Mối quan hệ giữa các chủ thể và vai trò của Nhà nước trong hoạt động đưa tu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

4.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể và vai trò của Nhà nước trong hoạt động đưa tu

nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản

4.2.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể

Mối quan hệ giữa các chủ thể nêu trên có thể được miêu tả bằng Hình 4.1.

Quan hệ cơng pháp quốc tế

Từ năm 2004, DOLAB và JITCO thường xuyên tổ chức hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp, đồn thể hai bên để trao đổi về những vấn đề vướng mắc và tìm cách giải quyết (JITCO, 2015c và JITCO, 2015d). Hội thảo năm 2013 có tên là “Nâng cao chất lượng hoạt động phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản” diễn ra vào ngày 10/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh (xem Phụ lục 8 và Phụ lục 9).

Quan hệ pháp luật hành chính

Ở Việt Nam, DOLAB ủy quyền cho các doanh nghiệp phái cử trong việc tuyển dụng, đào tạo và đưa tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngồi. Trong khi bên phía Nhật Bản, JITCO ủy quyền cho các đoàn thể giám sát (hiệp hội, nghiệp đoàn,...) việc tiếp nhận, hỗ trợ tu nghiệp sinh; quản lý, giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp tiếp nhận trong việc tuân thủ pháp luật, qui định của JITCO và đoàn thể (liên quan đến hoạt động tiếp nhận tu nghiệp sinh).

Sau khi tu nghiệp sinh sang Nhật làm việc, DOLAB theo dõi, hỗ trợ tu nghiệp sinh thông qua Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Nhật Bản và qua các báo cáo của doanh nghiệp phái cử. Cịn phía Nhật Bản, JITCO theo dõi và hỗ trợ các tu nghiệp sinh thơng qua các văn phịng tại địa phương, qua các báo cáo của các đoàn thể giám sát. Hàng năm, JITCO

đều tiến hành các cuộc khảo sát và cập nhật thông tin lên trang web của mình (JITCO, 2015b).

Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang

Nhật Bản

Quan hệ pháp luật dân sự

Các hợp đồng đều theo mẫu của DOLAB và JITCO, hoặc phải được sự chấp thuận của hai cơ quan này, nên có thể cho rằng, về lý thuyết, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên đã được cân nhắc, đánh giá kỹ càng. Do đó, tu nghiệp sinh hay doanh nghiệp phái cử, đoàn thể giám sát đều không bị ràng buộc vào các điều khoản bất lợi.

4.2.2. Tình trạng dễ bị xâm phạm quyền lợi của tu nghiệp sinh

Tu nghiệp sinh là những lao động khơng có kỹ năng, thường có trình độ học vấn không cao.

Khi ở trong nước, họ không được cung cấp thơng tin đầy đủ nên khơng có được những lựa chọn tối ưu khi chọn doanh nghiệp, chọn nước ngoài để đi làm việc dẫn đến mất nhiều chi phí. Chi phí để đi lao động cao, trong đó có thể một phần là tiền đi vay, nên khi sang nước ngồi, các lao động có động cơ kiếm thêm thu nhập nhanh chóng để bù đắp lại phần chi phí đã bỏ ra. Đa số tu nghiệp sinh được phỏng vấn đã phải vay mượn tiền từ người quen hoặc người thân để chi trả chi phí. Thơng tin khơng chính xác sẽ khiến cho người lao động

Qui trình tuyển dụng bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp tiếp nhận dựa trên nhu cầu về nhân lực sẽ gởi yêu cầu tuyển dụng cho các đoàn thể giám sát. Các đoàn thể này dựa vào nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp tiếp nhận sẽ ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với doanh nghiệp phái cử của Việt Nam. Doanh nghiệp phái cử sẽ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động và mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc cho DOLAB (Phụ lục 11). Sau khi DOLAB chấp nhận các hợp đồng này thì doanh nghiệp phái cử sẽ bắt đầu tuyển dụng lao động. Các ứng cử viên sau khi đã vượt qua các kỳ thi tuyển, phỏng vấn của doanh nghiệp phái cử và doanh nghiệp tiếp nhận sẽ tiến hành ký Hợp đồng lao động với doanh nghiệp tiếp nhận theo mẫu hợp đồng của JITCO (Phụ lục 12). Các tu nghiệp sinh trước khi đi sẽ ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc với doanh nghiệp phái cử (Phụ lục 11). JITCO yêu cầu các điều kiện đãi ngộ tại Nhật Bản của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc và Hợp đồng lao động này phải giống nhau (JITCO, 2010).

Khi ở nước ngồi, tu nghiệp sinh khơng thể giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật vì thời gian đào tạo khoảng 6 tháng trước khi sang Nhật là không đủ để tiếp thu ngoại ngữ. Ngoài ra, theo Hayakawa (2010), tu nghiệp sinh ở nước ngoài sẽ bị điều chỉnh bởi Luật Lao động và Việc làm và Đạo luật Quản lý Xuất nhập cảnh của Nhật Bản. Tư cách lưu trú và hoạt động thực tập của tu nghiệp sinh đi đôi với nhau. Một khi họ khơng cịn làm việc với doanh nghiệp tiếp nhận đã ký hợp đồng thì lập tức sẽ mất tư cách lưu trú và phải trở về nước, nếu không muốn cư trú bất hợp pháp. Vì vậy, trong mối quan hệ với doanh nghiệp tiếp nhận, đoàn thể giám sát, tu nghiệp sinh cũng ở vào vị trí bất lợi, dễ bị xâm phạm quyền lợi.

Trong các chủ thể ở phía Việt Nam và Nhật Bản đã nêu ở trên, JITCO là chủ thể tích cực nhất trong việc theo dõi, hỗ trợ các tu nghiệp sinh, thông qua các văn phịng bố trí khắp Nhật Bản, có dịch vụ tư vấn bằng tiếng Việt qua email, điện thoại, cung cấp sách hướng dẫn cho các tu nghiệp sinh. Các tu nghiệp sinh đã được phỏng vấn cũng cho biết là nếu gặp vấn đề gì họ sẽ liên hệ với các đồn thể giám sát, nếu khơng được thì liên lạc với JITCO để nhờ giúp đỡ, chứ không liên lạc với doanh nghiệp phái cử hoặc các cơ quan chức năng của Việt Nam.

4.2.3. Vai trò của Nhà nước trong hoạt động đưa tu nghiệp sinh sang làm việc tại Nhật Bản Nhật Bản

Do khơng thể can thiệp vào các chính sách, pháp luật của nước khác, nên các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam chỉ có thể thực hiện đối thoại, tổ chức hội thảo hàng năm với các đối tác Nhật Bản.

Hình 4.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể phía Việt Nam

Về phía các chủ thể của Việt Nam, với vị trí là người tạo ra và thực thi chính sách, các cơ quan nhà nước cần phải theo dõi, hỗ trợ tu nghiệp sinh để hạn chế việc xâm phạm quyền lợi của tu nghiệp sinh khi ở trong nước, cũng như khi ở nước ngồi dẫn đến tình trạng tu nghiệp sinh bị buộc phải phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Đối với doanh nghiệp phái cử, các cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã được luật qui định trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khiến các doanh nghiệp này phải hỗ trợ tu nghiệp sinh tốt hơn. Để thực hiện tốt vai trị này, Nhà nước cần có chính sách, hệ thống văn bản pháp luật tốt, điều chỉnh được hành vi của doanh nghiệp phái cử và tu nghiệp sinh.

Đề tài sẽ đánh giá theo bộ tiêu chí ROCCIPI nhằm phân tích hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, dựa trên thực tế đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản làm việc. Từ đánh giá này, đề tài sẽ đi đến kết luận về việc có nên sửa đổi, bổ sung về mặt pháp luật đối với chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay không.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)