Nguyên nhân tu nghiệp sinh bỏ trốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.3. Nguyên nhân tu nghiệp sinh bỏ trốn

Tổng hợp thơng tin từ báo chí và các nghiên cứu trước, có thể thấy có nhiều nguyên nhân khiến tu nghiệp sinh bỏ trốn, song có thể chia ra các ngun nhân chính như sau.

Thứ nhất là do áp lực phải kiếm tiền để gởi về cho gia đình. Ngun nhân chính được các lao động bỏ trốn đưa ra thường là họ chưa kiếm đủ tiền để trang trải chi phí bỏ ra trước khi đi (Minh Bắc, 2011). Thực tế, dù khơng phải đóng tiền ký quỹ, nhưng để làm thủ tục đi tu nghiệp, tu nghiệp sinh phải bỏ ra số tiền lo thủ tục hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, đi lại, ăn ở trong thời gian học khóa bồi dưỡng kiến thức trước khi đi Nhật cũng mất khá nhiều. Các tu nghiệp sinh được phỏng vấn cho biết tổng chi phí họ bỏ ra là dao động trong khoản 100 – 220 triệu đồng và phần lớn trong số họ đã phải đi vay mượn từ người quen hoặc ngân hàng để có đủ chi phí.

Thứ hai là do các tu nghiệp sinh chưa hiểu rõ về chế độ tu nghiệp sinh. tu nghiệp sinh là những người được các công ty Nhật tiếp nhận để giúp các nước kém phát triển đào tạo nâng cao tay nghề, tác phong làm việc, trình độ kỹ thuật,... Vì là những người “học việc” nên lương của tu nghiệp sinh sẽ thấp hơn so với các lao động người Nhật, tuy nhiên khơng ít tu nghiệp sinh khơng hiểu rõ điều này nên có sự so sánh và bất mãn ngấm ngầm. Họ cho rằng mình bị đối xử khơng công bằng khi cùng làm một công việc mà lương nhân viên người Nhật là 1500 – 2500 USD còn tu nghiệp sinh chỉ nhận chưa tới 1000 USD (Minh Bắc, 2011). Trong Phụ lục 12, số tiền tu nghiệp sinh nhận được sau khi trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, tiền thuê nhà,… là 85 189 yên (tương đương với 15,5 triệu đồng).

Thứ ba là nguyên nhân từ phía doanh nghiệp tiếp nhận. Các công ty Nhật Bản tuyển dụng tu nghiệp sinh Việt Nam để cắt giảm chi phí, và không muốn đầu tư vào điều kiện sống và làm việc của tu nghiệp sinh. Những tu nghiệp sinh khơng có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp tốt là đối tượng dễ bị xâm phạm đến quyền lợi. Chị Kiều cho biết điều kiện sống của tu nghiệp sinh không tốt, mà lại bị thu phí cao (Phụ lục 7). Hoặc đoàn thể giám sát câu kết với doanh nghiệp tiếp nhận để vi phạm quyền lợi tu nghiệp sinh (Hộp 4.2).

Thứ tư là do tu nghiệp sinh lo lắng về tương lai sau khi hết thời gian tu nghiệp. Sau khi hết thời hạn tu nghiệp, tu nghiệp sinh trở về nước đối diện với tình trạng

thất nghiệp. Ông Nishikawa, đại diện Hiệp hội Chấn hưng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Yodogawa (Thành phố Osaka) nói “Phần lớn tu nghiệp sinh qua tiếp xúc họ rất băn khoăn về việc làm sau khi về nước. Do vậy, Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương cần có chính sách để thu dụng tu nghiệp sinh trở về” (Duy Quốc, 2013).

Thứ năm là sự tồn tại của các công ty tuyển dụng người lao động bất hợp pháp. Theo Tezuka (2004) khi tuyển dụng các lao động bất hợp pháp, công ty không phải trả chi trả các khoản như bảo hiểm, thuế và các phúc lợi khác nên chi phí cho lao động được giảm đáng kể. Về phía tu nghiệp sinh, do thấy lợi ích trước mắt của việc lao động bất hợp pháp là số tiền thực nhận nhiều hơn nên họ cũng khơng muốn đóng thuế hay tham gia bảo hiểm.

Anh Lộc, 31 tuổi, sang Nhật tu nghiệp giai đoạn 2005 – 2008, cho biết thời gian đầu thu nhập của anh mỗi tháng khoảng 50.000 yên, trong đó bị doanh nghiệp tiếp nhận giữ lại 25.000 yên để “chống trốn”. Sang năm thứ 2, thu nhập tăng lên 75.000 yên, trong đó có 25.000 yên bị giữ lại. Đến giữa năm thứ 2, khi xảy ra tranh chấp giữa nghiệp đoàn Toyota và một tu nghiệp sinh, JITCO về làm việc với nghiệp đồn và doanh nghiệp tiếp nhận thì các tu nghiệp sinh mới biết là mình đã bị nghiệp đoàn cắt xén tiền lương. Sau khi làm việc với JITCO, nghiệp đoàn Toyota đã chuyển sang thanh toán tiền lương cho tu nghiệp sinh bằng chuyển khoản, thay vì đưa tiền mặt, và doanh nghiệp tiếp nhận cũng không giữ lại 25.000 yên như trước. Từ thời điểm đó, với thời gian làm việc cộng thêm thời gian làm việc hàng ngày khoảng từ 8g đến 20g thì thu nhập của anh là từ 180.000 yên đến 200.000 yên.

Hộp 3.1. Ví dụ về đoàn thể giám sát câu kết với

doanh nghiệp tiếp nhận để vi phạm quyền lợi tu nghiệp sinh

Thắt chặt quản lí bằng cách cấm các hộ gia đình cho tu nghiệp sinh bỏ trốn thuê nhà, cấm các doanh nghiệp tiếp nhận những lao động này là một trong những biện pháp được Chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)