R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số Durbin-Watson
.694a .482 .452 .392 1.870
Theo kết quả bảng 4.15 thì hệ số R2 bằng 48.2%, Hệ số R2 điều chỉnh là 45.2%, nghĩa là khoảng 45.2% biến thiên của quyết định lựa chọn ngân hàng để giao dịch tín dụng của doanh nghiệp có thể được giải thích bởi các biến độc lập là Giá cả cạnh tranh, Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, Danh tiếng, Sự thuận tiện, Chất lượng nhân viên ngân hàng, Hiệu quả hoạt động hàng ngày, Giới thiệu từ bên thứ 3.
Kiểm định F là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Trị số thống kê F trong bảng 4.16 là 16.208 với mức ý nghĩa rất nhỏ, gần bằng 0 cho thấy mơ hình đưa ra phù hợp với với tập dữ liệu thực tế và có thể sử dụng được. Bảng 4.16 Kết quả kiểm định F Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương Trị số F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 17.455 7 2.494 16.208 .000 Phần dư 18.768 122 .154 Tổng 36.223 129
(Nguồn :Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
4.4.2.2 Phân tích hồi quy
Kết quả bảng 4.17 cho thấy mức ý nghĩa kiểm đinh t của các biến GIACA, SANPHAM, NHANVIEN, HIEUQUA đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy các yếu tố này thực sự có ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của doanh nghiệp. Trong đó yếu tố “Giá cả cạnh tranh” có mức độ tác động lớn nhất với hệ số bêta = 0.324, tiếp đến là các yếu tố “Đội ngũ nhân viên ngân hàng”, “Hiệu quả hoạt động hàng ngày”, “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ” lần lượt có beta là 0.274, 0.262, 0.146.
Với cơ sở dữ liệu của bài nghiên cứu thì chưa có bằng chứng chứng minh rằng các yếu tố DANHTIENG, THUANTIEN, GIOI THIEU thực sự ảnh hưởng đến Quyết
định lựa chọn ngân hàng do các biến này có mức ý nghĩa của kiểm định t > 0.05 rất nhiều.
Kết quả hệ số hồi quy của từng biến độc lập trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội như sau:
Bảng 4.17 Kết quả mơ hình phân tích hồi quy bội
Mơ hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy đã
chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai (VIF) Bêta Độ lệch chuẩn Beta 1 Hằng số .062 .435 .142 .887 GIACA .279 .061 .324 4.550 .000 .836 1.196 SANPHAM .127 .060 .146 2.100 .038 .876 1.142 DANHTIENG .024 .062 .030 .392 .696 .708 1.413 THUANTIEN .024 .062 .030 .392 .696 .718 1.392 GIOITHIEU .030 .049 .043 .615 .540 .876 1.142 NHANVIEN .309 .087 .274 3.547 .001 .713 1.403 HIEUQUA .263 .077 .262 3.399 .001 .713 1.402
a. Biến phụ thuộc: QUYETDINH – Quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng
Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết:
- Giả định liên hệ tuyến tính và hiện tượng phương sai thay đổi:
Phương pháp đước sử dụng để kiểm định giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán với giá trị phần dư chuẩn hóa (Standarized Residual) trên trục tung và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standarized Predicted Value) trên trục hồnh.
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo thành một hình dạng nào thể hiện mối quan hệ phi tuyến và phương sai thay đổi (các hình dạng đường cong bậc 2 Parabol và đường công bậc 3 Cubic). Điều này có nghĩa là giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Hình 4.1 Đồ thị phân tán Scatterplot
- Giả định về phân phối chuẩn của phần dư:
Tác giả sử dụng các biểu đồ tần số Histogram, P-P lot của các phần dư (đã được chuẩn hóa) để kiểm tra giả đình này.
Nếu đồ thị Histogram của phần dư đã được chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số và có trung bình Mean xấp xỉ bằng 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 thì xem như phần dư có phân phối chuẩn.
Hình 4.2 Đồ thị tần số Histogram
Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn: trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.972, gần bằng 1. Điều này có ý nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Đồng thời căn cứ vào đồ thị Q – Q Plot của phần dư đã được chuẩn hóa cho thấy các điểm thực tế phân tán rất gần đường thẳng kỳ vọng cũng cho thấy giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3 Đồ thị Q – Q Plot phần dư đã được chuẩn hóa
- Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư):
Sử dụng đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) để kiểm đinh giả định này.
Theo kết quả từ bảng 4.15. Kết quả đánh giá độ phù hợp mơ hình thì hệ số Durbin – Watson (d) là 1.870 < 2, nằm trong miền chấp nhận giả thuyết các phần dư khơng có tự tương quan chuối bậc nhất với nhau.
Do đó giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư) khơng bị vi phạm.
- Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến):
Sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để kiểm định giả đinh khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thì biến này hầu như khơng có giá trị giải thích biến thiên của Y trong mơ hình hồi quy bội (Hair&cộng sự 2006). Tuy nhiên theo Nguyễn Đình Thọ (2011), trong thực tế nếu VIF >2, chúng ta cần cẩn trọng trong diễn giải các hệ số hồi quy. Do đó tốt nhất là hệ số VIF < 2 thì mới có thể chắc chắn khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Theo kết quả từ Bảng 4.17. Kết quả mơ hình phân tích hồi quy bội cho thấy giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập không bị vi phạm do hệ số VIF của các biến độc lập có giá trị sau chuẩn hóa đều nhỏ hơn 2. Mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Như vậy, từ các kết quả kiểm tra trên cho thấy mô hình hồi quy được xây dựng không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:
Căn cứ kết quả phân tích hồi quy, tiến hành kiểm định mức độ phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau:
Giả thuyết Kết quả kiểm định Lý do
H1. Giá cả cạnh tranh có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Doanh nghiệp
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5% Mức ý nghĩa sig=0,000 < 0,05
H2. Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Doanh nghiệp
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5% Mức ý nghĩa sig = 0,038 < 0,05
H3. Danh tiếng ngân hàng có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Doanh nghiệp
Chưa đủ bằng chứng để chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5% Mức ý nghĩa sig = 0,696 > 0,05
H4. Sự thuận tiện trong giao dịch có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Doanh nghiệp
Chưa đủ bằng chứng để chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5% Mức ý nghĩa sig = 0,696 > 0,05
H5. Sự hiệu quả trong hoạt động hàng ngày có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Doanh nghiệp
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
Mức ý nghĩa 0,001 < 0.05
H6. Chất lượng đội ngũ nhân viên của Ngân hàng có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Doanh nghiệp
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
Mức ý nghĩa 0,001 < 0.05
H7. Sự giới thiệu của bên thứ 3 có tương quan dương với quyết định lựa chọn Ngân hàng để giao dịch tín dụng của Khách hàng Doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM Chưa đủ bằng chứng để chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5% Mức ý nghĩa sig = 0,540 > 0,05
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.
Chương 4 đã giới thiệu thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu, cũng như đánh giá tính phù hợp, ý nghĩa của số liệu được thu thập. Tiếp theo chương này cũng đã trình bày chi tiết thực hiện xử lý thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích tương quan được sử dụng để xác đinh mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Đồng thời kết quả phân tích hồi quy tuyến tính càng làm rõ hơn mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, theo đó với số liệu thu thập được từ bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố Giá cả cạnh tranh, Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, Đội ngũ nhân viên ngân hàng, Hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng có tác động đến Quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của Khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó yếu tố “Giá cả cạnh tranh” được xem có mức độ tác động lớn nhất đến quyết định lựa chọn của Khách hàng, tiếp theo các yếu tố “Đội ngũ nhân viên”, “Hiệu quả trong hoạt động hàng ngày”, “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ”.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Với kết quả nghiên cứu đã nêu trong chương 4, Chương 5 tiếp tục thảo luận, giải thích về các kết quả này, từ đó hàm ý chính sách đối với nhà quản trị. Trong chương này cũng nêu rõ hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai cho các đề tài sau này.
5.1 Kết luận về các kết quả nghiên cứu: 5.1.1 Thang đo biến quan sát: 5.1.1 Thang đo biến quan sát:
Căn cứ vào các nghiên cứu có liên quan trước đây về sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng trên thế giới và tại Việt Nam, thì chưa có các mơ hình, lý thuyết thống nhất nào đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng. Nghiên cứu ở các nước khác nhau, tại những thời điểm khác nhau đều cho ra kết quả khác nhau do sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa,… Một số nhân tố thường được nhắc đến phổ biến tại các nghiên cứu như giá cả, sản phẩm, danh tiếng, sự thuận tiện, nhân viên ngân hàng… và được đánh giá là có tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của Khách hàng.
Tuy nhiên cùng một nhân tố nhưng tại các nghiên cứu khác nhau thì các biến quan sát thành phần đo lường các nhân tố cũng không đồng nhất do tùy theo bối cảnh nghiên cứu, dữ liệu thu thập được mà các nhân tố được rút ra từ các biến giải thích khác nhau, thậm chí mốt số biến quan sát cịn được dùng để giải thích các nhân tố khác ở các nghiên cứu khác nhau. Có thể thấy rằng trong hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này thì thành phần biến quan sát để đo lường các nhân tố vẫn chưa thống nhất và ổn định.
Do đó, để xây dựng thang đo cho đề tài, tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam nhằm xây dựng một mơ hình thang đo phù hợp trong điều kiện kinh tế, văn hóa, nhân khẩu học tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Các yếu tố “Giá cả”, “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ”, “Sự thuận tiện trong giao dịch”, “Danh tiếng ngân hàng” “Giới thiệu từ bên thứ 3” được kế thừa và phát triển
thang đo của các nghiên cứu đã có đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, giao tiếp của Việt Nam.
Các yếu tố “Chất lượng nhân viên ngân hàng”, “Sự hiệu quả trong hoạt động hàng ngày” đã xuất hiện nhiều trong các thang đo trước đây nhưng chỉ được xem như là một biến quan sát trong nghiên cứu. Căn cứ q trình cơng tác thực tế, trao đổi, phỏng vấn với khách hàng thì hai yếu tố này được xem rất quan trọng trong quyết định lựa chọn ngân hàng, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp có mức độ giao dịch rất thường xuyên với ngân hàng có thể nói là hàng ngày, hàng tuần nên yếu tố nhân viên phụ trách doanh nghiệp cũng như quá trình tác nghiệp, xử lý, vận hành trong hoạt động ngày được doanh nghiệp ưu tiên xem xét trong quá trình giao dịch. Các biến quan sát giải thích 2 yếu tố này được tổng hợp, thu thập từ nhiều nghiên cứu trước đây bao gồm cả các nghiên cứu về sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đồng thời được điều chỉnh để có thể thống nhất về mặt nội dung đủ đảm bảo giải thích được cho nhân tố. Và đây được xem là một đóng góp phát triển mới trong xây dựng thang đo cho chủ đề nghiên cứu này, là căn cứ tham khảo cho các nghiên cứu tương lai sau này.
5.1.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Căn cứ kết quả bài nghiên cứu đạt được so sánh với mục tiêu nghiên cứu ban đầu thì bài nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Với cơ sở dữ liệu thu thập được thì trong 07 yếu tố đề xuất ban đầu, bài nghiên cứu đã tìm ra 04 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để giao dịch tín dụng của Khách hàng doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là: Yếu tố “Giá cả cạnh tranh”, “Đội ngũ nhân viên ngân hàng”, “Sự hiệu quả trong hoạt động hàng ngày”, “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ”, trong đó yếu tố “Giá cả cạnh tranh” có tác động lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp như Schlesinger và cộng sự (1987), Nielsen và cộng sự (1995), Zineldin (1996), Mols và cộng sự ( 1997) thì yếu tố Giá cả/
Lợi ích tài chính hầu như là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà doanh nghiệp luôn xem xét khi quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch. Và điều này cũng không ngoại lệ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với yếu tố “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ” thì kết quả cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Nur – E – Alam Siddique (2012), Nielsen và cộng sự (1995), Prince và Schultz (1990). Điều này cũng hồn tồn hợp lý và có ý nghĩa trong tình hình thực tế: dù cho giá cả, lãi suất có thấp đến đâu nhưng ngân hàng khơng có các sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì cũng khơng thể thu hút được doanh nghiệp giao dịch, đặc biệt là giao dịch tín dụng có nhiều hình thức khác nhau, trong mỗi hình thức thì u cầu, đặc thù của mỗi nhóm doanh nghiệp cũng khác nhau. Chẳng hạn nhu cầu về sản phẩm tín dụng vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp Xây lắp/ Xây dựng hoàn toàn khác với nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp thương mại dịch vụ bình thường.
Đối với yếu tố “Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng” và “Hiệu quả hoạt động hàng ngày” thì đây là 02 yếu tố mới được tác giả kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây đã cho thấy ý nghĩa thực tế trong vấn đề lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, vốn được xem là những doanh nghiệp khá năng động và yêu cầu cao về vấn đề chăm sóc, phục vụ khách hàng, cũng như thời gian xử lý giao dịch. Qua kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA đã loại ra những biến quan sát không phù hợp như “Vẻ bề ngoài của nhân viên: trang phục và tác phong”, chuyển biến quan sát “Nhân viên ngân hàng giải quyết thỏa đáng các khiếu nại và yêu cầu của Doanh nghiệp” sang yếu tố “Hiệu quả hoạt động hàng ngày” càng cho thấy độ tin cậy, giá trị của thang đo được củng cố hơn để phù hợp về mặt nội dung cũng như ý nghĩa thực tế