ, cao hơn tăng trưởng huy động tồn ngành là 15.15%. CTG có quy mơ huy động vốn cao nhất đạt 596 nghìn tỷ đồng.
Tóm lại, trong khoảng thời gian 2009-2014, chúng ta nhận thấy một sự chênh lệch về ROA bình quân giữa hai khối ngân hàng. Các NHTM CP đã sử dụng tài sản một cách có hiệu quả hơn hẳn các NHTM NN. Đặc biệt, có thể thấy rằng các ngân hàng quy mô tài sản càng nhỏ càng dễ có khả năng có hệ số ROA cao, điển hình như KLB, LPB. Các ngân hàng có quy mơ tài sản lớn nhất như BIDV, CTG, ACB đứng cuối bảng trong hiệu quả sử dụng tài sản.
3.2.2. NIM
Chỉ số NIM tương đối khả quan hơn khi có sự biến động nhẹ, NIM liên tục tăng từ 2009 đến 2011 (đạt đỉnh là 3.47%) sau đó giảm dần qua các năm. NIM của khối NHTM NN ghi nhận mức tăng nhanh và ấn tượng từ 2009 là 2.49% đến năm 2011 khoảng 4.01% nhưng lại giảm khá sâu vào năm 2014 chỉ đạt khoảng 2.68%. Cùng với chiều hướng thay đổi đó nhưng NIM của NHTM CP lại có mức dao động thấp hơn, đều xoay quanh mốc 3%, đạt cao nhất vào năm 2009 là 3.38%. Giai đoạn 2009-2011 cho thấy khối NHTM CP hoạt động hiệu quả hơn hẳn khối NHTM NN nhưng sau đó thì khơng có sự chênh lệch nhiều. Chi tiết tỷ lệ NIM của các ngân hàng xem ở Phụ lục 03.