Pháp lý và những điều liên quan đến trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 60 - 67)

7. Bố cục của đề tài

2.2.4. Đánh giá của bác sĩ về các yếu tố ảnh hưởng lên sự hài lòng của

2.2.4.10. Pháp lý và những điều liên quan đến trách nhiệm pháp lý

Môi trường bệnh viện là môi trường khốc liệt. Bác sĩ phải đối diện với rất nhiều bệnh tật cùng nhiều loại tầng lớp bệnh nhân và thân nhân khác nhau. Trong nhiều tình huống, các bác sĩ khó tránh khỏi những sai sót chun mơn khơng do cố ý. Có những sai sót nhỏ có thể bỏ qua. Nhưng có những sai sót lớn liên quan trực tiếp đến sinh mạng người, bác sĩ khó tránh khỏi trách nhiệm pháp lý. Trong các tình huống cấp cứu, các bác sĩ thường ra y lệnh bằng miệng trước khi ghi vô hồ sơ bệnh án. Khi xảy ra các tình huống chết người trong quá trình cấp cứu, nếu thân nhân bệnh nhân thưa kiện, các dữ liệu ghi chép trong hồ sơ bệnh án không đủ khiến cho bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích về chun mơn. Xung quanh bệnh viện ln có những nhóm người thường xuyên tiếp cận thân nhân những bệnh nhân tử vong tại bệnh viện để thúc giục, hỗ trợ họ viết đơn kiện bệnh viện.

Hình 2.20. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát biến về sợ trách nhiệm pháp lý khi làm việc

Biểu đồ trên cho thấy, có đến 47.9% bác sĩ được hỏi sợ trách nhiệm pháp lý trong quá trình làm việc so với 22.5% bác sĩ không đồng ý điều này. Kết quả khảo sát một lần nữa khẳng định trách nhiệm pháp lý luôn là một vấn đề lớn đối với bác sĩ trong quá trình họ làm việc.

Hình 2.21. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát biến tin rằng bệnh viện sẽ bảo vệ khi gặp sơ suất về chun mơn

Biểu đồ trên cho thấy có đến 48.8% bác sĩ tin rằng bệnh viện sẽ bảo về họ khi gặp sơ suất về chuyên môn so với 9.4% không đồng ý. Điều nàu cho thấy, bênh viện đã làm tốt quá trình bảo vệ bác sĩ về mặt pháp lý trong thực hành lâm sang cũng như thể hiện cho bác sĩ thấy họ đang được bảo vệ tại bệnh viện.

2.3. Các vấn đề tồn tại được xác định

Như vậy, sau khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự hài lòng của bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ Đức, muốn nâng cao mức độ hài lịng đối với cơng việc, các vấn đề sau cần phải được xem xét giải quyết:

A. Khơng hài lịng về lương, thưởng của nhiều bác sĩ. 4,7 17,8 29,1 41,3 6,6 0 20 40 60

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Tôi luôn sợ về trách nhiệm pháp lý khi làm việc

0 9,4 41,3 46 2,8 0 10 20 30 40 50

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

B. Thời gian khám bệnh hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. C. Thời gian dành cho cuộc sống gia đình của bác sĩ bị ảnh hưởng.

D. Giới hạn theo toa và các đòi hỏi khác của bảo hiểm y tế đi ngược lại những mong muốn của bác sĩ dành cho bênh nhân.

E. Truy cập thông tin bệnh nhân trong hồ sơ y tế điện tử diễn ra chậm. F. Bệnh nhân thường đưa ra những yêu cầu quá mức cần thiết.

Sau khi tham khảo ý kiến của ban giám đốc bệnh viện, tầm quan trọng, mức độ thể hiệnvà mức độ khẩn cấp của các vấn đề được sắp xếp theo như hình 2.21 và hình 2.22.

Hình 2.21. Ma trận về tầm quan trọng và mức độ thể hiện của các vấn đề

B,C F E D A Quan trọng Rất quan trọng Ít quan trọng Quan trọng vừa

Hình 2.21. Ma trận về tầm quan trọng và mức độ khẩn cấp của các vấn đề

2.4. Nguyên nhân của các vấn đề

Dựa trên những phân tích từ thực trạng của bệnh viện như đã trình bày ở trên, sau đây là phần trình bày những ngun nhân tóm lược của các vấn đề.

A. Khơng hài lịng về lương, thưởng của nhiều bác sĩ.

 Lương thấp: Thu nhập của bác sĩ bệnh viện chủ yếu nằm trong khoảng 5 – 10 triệu đồng, chưa kích thích khả năng làm việc, cống hiến và cịn khá thấp so với mặt bằng lương chung của bác sĩ các bệnh viện khác.

 Lương không thể hiện sự khác biệt giữa người làm nhiều và người làm ít. Trả lương hầu hết chỉ dựa vào bằng cấp, thâm niên làm việc dẫn đến chưa thể tạo sự khác biệt giữa những người làm việc tích cực hồn thành mục tiêu và những người chỉ làm việc cho xong bổn phận.

 Đánh giá thành tích thi đua cuối năm mang nhiều cảm tính, thiếu khách quan. Việc đánh giá thi đua cuối năm chủ yếu dựa theo hướng dẫn của quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của ủy ban nhân dân thành phố về việc đánh giá cán bộ công chức cuối năm. Các tiêu chí đánh giá chỉ ở mức chung

B,C E,F D A Quan trọng Rất quan trọng Ít quan trọng Quan trọng vừa Ít khẩn cấp Tương đối khẩn Rất khẩn cấp cấp Khẩn cấp

chung, không cụ thể trong từng ngành nghề, lĩnh vực. Quy trình đánh giá cũng chưa thể hiện được tính khách quan, tập trung vào các mục tiêu đề ra.

B. Thời gian khám bệnh hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh

 Lượng bệnh nhân khám bệnh nhiều. Đây là vấn đề tồn đọng không chỉ tại bệnh viện Quận Thủ Đức mà còn là của các bệnh viện lớn khác. Bệnh nhân có xu hướng đến các bệnh viện lớn, có uy tín khám, chữa bệnh trong khi rất nghiều cơ sở y tế cấp dưới ở trong tình trạng thiếu bệnh nhân.

 Số lượng bác sĩ có giới hạn. Lượng bác sĩ cho bệnh viện được giới hạn theo quy mô giường bệnh và doanh thu, lợi nhuận của bệnh viện. Trong khi doanh thu, thu nhập của bệnh viện lại phụ thuộc vào khung giá dịch vụ y tế do bộ y tế quy định. Khung giá này đang có rất nhiều bất cập, khơng bù hết được chi phí bệnh viện phải bỏ ra cho nó.

C. Thời gian dành cho cuộc sống gia đình của bác sĩ bị ảnh hưởng

 Tua trực dày: Rất nhiều bác sĩ phải trực tới 2 ngày/ tuần, khơng có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, dành cho gia đình và nghiên cứu khoa học. Đặc thù của ngành y là phải luân phiên nhau túc trực 24/24 nhằm khám, chữa bệnh cho bệnh nhân có thể đến vào bất kỳ lúc nào cũng như những bệnh nhân đang điều trị nội trú. Nếu tua trực càng dày, số ngày nghỉ lễ của bác sĩ càng bị ảnh hưởng.

 Thời gian dành cho công việc ở bệnh viện quá 48 giờ/ tuần: Nhiều bác sĩ phải làm việc lên đến 72 giờ/ tuần, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thời gian cá nhân của họ.

D. Giới hạn theo toa và các đòi hỏi khác của bảo hiểm y tế đi ngược lại những mong muốn của bác sĩ dành cho bênh nhân.

 Thời gian toa thuốc ngoại trú dành cho bệnh nhân bảo hiểm y tế chỉ tối đa 10 ngày đối với bệnh nhân khơng có hồ sơ ngoại trú và 14 ngày đối với bệnh nhân có hồ sơ ngoại trú. Điều này khiến cho bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều lần, tốn nhiều công sức và tiền bạc. Bác sĩ cũng phải khám bệnh nhiều hơn do lượt bệnh tăng lên.

 Số tiền tối đa cho từng toa thuốc là 250000 đồng đối với bệnh cấp tính và 500000 đồng đối với bệnh nhân điều trị mạn tính. Điều này khiến cho bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi kê toa thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, đặc biệt những bệnh nhân mang nhiều bệnh cùng một lúc.

 Đòi hỏi bệnh nhân giữ thẻ bảo hiểm cũ để đối chiếu thời gian được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao. Địi hỏi này khá vơ lý, gây nhiều phẫn nộ cho bệnh nhân, đôi khi phẫn nộ này đổ dồn về hết cho bác sĩ điều trị.

 Đòi hỏi các giấy tờ biên bản hội chẩn những thuốc kháng sinh chích và những dịch vụ kỹ thuật cao. Ngồi việc đảm bảo về chun mơn, bác sĩ còn phải đảm bảo sự chặt chẽ về hồ sơ bệnh án. Những giấy tờ biên bản hội chẩn đã tốn khơng í thời gian của bác sĩ trong khi họ rất cần thời gian để làm những việc khác.

E. Truy cập thông tin trong hồ sơ y tế điện tử diễn ra chậm

 Hệ thống máy chủ và máy con đã lối thời, lạc hậu: Hầu hết các máy con là máy tính cấu hình Intel Core 2 Dou, chạy window xp, đã khơng cịn tương thích với rất nhiều phần mềm, ứng dụng hiện nay. Do vậy, trong quá trình khám chữa bệnh, thời gian để truy cập thông tin bệnh nhân kéo dài từ 1,5 phút đến 3 phút. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian khám chữa bệnh và trong các tình huống cấp cứu cần biết thơng tin bệnh nhân càng sớm càng tốt.

 Phần mềm quản lý bệnh viện vẫn chưa tương thích hồn tồn với các máy con. Chính vì hệ thống máy con cấu hình yếu, việc nâng cấp phần mềm cho phù hợp với máy con gặp nhiều vấn đề, khơng thể tối ưu hóa các ứng dụng trên phần mềm.

F. Bệnh nhân thường đưa ra những yêu cầu quá mức cần thiết

 Bệnh nhân lo lắng quá mức về bệnh tật của mình và khơng hiểu rõ về bệnh tật dẫn đến yêu cầu bác sĩ cho chỉ định các dịch vụ khơng cần thiết. Điều này có thể dẫn đến các xung đột không cần thiết giữa bệnh nhân và bác sĩ.

 Bác sĩ khơng có đủ thời gian giải thích cặn kẽ bệnh tình cho bệnh nhân. Do khơng có nhiều thời gian dành cho bệnh nhân, bệnh nhân khơng cảm giác an tâm, tin tưởng hồn tồn vào các quyết định của bác sĩ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày chi tiết kết quả khảo sát cũng như tình hình thực tế các vấn đề liên quan đến sự hài lòng của bác sĩ bệnh viện. Từ đó, tác giải đã lựa chọn ra 6 vấn đề cần giải quyết. Các vấn đề đã được sắp xếp theo mức độ quan trọng, mức độ thể hiện và mức độ khẩn cấp. Trong đó vấn đề khơng hài lịng với lương thưởng là vấn đề quan trọng và khẩn cấp nhất. Chương này cũng trình bày tóm lược ngun nhân của 6 vấn đề trên, là cơ sở hình thành cho những giải pháp được trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LỊNG ĐỐI VỚI CƠNG VIỆC CỦA CÁC BÁC SĨ

Chương 3 sẽ trình bày các mục tiêu, chiến lược chung của bệnh viện và của quản trị nhân lực. Dựa trên tình hình thực tế, mục tiêu và chiến lược phát triển của bệnh viện, tác giả lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng cho bác sĩ bệnh viện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 60 - 67)