4.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp thương mại
4.1.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại
Dựa vào công việc chủ yếu mà DN thực hiện và phần vốn mà DN đầu tư, chúng ta có thể chia DN thành các loại sau: DN sản xuất, DN thương mại và DN dịch vụ.
DNTM là DN thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động thương mại hiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, mơi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa lý gửi, gia cơng trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển làm thương mại.
Theo Luật DN năm 2014, những hành vi thương mại trên thể hiện qua ba hoạt động chủ yếu là: hoạt động mua bán hàng hóa; hoạt động cung ứng dịch vụ thương
mại (những dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hóa) và xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa.
Căn cứ vào đặc điểm của q trình lưu chuyển hàng hóa, hoạt động thương mại được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.1: Q trình ln chuyển hàng hóa, hoạt động thương mại
(Nguồn: tác giả tổng hợp).
Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, nhu cầu hàng hóa, DNTM tiến hành lập phương án và tổ chức mua hàng về phục vụ nhu cầu của thị trường; có thể là bán thẳng, giao tay ba hoặc dự trữ để chuẩn bị bán ra số hàng hóa mua và chưa bán ra được trong kỳ là hàng tồn kho; hàng tồn kho đó sẽ được xem xét, tính tốn trong phương án mua hàng của chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Hoạt động mua vào có thể từ nguồn hàng trong nước hoặc nhập khẩu và được bán ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.
-Mục tiêu kinh doanh -Nhu cầu hàng hóa Mua hàng: -Mua trong nước -Nhập khẩu Bán thẳng: -Bán trong nước. -Xuất khẩu Hàng dự trữ Bán hàng: -Bán trong nước. -Xuất khẩu Hàng tồn kho
Tóm lại, DNTM với chức năng chủ yếu là thực hiện các cơng việc mua bán hàng hóa, là đơn vị tham gia thị trường thực hiện giá trị của hàng hóa, khơng chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường nước ngồi, DNTM có những đặc điểm sau:
+ Đối tượng lao động của DNTM là những sản phẩm, hàng hóa hồn chỉnh. + Hoạt động của DNTM bao gồm nhiều q trình mang tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, … trong đó tính chất kinh tế là chủ yếu.
+ Mục tiêu của DNTM là phụ vụ tốt nhất cho khách hàng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tạo ra được lợi nhuận cao nhất.
+ Là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới.
4.1.2. Khái quát về lĩnh vực thương mại tại TP. Hồ Chí Minh
4.1.2.1.Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế năm 2017 của TP. Hồ Chí Minh
Theo Báo cáo số 217/BC-UBND ngày 26/12/2017 của UBND TPHCM, trong đó kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2017 như sau:
Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng cao hơn so cùng kỳ, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 8,25% (cùng kỳ tăng 8,05%); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, khu vực dịch vụ - thương mại tăng 8,23% (đóng góp 4,83 điểm phần trăm, chiếm tỷ trọng 53,84%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,84% (đóng góp 1,9 điểm phần trăm, chiếm tỷ trọng 24,78%), khu vực nơng lâm thủy sản tăng 6,25% (đóng góp 0,04 điểm phần trăm chiếm tỷ trọng 0,81%), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,05% (đóng góp 1,48 điểm phần trăm, chiếm tỷ trọng 16,07%).
Kim ngạch xuất khẩu tăng 16,1% (đạt 35.548,4 triệu USD - khơng tính giá trị dầu thô). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 349.986 tỷ đồng bằng 100,03% dự toán, tăng 13,32% so cùng kỳ. Số luợng DN thành lập mới đạt 40.573 doanh nghiệp, tăng 14,9% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký và bổ sung của các DN đạt 583.753 tỷ đồng, gấp đôi về số vốn so cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 6.319,8 triệu USD, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần).
Nhiều giải pháp được triển khai tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất - kinh doanh; triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp; thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Nguời Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị truờng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế của thành phố năm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là thách thức rất lớn. Hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai phục vụ phát triển thương mại - dịch vụ, cơng nghiệp chưa tương xứng với khả năng đóng góp của hai khu vực này trong phát triển kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Môi truờng kinh doanh, sức cạnh tranh của kinh tế thành phố tuy có cải thiện nhưng chưa đánh giá được định lượng và chưa đạt yêu cầu; trong 11 tháng đầu năm 2017 có 3.035 DN giải thể và 5.790 DN, chi nhánh tạm ngưng hoạt động, khóa mã số thuế. Đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Cải cách thủ tục hành chính có chuyển biến nhưng chưa đồng bộ, kết quả còn hạn chế.
4.1.2.2.Quy hoạch phát triển Ngành thương mại TP.HCM đến năm 2025
Ngày 22/6/2018, Sở Cơng Thương Tp. Hồ Chí Minh đã cơng bố Quy hoạch phát triển ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngành thương mại thành phố sẽ phát triển dựa trên sự ưu tiên xuất khẩu mặt hàng thành phố lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng cơng nghệ cao, thân thiện với mơi trường để tận dụng cơ hội mở cửa thị trường.
Đồng thời, phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP).
Cụ thể, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 8,55% đến 11,53%/năm; giai đoạn năm 2021 - 2025 từ 10,89% đến 14,02%/năm; giai đoạn năm 2026 - 2030 từ 6,82% đến 9,06%/năm. Tp. Hồ Chí Minh cũng quy hoạch tỷ trọng bán
lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đến năm 2020 đạt tối thiểu 40%, năm 2025 đạt 50% và năm 2030 đạt 60%.
Mặt khác, việc phát triển ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cần phải chú trọng khuyến khích DN đầu tư phát triển các chuỗi cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tiện lợi) hoặc chuyên doanh lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân tại khu vực vùng ven, ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, các chung cư xây mới để thay thế và đẩy lùi các điểm kinh doanh tự phát.
Còn đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, có thể áp dụng mức thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng đối với các chợ truyền thống cao hơn mức thu được quy định tại quyết định này, nhưng tối đa không quá 2 lần mức thu của chợ truyền thống được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt, căn cứ trên quyết định của UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành, UBND các quận, huyện sẽ ban hành quyết định mức giá cụ thể của từng chợ trên địa bàn trong thời gian tới.
Trong đó, hầu hết các đơn vị kinh doanh, bán lẻ đều đang nỗ lực tăng cường nhiều hoạt động thiết thực để giữ chân khách hàng tại thị phần nội địa và vượt qua sức ép cạnh tranh gây gắt trên thị trường quốc tế. Từ đó, đạt tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đến năm 2020 đạt tối thiểu 40%, năm 2025 đạt 50% và năm 2030 đạt 60%. Đặc biệt, đến giai đoạn 2025 - 2030, hình thành được tối thiểu 5 tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.