Các chủ thể trong hoạt động đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

4.1. Các chủ thể trong hoạt động đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản

4.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam

Cục Quản lý lao Động Ngồi nước (có tên giao dịch quốc tế là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB) trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) được thành lập theo QĐ 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 có các nhiệm vụ chính như: thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu định hướng phát triển về khai thác thị trường lao động ngoài nước; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động; thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài...

Tại mỗi quốc gia có nhiều người lao động Việt Nam cịn có các Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại địa phương. Tại Nhật, có Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Nhật Bản trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản (Cổng Thông tin Điện tử Bộ LĐ-TBXH, 2004). Tại các địa phương ở Việt Nam, có thể có Ban Chỉ đạo Xuất khẩu Lao động địa phương chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi, hoặc có Tổ giúp việc Công tác Xuất khẩu Lao động để thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài (UBND tỉnh Lào Cai, 2012). Nếu khơng có Ban Chỉ đạo Xuất khẩu Lao động địa phương thì Sở LĐ-TBXH hoặc Phịng LĐ-TBXH sẽ chịu trách nhiệm quản lý (UBND huyện Hữu Lũng, 2014).

4.1.2. Cơ quan quản lý của Nhật Bản

Từ năm 1992, Bộ LĐ-TBXH Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế (Japan International Training Cooperation Organization - JITCO) ký bản ghi nhớ “Chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản”.

JITCO là cơ quan trực thuộc liên bộ Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi; Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Bộ Cơ sở Hạ tầng và Giao thông Vận

tải của Nhật Bản. JITCO tổ chức tiếp nhận hoặc quản lý, hỗ trợ các đồn thể, cơng ty tiếp nhận; hỗ trợ tu nghiệp sinh trong suốt quá trình tu nghiệp tại Nhật; hỗ trợ các cơ quan, công ty nước đưa người lao động đi làm việc (JITCO, 2010).

Ngồi văn phịng chính ở Tokyo, JITCO cịn có văn phịng tại các địa phương tập trung nhiều tu nghiệp sinh (JITCO, 2009). JITCO có dịch vụ tư vấn bằng tiếng Việt qua điện thoại hoặc thư từ cho các tu nghiệp sinh. Khi đi tu nghiệp, các tu nghiệp sinh đều được cung cấp sách hướng dẫn của JITCO, trong đó có nhiều thơng tin hữu ích cho tu nghiệp sinh (JITCO, 2010).

4.1.3. Doanh nghiệp tiếp nhận

Là các doanh nghiệp của Nhật mà các tu nghiệp sinh sẽ làm việc trên thực tế. Khi cần tuyển dụng tu nghiệp sinh thì họ tuyển dụng và tiếp nhận thơng qua các đồn thể giám sát mà họ đã gia nhập và chịu sự giám sát của các đồn thể này (JITCO, 2015a). Ví dụ như trong Phụ lục 12, doanh nghiệp tiếp nhận là Công ty Cổ phần AKUSUBODO.

4.1.4. Đoàn thể giám sát

Theo JITCO (2012), các đồn thể này đóng vai trị quan trọng trong việc tiếp nhận tu nghiệp sinh. Các đoàn thể này là các hiệp hội, nghiệp đoàn gồm nhiều doanh nghiệp thành viên. Họ sẽ có trách nhiệm trong việc tuyển dụng và hỗ trợ tu nghiệp sinh; giám sát và chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp nhận trong suốt thời gian ở Nhật Bản. Thường thì mỗi đồn thể sẽ có một phiên dịch viên để giúp đỡ họ trong việc quản lý, hỗ trợ các tu nghiệp sinh. Các đoàn thể giám sát dựa vào nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tiếp nhận để đưa yêu cầu tuyển dụng cho đối tác phía Việt Nam. Ví dụ như trong Phụ lục 11, đồn thể giám sát là Hiệp hội Ascend.

4.1.5. Doanh nghiệp phái cử

Tính đến cuối tháng 6 năm 2010, tại Việt Nam có 167 doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi, trong đó có 98 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc cổ phần có vốn nhà nước chi phối và 39 doanh nghiệp cổ phần vốn nhà nước không chi phối. Khi nhận được nhu cầu tuyển dụng từ đối tác Nhật Bản, các doanh nghiệp này lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, làm các thủ tục đi nước ngoài, giấy tờ, hợp đồng lao động,... cho người lao động. Lao động sẽ chi trả cho các doanh nghiệp khoản phí gọi là phí mơi

giới. Trong 167 doanh nghiệp với gần 300 ngàn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài tại khoảng 40 thị trường nhưng chỉ có 22 văn phịng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài (CAMSA, 2011).

4.1.6. Tu nghiệp sinh

Tu nghiệp sinh thường là những lao động khơng có kỹ năng đi làm việc ở nước ngoài nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình, hoặc tích lũy một số vốn để kinh doanh. Đa số tu nghiệp sinh muốn làm thêm, tăng ca để có thể có thêm thu nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)