Quan hệ với các nhân viên khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 50 - 60)

7. Bố cục của đề tài

2.2.4. Đánh giá của bác sĩ về các yếu tố ảnh hưởng lên sự hài lòng của

2.2.4.5. Quan hệ với các nhân viên khác

Mối quan hệ với các thành phần khác của bệnh viện gồm có: điều dưỡng, hộ lý, các nhân viên hành chánh, bảo vệ. Các bác sĩ đa phần đánh giá mối quan hệ với những thành phần này khá tốt được thể hiện ở hình 2.10.

Hình 2.10. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát về mối quan hệ với các nhân viên khác

2.2.4.6. Quan hệ với bệnh nhân

Bệnh viện Quận Thủ Đức khi mới thành lập, được phân công tiếp nhận các bệnh nhân thuộc khu vực quận Thủ Đức. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển không ngừng về chuyên môn và số lượng các chuyên khoa, dịch vụ, hiện nay bệnh viện tiếp nhân không chỉ những bệnh nhân thuộc quận Thủ Đức mà cả những bệnh nhân lân cận Thủ Đức

0 0,9 18,7 66,4 14 0,9 3,7 26,2 55,1 14 0 0,9 6,5 63,6 29 0 0,9 29 57,9 12,1 0,9 1,9 27,1 57,9 12,1 0 10 20 30 40 50 60 70

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Tơi khơng gặp khó khăn gì khi muốn chia sẻ các tình huống lâm sàng với các bác sĩ khác Các bác sĩ đồng nghiệp của tơi là nguồn kích thích chun mơn

Tơi sống hịa thuận với các bác sĩ đồng nghiệp của tôi

Các bác sĩ đồng nghiệp của tôi đánh giá tốt quan điểm nhất quán của tôi trong thực hành lâm sàng Các bác sĩ đồng nghiệp của tôi là nguồn ủng hộ cá nhân quan trọng

0,9 2,8 6,5 65,4 24,3 0 1,9 10,3 64,5 23,4 0 1,9 16,8 67,3 14 0 20 40 60 80

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Tôi tôn trọng những người làm viêc hành chính Tơi sống hịa thuận với các đồng nghiệp không phải là bác sĩ Các nhân viên văn phịng ln sẵn sàng giúp đỡ tôi

như Dĩ An (Bình Dương), Quận 9, huyện Hóc Mơn, Long An, Biên Hịa,… Nhìn chung, các bệnh nhân đa phần là nông dân, công nhân, những người nghèo, chỉ một phần nhỏ là những người thuộc tầng lớp trí thức cao.

Hình 2.11. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát biến “Bệnh nhân thường khiến tôi thất vọng bởi sự không tuân thủ điều trị của họ”

Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn tới 30.7% bác sĩ cho rằng bệnh nhân thiếu sự tuân thủ điều trị. Điều này dễ dàng được hiểu khi đa phần bệnh nhân đến khám tại bệnh viện quận Thủ Đức là những người lao động nghèo, những người lớn tuổi chưa hiểu nhiều về bệnh tật, bác sĩ lại khơng có thời gian nhiều để giải thích cặn kẽ về bệnh tật: thời gian điều trị, theo dõi, mức độ nguy hiểm của bệnh,… Có rất nhiều bệnh nhân, sau khi điều trị ổn (đường huyết về bình thường, huyết áp về bình thường,…), mặc dù được khuyên là tiếp tục điều trị nhưng lại tự ý bỏ thuốc vì ngại uống thuốc hoặc nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh. Đến khi quay trở lại khám, bệnh đã diễn tiến phức tạp hơn trước đây.

Hình 2.12. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát biến “Thời gian hạn chế khiến tôi không giữ được mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân”

Biểu đồ hình 2.11 cho thấy có tới 37.3% bác sĩ được hỏi cho rằng thời gian hạn chế ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ đối với bệnh nhân. Các bác sĩ không thể dành

6,5 22,4 39,3 29 2,8 0 20 40 60

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Bệnh nhân thường khiến tôi thất vọng bởi sự không tuân thủ điều trị của họ

4,7 17,8 40,2 30,8 6,5 0 50

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

thời gian nhiều hơn cho một bệnh nhân vì nếu làm như vậy, lượng bệnh nhân chờ khám sẽ ứ đọng lại khơng có người để giải quyết. Có trường hợp, bác sĩ để bệnh nhân chờ khám ứ đọng nhiều ở bên ngoài, có bệnh nhân đã chửi bới, la hét, gọi điện thoại đường dây nóng… Các bác sĩ phịng khám thường phải khám bệnh trên 80 lượt/ ngày, tương đương 5 phút/ bệnh nhân. Họ phải làm việc liên tục, không ngừng nghỉ, tổn hao sức lực, khơng cịn minh mẫn trong phán đốn các tình huống lâm sàng. Một bác sĩ mệt mỏi phải giao tiếp với một bệnh nhân cũng đầy những khó chịu trong mình rất dễ xảy ra những xung đột khơng mong muốn.

Hình 2.13. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát biến “Nhiều bệnh nhân đòi hỏi những dịch vụ và điều trị khơng cần thiết”

Biểu đồ hình 2.12 cho thấy có đến 44.8% bác sĩ được hỏi cho rằng có nhiều bệnh nhân địi hỏi những dịch vụ và điều trị không cần thiết. Do các bệnh nhân không hiểu nhiều về các kiến thức y khoa, nhưng vẫn bảo thủ ý kiến của mình nên có nhiều người yêu cầu bác sĩ làm các cận lâm sàng, dịch vụ không cần thiết. Nếu không làm theo, họ dễ xảy ra xung đột với bác sĩ.

2.2.4.7. Thời gian cá nhân

Ngồi cơng việc thường ngày, bác sĩ cịn phải tham gia trực đêm. Nhiều bác sĩ tính ra giờ làm việc trong một tuần tại bệnh viện lên đến hơn 72 giờ. Đa phần các bác sĩ khi trong ngày trực đêm phải làm việc từ sáng hôm trước đến trưa hoặc chiều tối hôm sau mới được về nghỉ do đặc thù của công việc. Có nhiều trường hợp cấp cứu hoặc ca lâm sàng khó, bác sĩ phải được điều động thêm vô hỗ trợ làm giảm đi thời gian cá nhân dành cho gia đình và những cơng việc khác của các bác sĩ. Có những khoa phịng như khoa Nội thần kinh, khoa Ngoại thần kinh, khoa Nội tiết, bác sĩ phải trực

3,7 17,8 33,6 33,6 11,2 0 20 40

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

đêm cứ 4 ngày/ lần, khiến cho họ khơng cịn thời gian để làm các việc khác: chăm lo cho gia đình, người thân, thời gian vui chơi, giải trí, nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức lâm sàng.

Hình 2.14. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát về thời gian cá nhân của bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 39.5% bác sĩ được hỏi cho rằng lịch làm việc khiến họ không đủ thời gian dành cho cuộc sống gia đình. Đây là một vấn đền nan giải trong ngành y, nghề bác sĩ ln bị bó buộc thời gian với cơng việc.

2.2.4.8. Thu nhập

Bệnh viện trả công cho bác sĩ gồm có các khoản sau:

 Tiền lương theo ngạch, bậc: theo hệ số lương do nhà nước quy định  Tiền lương = 1.150.000 đồng x (hệ số lương hiện hưởng)

 Hệ số lương hiện hưởng của bác sĩ mới ra trường là 2.34. Sau 3 năm bác sĩ sẽ được tăng lương thêm một bậc với mức hệ số tăng thêm là 0.33

 Thu nhập tăng thêm: Được chi tùy theo mức lợi nhuận hàng tháng của bệnh viện. Nhưng không được quá 3 lần mức tiền lương theo ngạch bậc.

 Tiền phụ cấp độc hại từ 40% - 70% tùy theo khoa lâm sàng theo quy định của nghị định 56/2011/NĐ-CP (phụ lục).

 Phụ cấp phẫu thuật – thủ thuật:

- Phụ cấp phẫu thuật: từ 30.000 đồng – 280.000 đồng/ phẫu thuật tùy theo phân

loại của ca phẫu thuật đó.

- Phụ cấp thủ thuật: từ 10.000 đồng – 93.000 đồng/ thủ thuật tùy theo phân loại

của ca thủ thuật đó. 0,9 20,7 38,5 37,6 1,9 0 50

Rất khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

 Phụ cấp trực: Tùy theo loại khoa phòng và thời gian trực

- Ngày thường: từ 45.000 đồng – 135.000 đồng - Thứ bảy, chủ nhật: từ 81.000 đồng – 175.500 đồng - Lễ, Tết: 81.000 đồng – 243.000 đồng

 Thu nhập tăng thêm tháng 13: Căn cứ vào khả năng tài chính của bệnh viện, ban giám đốc sẽ quyết định chi hoặc không. Mức chi cụ thể cho từng cá nhân, khoa, phòng căn cứ vào kết quả công tác cuối năm.

Như vậy, một bác sĩ mới ra trường nếu trực 24/24 một ngày/ tuần 90.000/phiên trực, làm việc tại khoa phòng thường, mức thu nhập tăng thêm được tính theo hệ số thấp nhất là 0.6, hưởng phụ cấp độc hại 0.4,nhu nhập trong một tháng của bác sĩ đó sẽ là:

2.34x1.150.000(1+0.4+0.6) + 90.000x4 = 5.742.000 đồng

Một bác sĩ mới ra trường nếu trực 24/24 một ngày/ tuần 130.000 đồng/phiên trực, làm việc tại khoa cấp cứu hay hồi sức, mức thu nhập tăng thêm được tính theo hệ số cao nhất là 1.0; hưởng mức phụ cấp độc hại là 0.6, nhu nhập của bác sĩ đó trong một tháng sẽ là:

2.34x1.150.000(1+0.6+1)+135.000x4= 7.536.600 đồng

Bảng 2.2. Thu nhập bình quân bác sĩ/ tháng

Loại bác sĩ A(*) B(*) C(*) D(*) E(*) F(*)

Thu nhập ước tính (triệu đồng) 5,7 7,5 7,2 9,5 8,2 9,7 (*) A: Bác sĩ mới ra trường làm việc trong khoa lâm sàng thường

B: Bác sĩ mới ra trường làm việc trong khoa cấp cứu, ICU C: Bác sĩ làm việc được 6 năm tại khoa thường

D: Bác sĩ làm việc trên 6 năm tại khoa cấp cứu, ICU

F: Thạc sĩ có thời gian làm việc tại bệnh viện dưới 3 năm tại khoa cấp cứu, ICU

Những ví dụ trên đã được phản ánh rất rõ qua kết quả khảo sát các bác sĩ trong bệnh viện. Có đến 57.9% bác sĩ có mức thu nhập hàng tháng từ 5 triệu – 10 triệu, 21.5% bác sĩ có mức thu nhập hàng tháng từ 10 triệu– 15 triệu, còn lại một số rất ít các bác sĩ có mức lương trên 15 triệu/ tháng. Đây là những con số cho thấy các bác sĩ đang nhận được các mức lương tương đối thấp so với mặt bằng chung mức lương của các lao động có trình độ cao trong xã hội.

Hình 2.15. Biểu đồ kết quả khảo sát mức thu nhập hàng tháng của bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Theo báo cáo của tổng cục thống kê Việt Nam quý 3 năm 2014, thu nhập bình qn tại thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập bình quân cho mọi đối tượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh là 5.508.000 đồng/ tháng. Nếu tính trên tồn thể lao động tồn quốc, thu nhập trung bình cho mọi đối tượng là 4.439.000 đồng, trong đó thu nhập trung bình của lao động vung nông thôn là 3.835.000 đồng, thu nhập trung bình của lao động vùng thành thị là 5.179.000 đồng. Nếu chỉ tính riêng đối với lao động có trình độ từ đại học trở lên, thu nhập bình quân của lao động thành thị là 7.093.000 đồng. Như vậy, thu nhập của bác sĩ tại bệnh viện hầu hết chỉ ở ngang mức trung bình so với mức thu nhập chung của các đối tượng có trình độ từ đại học trở lên. Đây rõ ràng là mức thu nhập không tương xứng với thời gian học tập, khả năng và điều kiện làm việc của bác sĩ. Theo Salary Explore, lương của trung bình của bác sĩ tại Việt Nam năm 2013 ở mức 16.000.000 đồng. Như vậy, lương bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ

7,5 57,9 21,5 4,7 1,9 0,9 0 20 40 60 80

Dưới 5 triệu đồng 5 - 10 triệu đồng 10 - 15 triệu đồng 15 - 20 triệu đồng 20 - 25 triệu đồng Trên 25 triệu đồng Thu Nhập của các bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức

Đức đa phần thấp hơn nhiều so với mức lương trung bình bác sĩ tại Việt Nam. Phần lớn các bác sĩ của bệnh viện cảm thấy tiền lương được trả rất bất công, không tương xứng với học vị và mức độ độc hại của ngành. Nghề y đòi hỏi trách nhiệm cao, áp lực nặng nề, sự tập trung tối đa trong chun mơn vì đối tượng phục vụ là con người, liên quan đến sức khỏe và mạng sống của họ. Nếu đưa mức lương bác sĩ ra so sánh với điều dưỡng trung cấp thì lương các bác sĩ khơng cao hơn bao nhiêu, chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng. Các bác sĩ cảm thấy tiền lương không đủ để phục vụ cho cuộc sống gia đình thường ngày của họ. Họ cho rằng, muốn có cuộc sống ổn định hơn, cần bắt buộc phải làm thêm phòng khám, bệnh viện tư nhân hoặc mở phịng mạch tư ngồi giờ làm việc ở bệnh viện.

Mức lương của bệnh viện chưa thể hiện được sự khác nhau giữa những người làm việc ít và làm việc nhiều. Ví dụ: Một bác sĩ ngồi phịng khám chỉ mong sao cho có thật ít bệnh nhân tới khám, vì dù có khám nhiều cũng khơng được hưởng lương cao hơn khám ít. Do đó, họ thường có tâm trạng khơng vui khi số lượng bệnh nhân q đơng.

Hình 2.16. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát về thu nhập của bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Theo biểu đồ trên, có đến 54.8% bác sĩ được hỏi cho rằng thu nhập khơng đủ để đảm bảo cuộc sống gia đình cũng như tương lai giáo dục của chúng. Tương tự như thế, có 53.8% bác sĩ được hỏi không cảm thấy được viễn cảnh đảm bảo tài chính trong

22,1 32,7 30,8 12,5 1,9 15,1 38,7 34,9 11,3 0 12,3 35,8 28,3 20,8 2,8 6,6 38,7 30,2 16 8,5 0 10 20 30 40 50

Rất khơng đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Tôi kiếm đủ tiền để cung cấp cho các con tôi và sự giáo dục tương lai của chúng Viễn cảnh đảm bảo tài chính của tơi rất sáng sủa

Tổng thu nhập của tơi thì cơng bằng

tương lai. Bên cạnh đó, chỉ có 23.6% bác sĩ được hỏi cảm thấy tổng thu nhập công bằng so với 48.9% khơng đồng ý với điều đó.

Lương thấp khiến cho các bác sĩ đa phần phải làm thêm ngồi giờ tại các bệnh viện, các phịng khám tư nhân hoặc phịng mạch tư tại nhà. Vì lý do đó, thời gian của họ dành cho mưu sinh quá nhiều, khơng cịn nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển sâu về chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện.

Lương thấp do lợi nhuận thu được của bệnh viện thấp. Theo bảng cơng khai tài chính năm 2013, tổng doanh thu của bệnh viện là 311,487 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân là 169,07 tỷ đồng, chiếm 54,28% tổng doanh thu của bệnh viện. Như vậy, doanh thu của bệnh viện phụ thuộc rất lớn từ bảo hiểm y tế. Tuy vậy, bảo hiểm y tế chỉ chi trả theo khung giá dịch vụ y tế do bộ y tế quy định. Khung giá này khơng đắp được chi phí hoạt động và các chi phí khác của bệnh viện. Bên cạnh đó, rất nhiều chi phí phát sinh trong q trình khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bảo hiểm y tế không chi trả mà bệnh viện cũng không được phép thu thêm từ bệnh nhân như: công khám bệnh mỗi ngày của bác sĩ cho các bệnh nhân nội trú, khơng chi trả chi phí găng tay, gịn gạc, thuốc sát trùng khi tiêm chích, khơng chi trả tiền cho ống thơng dạ dày nuôi ăn những bệnh nhân nặng, tiền ống thông tiểu cho bệnh nhân cần theo dõi nước tiểu hoặc khơng tiểu được, tiền cơng phun khí dung,... Do đó, bệnh càng nặng càng phải tiêm chích nhiều mà đa phần đều sử dụng kim tiêm dưới 20cm3, bệnh nhân phải nuôi ăn qua sonde dạ dày, đặt sonde tiểu,... bệnh viện càng lỗ. Đây là điều rất nghịch lý tồn tại bao năm qua vấn chưa được giải quyết.

Hàng năm, bệnh viện tổ chức xét thi đua, khen thưởng vào cuối năm. Hình thức xét thi đua dựa trên sự đánh giá, bình chọn từ tập thể các khoa phịng, mang cảm tính nhiều hơn là đánh giá khách quan. Cách đánh giá kết quả thực hiện công việc chưa thể hiện công bằng, hầu hết đều do cảm tính của người đánh giá hoặc theo kết quả bầu chọn của khoa. Sự bầu chọn mang tính chất thiên vị cao, quyền bầu chọn được thể hiện

ngang nhau. Trong đó, điều dưỡng cũng có đầy đủ quyền bầu chọn các danh hiệu thi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)