Thực trạng tu nghiệp sinh bỏ trốn tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.2. Thực trạng tu nghiệp sinh bỏ trốn tại Nhật Bản

Theo thống kê của JITCO thì số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc (Phụ lục 2). Số lượng đó được biểu diễn thành Hình 3.2 như sau.

Hình 3.2. Số lượng người dự tính sẽ xin cấp phép Thực tập Kỹ năng II

Nguồn: JITCO (2015b).

Đồ thị trên cho thấy, số lượng thực tập sinh kỹ năng II của Việt Nam ngày càng tăng, trong khi số lượng tu nghiệp sinh của Trung Quốc có xu hướng giảm, còn số lượng tu nghiệp sinh của các nước khác không thay đổi nhiều. Vào năm 2010, số lượng thực tập sinh kỹ năng II của Trung Quốc gấp hơn 10 lần số lượng thực tập sinh kỹ năng II của Việt Nam, nhưng đến năm 2014 thì chỉ cịn gấp khoảng 2,6 lần (Phụ lục 3).

Tu nghiệp sinh Việt Nam, cùng với việc tăng số lượng thì tỉ lệ phá hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc cũng ngày càng tăng. Một khi tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nơi làm việc, lưu trú bất hợp pháp, họ phải làm việc với các hợp đồng ngắn hạn, khơng có phúc lợi gì và chuyển việc liên tục. Họ cũng sẽ gây nên tình trạng lộn xộn trong thị trường lao động và góp phần gia tăng tình trạng tội phạm tại xã hội Nhật Bản.

Hình 3.3 cho thấy, tỉ lệ bỏ trốn của tu nghiệp sinh tất cả các nước có xu hướng tăng cao, trong đó có người Việt Nam, nhất là từ năm 2010 trở về sau (Phụ lục 4). Trong đó, tu nghiệp sinh Việt Nam chiếm tỉ lệ khá lớn. Phụ lục 5 cho thấy tỉ lệ tu nghiệp sinh phái cử và tu nghiệp sinh bỏ trốn của từng nước của năm 2013.

Hình 3.3. Số lượng tu nghiệp sinh Thực tập Kỹ năng II bỏ trốn (người)

Nguồn: JITCO (2015b).

Từ số liệu của Hình 3.2 và Hình 3.3, tác giả tính được tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn của từng nước theo tỉ lệ % như Phụ lục 6 để so sánh tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn của các nước với nhau. Tỉ lệ này được biễu diễn bằng đồ thị như sau.

Như vậy, tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn của Việt Nam gần như luôn cao nhất, riêng năm 2013 chiếm đến 10%, cao hơn nhiều so với Trung Quốc 5%, Indonesia 4%, Thái Lan 4%. Nghĩa là trung bình cứ 10 người đi tu nghiệp thì có khoảng 1 người sẽ bỏ trốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)