Chất lượng khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 31 - 33)

7. Bố cục của đề tài

1.4. Các thành phần của sự hài lòng được sử dụng trong nghiên cứu

1.4.1. Chất lượng khám chữa bệnh

Lohr (1992) đã định nghĩa chất lượng khám chữa bệnh là mức độ gia tăng sức khỏe mong muốn mà các dịch vụ y tế cho các cá nhân và cộng đồng, phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại.Chất lượng khám chữa bệnh là bất kỳ hoạt động nào làm cải thiện cơ hội có được sức khỏe tốt của bệnh nhân, tránh những điều có hại hoặc có kinh nghiệm tốt với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chất lượng khám chữa bệnh có được khi bệnh nhân nhận được dịch vụ mà họ cần khơng có các rủi ro không cần thiết một cách nhân đạo và tôn trọng. Để việc khám chữa bệnh đạt được chất lượng, bệnh viện khơng chỉ có các bác sĩ giỏi mà cịn cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị và dịch vụ tốt. Chất lượng khám chữa bệnh không chỉ ảnh hưởng từ bác sĩ trực tiếp khám cho bệnh nhân mà còn từ các đồng nghiệp khác trong bệnh viện.

Theo tổ chức y tế thế giới (2006), các yếu tố đo lường chất lượng khám chữa bệnh gồm có:

- Hiệu quả: Cung cấp chăm sóc sức khỏe dựa trên cơ sở các bằng chứng và kết quả trong cải thiện sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng theo nhu cầu của họ.

- Hiệu suất: Cung cấp chăm sóc sức khỏe một cách tối đa hóa nguồn tài nguyên và tránh lãng phí

- Truy cập: Cung cấp chăm sóc sức khỏe một cách kịp thời, phù hợp về mặt địa lý và được cung cấp trong bối cảnh mà kỹ năng và các nguồn lực phù hợp với nhu cầu y tế.

- Có thể chấp nhận được/ lấy người bệnh làm trung tâm: Cung cấp chăm sóc sức khỏe có xét đến các sở thích và nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ và các nền văn hóa cộng đồng.

- Cơng bằng: Cung cấp chăm sóc y tế khơng thay đổi chất lượng vì đặc điểm cá nhân như giới tính, chủng tộc, dân tộc, vị trí địa lý hoặc tình trạng kinh tế xã hội.

- An tồn: Cung cấp chăm sóc y tế trong đó giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho người sử dụng.

1.4.2. Hồ sơ y tế điện tử

Hồ sơ điện tử là phần mềm gồm các chức năng theo lưu trữ các dữ liệu nhân khẩu học của bệnh nhân, tiền căn bệnh lý, sử dụng thuốc, các kết quả cận lâm sàng. Phần mềm này cịn có thể lưu trữ thơng tin về thuốc, phác đồ điều trị giúp các bác sĩ tiện lợi trong việc ra y lệnh thuốc điều trị. Hồ sơ y tế điện tử có thể là một phần trong hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện.

Trong quá trình khám chữa bệnh ngoại trú, hồ sơ y tế điện tử góp phần tiện lợi cho các bác sĩ trong việc ra toa thuốc (cho biết những tên thuốc và tên hoạt chất; sự tương tác các thuốc với nhau, cảnh báo những thuốc không nằm trong phác đồ điều trị đã được xây dựng tại bệnh viện), ra y lệnh cận lâm sàng (cho biết những xét nghiệm và chẩn đốn hình ảnh mà bệnh viện đang làm được, những xét nghiệm không thuộc nhóm chi trả của bảo hiểm y tế), cho biết số tiền mà bệnh nhân cần phải chi trả cho bệnh viện.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bác sĩ có thể tìm kiếm các dữ liệu về bệnh tật trước đây của bệnh nhân dễ dàng mà khơng cần phải tìm kiếm hồ sơ cũ. Những bệnh nặng cần theo dõi sát, các thiết bị máy móc gắn trên bệnh nhân như: monitor, máy thở sẽ được kết nối với ứng dụng trên điện thoại của bác sĩ. Mọi bất thường của bệnh nhân sẽ được báo trực tiếp cho bác sĩ dù họ ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.

Friedberg et al. (2013) đã chỉ ra rằng hồ sơ y tế điện tử ảnh hưởng lên sự hài lòng của bác sĩ cả tiêu cực lẫn tích cực. Các bác sĩ cho rằng hồ sơ y tế điện tử hữu ích trong việc truy cập thông tin bệnh nhân và gia tăng chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hồ sơ điện tử cũng khiến cho các bác sĩ không thỏa mãn cơng việc của mình như: tính năng của hồ sơ y tế điện tử còn nghèo nàn, tốn nhiều thời gian nhập dữ liệu, can thiệp vào việc chăm sóc trực diện với bệnh nhân, nội dung cơng việc khơng

hiệu quả và ít khi hồn thành, khơng có khả năng trao đổi thơng tin y tế giữa các sản phẩm hồ sơ y tế điện tử và sự xuống cấp các tài liệu lâm sàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)