Cơ cấu nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 41)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Cơ cấu nhân sự

Bệnh viện Quận Thủ Đức bao gồm rất nhiều thành phần phân phối theo từng chức năng, nhiệm vụ của từng khoa phịng, được trình bày chi tiết trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các thành phần nhân sự bệnh viện Quận Thủ Đức 2013 3

STT Trình độ chun mơn Tổng số

1 Bác sĩ Giáo sư, phó giáo sư 5

Tiến sĩ 5

Thạc sĩ 19

Chuyên khoa 2 9

Chuyên khoa 1 57

Bác sĩ đa khoa 252

2 Dược sĩ Chuyên khoa 1 1

Đại học 8

Trung học 45

3 Y tế công cộng Đại học 9

4 Điều dưỡng Đại học 15

Cao đẳng 23

Trung học 341

5 Kỹ thuật viên y Đại học 17

Trung học 52 6 Nữ hộ sinh Đại học 1 Trung học 47 7 Thành phần khác Đại học 35 Trung học 24 Khác 193 Tổng cộng 1084

Như vậy, tổng số nhân viên làm việc của bệnh viện là 1084 người. Tổng số bác sĩ là 347 bác sĩ. Trong đó, số lượng bác sĩ có trình độ sau đại học chiếm 27.4%. Với quy mô về số lượng và chất lượng như trên, nếu so sánh với các bệnh viện tuyến quận huyện khác, đây là bệnh viện có quy mơ lớn và chất lượng nhân sự khá tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh với các bệnh viện lớn khác trực thuộc thành phố hoặc trung ương như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Gia Định, bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện vẫn còn khá khiêm tốn về chất lượng của các bác sĩ.

2.2.3. Tổng quát về sự hài lịng đối với cơng việc của bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức

Sự hài lòng của các bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức được thể hiện trong biểu đồ hình 2.2.

Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát về sự hài lịng đối với cơng việc của bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức

Biểu đồ trên cho thấy có đến 48.8% bác sĩ vẫn đang thỏa mãn với công việc hiện tại đang làm. Tuy vậy, vẫn cịn 18.7% bác sĩ khơng thỏa mãn. Nhìn vơ những con số trên, nhiều người sẽ cảm thấy lạc quan về tình hình sự hài lịng đối với cơng việc của bác sĩ bệnh viện. Tuy nhiên, dù chỉ 18.7% khơng hài lịng, nhưng nếu tính thêm những người có ý kiến trung lập, con số này lên đến 51.2%. Theo Trần Kim Dung (2015), tỉ lệ hài lòng của nhân viên theo mong muốn của các công ty phải đạt từ 75 – 80 %. Như

0,9 17,8 31,9 43,2 5,6 11,4 39 38,1 10,5 1 2,8 6,6 24,5 48,1 17,9 0 10 20 30 40 50 60

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Xét một cách tồn diện, tơi thỏa mãn với công việc tôi đang làm

Công việc trong thực hành lâm sàng không như tôi mong đợi Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn cơng việc tơi đang làm

vậy,tỉ lệ hài lịng của bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức còn khá thấp. Bác sĩ là nhân tố chính góp phần cho sự phát triển của bệnh viện về chất lượng khám chữa bệnh. Do đó, muốn đạt được mục tiêu, chiến lược phát triển của bệnh viện, tỷ lệ bác sĩ hài lòng với cơng việc phải cao hơn nữa.

Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức về sự găn kết với ngành y

Kết quả khảo sát mang lại nhiều bất ngờ, có đến 14% bác sĩ được hỏi đang có ý định rời bỏ ngành mình đang gắn bó để chuyển sang lĩnh vực khác. Đối với nhiều người, ngành y là một ngành cao quý, nhiều người mơ ước, nhưng thực tế không phải bác sĩ nào cũng mong muốn gắn bó suốt cuộc đời họ với ngành y. Ngành y đòi hỏi nhiều hy sinh, vất vả, những áp lực lớn về chuyên môn và pháp lý. Điều này khiến một số bác sĩ cảm thấy cần thiết suy nghĩ đến những lĩnh vực khác có thể giúp họ thoải mái và thỏa mãn hơn.

2.2.4. Đánh giá của bác sĩ về các yếu tố ảnh hưởng lên sự hài lòng của các bác sĩ

bệnh viện

2.2.4.1. Chất lượng khám chữa bệnh

Bệnh viện Quận Thủ Đức đang xây dựng bệnh viện dựa trên những tiêu chuẩn quốc gia về bệnh viện hạng 1 (tuyến bệnh viện trực thuộc trung ương). Trong đó, lực lượng bác sĩ phải được đào tạo vững về chuyên môn, cập nhật liên tục những kiến thức, phương pháp điều trị mới trên thế giới. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có hợp tác, hợp

13,6 46 25,4 13,1 1,9 6,6 37,7 41,5 12,3 1,9 4,7 15,1 34,9 35,8 9,4 0 10 20 30 40 50

Rất khơng đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Tôi đang suy nghĩ nghiêm túc về việc rời bỏ ngành y Sự nghiệp y khoa không hấp dẫn với tôi như lúc đầu Tôi sẽ giới thiệu nghề y cho người khác

đồng với những giáo sư đầu ngành về các lĩnh vực y khoa tại Hồ Chí Minh để trực tiếp hoặc cố vấn tham gia chẩn đốn và điều trị những bệnh khó, giảng dạy, đào tạo, nâng cao chuyên môn cho các bác sĩ của bệnh viện. Hiện nay, lực lượng bác sĩ tại bệnh viện gồm 5 giáo sư, 14 tiến sĩ hoặc chuyên khoa 2, 67 thạc sĩ hoặc chuyên khoa 1 và 252 bác sĩ đa khoa. Các trang thiết bị, máy móc của bệnh viện luôn được đầu tư kịp thời đáp ứng với nhu cầu của bệnh viện. Trong đó, phải kể đến là máy MRI, CT scan, siêu âm màu, máy đo điện cơ, máy thở,…

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện đo lường các yếu tố liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện

Qua biểu đồ hình 2.4, chúng ta thấy có đến 51.4% bác sĩ được hỏi đồng ý với ý kiến cho rằng chất lượng chuyên môn của các bác sĩ bệnh viện rất tốt, chỉ 8.4% không đồng ý với ý kiến này. Điều này cũng được phản ánh qua sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng khám chữa bệnh. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Quân (2012), mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với bệnh viện đạt 83.2%. Đây là con số gián tiếp góp phần khẳng định chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.

2.2.4.2. Hồ sơ y tế điện tử

Bệnh viện Quận Thủ Đức là một trong những bệnh viện công tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện. Hiện nay, tất cả các phòng ban, phịng khám đều được trang bị máy vi tính phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thủ tục hồ sơ, tổng kết chi phí, tổng hợp thuốc, cận lâm sàng, dịch vụ,… Bệnh viện đang sử

1,9 6,5 40,2 48,6 2,8 3,7 15 38,3 40,2 2,8 0 14 35,5 45,8 4,7 2,8 5,6 32,7 54,2 4,7 0 20 40 60

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Chất lượng chuyên môn của các bác sĩ bệnh viện rất tốt

Chất lượng các trang thiết bị, máy móc cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán bệnh tốt Bác sĩ thường xuyên nhận được thông tin phản hồi về kết quả điều trị bệnh

dụng phần mềm quản lý bệnh viện. Trong đó, các tên thuốc, biệt chất đang dùng, các chỉ định cận lâm sàng, dịch vụ,… đều được tích hợp để phục vụ cho việc tiếp nhận bệnh nhân, khám, chẩn đoán và điều trị. Các thông tin cá nhân của bệnh nhân như: mã số, tên tuổi, địa chỉ, tiền sử bệnh, các kết quả cận lâm sàng đã từng làm tại bệnh viện, các chẩn đoán và thuốc điều trị bệnh nhân đã từng khám tại bệnh viện cũng được lưu trữ đầy đủ giúp các bác sĩ có thể tra cứu khi cần thiết. Thời gian gần đây, bệnh viện đã xây dựng bộ phác đồ điều trị riêng cho bệnh viện. Phác đồ điều trị là sự thống nhất các xét nghiệm, cận lâm sàng, thuốc, các thủ thuật, các phương pháp điều trị trên từng bệnh. Khi bác sĩ cho toa thuốc hoặc các chỉ định dịch vụ, nếu không nằm trong phác đồ, phần mềm sẽ tự động ra cảnh báo để bác sĩ xem xét lại chỉ định của mình. Phần mềm cũng tích hợp sự tương tác giữa các thuốc với nhau khi phối hợp điều trị. Khi bác sĩ ra nhiều thuốc cùng một lúc cho bệnh nhân, nếu có xuất hiện tương tác thuốc, các bác sĩ sẽ được ứng dụng này cảnh báo. Bệnh viện đang tiến hành thử nghiệm loại bỏ dần hồ sơ bệnh án bằng giấy, chuyển qua hồ sơ bệnh án điện tử. Có bác sĩ cho rằng hồ sơ bệnh án điện tử gây nhiều trở ngại trong việc khám chữa bệnh, đặc biệt là trong lúc cấp cứu bệnh nhân. Lý do được đưa ra là do hệ thống máy vi tính của bệnh viện chưa hoàn thiện, phần lớn là các máy thế hệ cũ, nên việc truy cập thông tin bệnh nhân còn diễn ra chậm. Bác sĩ cần nắm bắt các thông tin cần thiết về bệnh sử, tiền căn, các xét nghiệm cận lâm sàng, các thủ thuật, phẫu thuật đã thực hiện và thực hiện như thế nào trước khi đưa ra các chẩn đoán và y lệnh điều trị hiện tại.

Khi được hỏi ý kiến về hồ sơ y tế điện tử của bệnh viện, đa số các bác sĩ đều đồng ý việc áp dụng công nghệ thông tin vào y tế đã cải thiện đáng kể khối lượng và tốc độ công việc, hạn chế nhiều các thao tác tay chân, rút ngắn được thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, việc áp dụng hồ sơ y tế điện tử của bệnh viện vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó như: Việc truy cập thông tin của bệnh nhân diễn ra chậm khiến cho bác sĩ ngại dành thời gian tìm hiểu thơng tin tiền sử bệnh của bệnh nhân. Các phác đồ chưa được thể hiện rõ ràng trên ứng dụng, hiện nay

mới chỉ ở mức cảnh báo các thuốc và cận lâm sàng khi chỉ định sai. Cảnh báo tương tác thuốc cịn hạn chế, khơng đưa ra cơ sở khoa học cho vấn đề tương tác thuốc đó. Các bác sĩ cịn mong muốn, ứng dụng có thể tích hợp giúp các bác sĩ tra cứu thông tin đầy đủ về các thuốc. Kết quả khảo sát cho thấy, so với tỷ lệ không đồng ý, số lượng bác sĩ đồng ý cao hơn về ý kiến cho rằng hệ thống hồ sơ y tế điện tử đang làm cải thiện việc khám chữa bệnh.

Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát ý kiến các bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức về y tế điện tử

Qua biểu đồ hình 2.5, chúng ta thấy có vấn đề cần quan tâm: có đến 46.7% bác sĩ được hỏi thích dùng hồ sơ giấy hơn hồ sơ điện tử và 36.4% bác sĩ được hỏi cho rằng việc truy cập thông tin của bệnh nhân trong hồ sơ y tế điện tử diễn ra chậm.

2.2.4.3. Sự tự chủ

Các bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức phần lớn là bác sĩ trẻ, luôn sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức và quy định mới. Trong thực hành lâm sàng, bệnh viện có đưa ra những hướng dẫn, phác đồ điều trị cho từng bệnh. Các phác đồ đó được chính các bác sĩ của bệnh viện biên soạn, được chỉnh sửa hàng năm để hoàn chỉnh hơn và cập nhật các kiến thức mới của thế giới. Trong quá trình làm việc, nếu các bác sĩ tìm ra được các chứng cớ khoa học mới áp dụng cho trường hợp lâm sàng đang điều trị, các bác sĩ hồn tồn có thể chủ động làm khác phác đồ đang lưu hành. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các bác sĩ khơng cảm thấy các chính sách, quy định của bệnh viện ảnh hưởng đến

7,5 12,1 29 34,6 16,8 7,5 23,4 22,4 32,7 14 7,5 25,4 33,8 22,5 10,3 10,3 17,8 35,5 25,2 11,2 0 10 20 30 40

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Hệ thống y tế điện tử làm cải thiện việc khám chữa bệnh

Tơi thích dùng hồ sơ giấy hơn hồ sơ điện tử

Y tế điện tử gây trở ngại trong quá trình khám chữa bệnh

đồng tình với việc cho rằng họ có thể thực hiện đầy đủ cũng như có quyền quyết định các dịch vụ y tế cho bệnh nhân trong phạm vi đã được đào tạo và có thể thiết lập tốc độ làm việc riêng cho mình.

Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát sự tự chủ trong công việc liên quan đến chuyên môn và khả năng thực hiện việc khám chữa bệnh trên bệnh nhân

Biểu đồ hình 2.6 cho thấy có đến 72% bác sĩ được hỏi đồng ý với ý kiến cho rằng họ có thể thực hiện đầy đủ các dịch vụ y tế cho bệnh nhân tại bệnh viện trong pham vi khả năng họ đã được đào tạo so với 7.5% không đồng ý. Tương tự, lần lượt 72% và 67.3% bác sĩ được hỏi đồng ý với ý kiến cho rằng họ có thể thiết lập tốc độ làm việc riêng và có đầy đủ các quyết định tác động lên sự chăm sóc bệnh nhân, khám và điều trị so với con số chỉ là 4.6% và 7.4% không đồng ý.

Các vấn đề ảnh hưởng đến tự chủ liên quan đến sự quản lý, giám sát từ phía bệnh viện cũng được bác sĩ đánh giá tích cực được thể hiện qua biểu đồ hình 2.7.

Hình 2.7.Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát sự tự chủ của bác sĩ liên quan đến các hoạt động quản lý, giám sát

0 7,5 20,6 57 15 0,9 3,7 23,4 57 15 0,9 6,5 25,2 62,6 4,7 0 10 20 30 40 50 60 70

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Tơi có thể thực hiện đầy đủ dịch vụ y tế cho bệnh nhân trong phạm vi tôi đã được đào tạo Tơi có thể thiết lập tốc độ làm việc riêng của tơi

Tơi có đầy đủ các quyết định tác động đến việc chăm sóc bệnh nhân

11,2 43 25,2 14 6,5 4,7 36,4 41,1 17,8 0 2,8 4,7 25,4 62,9 3,8 0 50 100

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Các hướng dẫn thực hành lâm sàng ngăn cản sự tự do của tơi trong thực hành

Những người giám sát bên ngồi quá thường xuyên đặt câu hỏi đánh giá về chuyên mơn của tơi Tơi có thể giữ bệnh nhân của tơi tại bệnh viện trong thời gian cần thiết

Biểu đồ hình 2.7 cho thấy, có đến 54,2% bác sĩ được hỏi không đồng ý với ý kiến các hướng dẫn thực hành ngăn cản sự tự do của họ trong thực hành lâm sang so với 20.5% bác sĩ đồng ý. Tương tự như vậy, 41.1% bác sĩ không cho rằng những người giám sát bên ngoài quá thường xuyên đặt câu hỏi đánh giá về chuyên môn của họ so với chỉ 20.5% đồng ý. Các bác sĩ của bệnh viện không bị áp đặt, khống chế số thời gian điều trị cho bệnh nhân được thể hiện rõ ràng qua kết quả khảo sát: 66.7% bác sĩ được hỏi đồng ý với ý kiến cho rằng họ có thể giữ bệnh nhân trong thời gian điều trị cần thiết so với chỉ 7.5% bác sĩ khơng đồng ý.

Hình 2.8.Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát sự tự chủ của bác sĩ liên quan tới tác động từ phía cơ quan bảo hiểm y tế

Biểu đồ hình 2.8 cho thấy có đến 72.2% bác sĩ được hỏi cho rằng khuyến cáo hoặc giới hạn theo toa làm hạn chế chất lượng khám chữa bệnh so với 12.3% không đồng ý. Tương tự, 70.4% bác sĩ cho rằng các đòi hỏi của bảo hiểm y tế thường đi ngược lại những mong muốn của bác sĩ dành cho bệnh nhân.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, bảo hiểm y tế đã đưa ra hình thức giới hạn về tài chính và số ngày điều trị cho từng toa thuốc. Cụ thể là: mỗi toa thuốc không được quá số tiền 250.000 đồng/ toa thường và khơng q 500.000 đồng/ toa có sổ theo dõi điều trị ngoại trú. Số ngày điều trị trong toa thuốc không được quá 10 ngày/ toa thường và 14 ngày/ toa có sổ theo dõi điều trị ngoại trú. Điều này khiến cho các bác sĩ gặp nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)