Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 43 - 48)

2.2 .Khái quát về COSO 2013

3.5. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Để đưa ra kết luận về mức độ tác động của từng yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM, căn cứ vào mơ hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:

3.5.1. Mơi trường kiểm sốt

Theo nghiên cứu về mơi trường kiểm sốt của D "Aquyla, (1998) & Ramos (2004), Rae & Subramaniam (2008) thì mơi trường kiểm sốt là yếu tố hàng đầu tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong DN hiện nay. Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN. Năng lực quản trị điều hành phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt, trước những diễn biến của thị trường.

Ban quản trị DN đóng vai trị then chốt để dẫn dắt, điều hành công việc trong đơn vị. Ban lãnh đạo ln phải xem xét, phán đốn mức độ rủi ro trong quản trị để điều phối cũng như là phổ biến thơng tin chính xác đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên. Giả thuyết được đặt ra là:

(H1): Mơi trường kiểm sốt có tác động cùng chiều (+) với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

3.5.2. Đánh giá rủi ro

Theo nghiên cứu về đánh giá rủi ro: Lannoye (1999), Walker (1999) thì bộ phận KSNB phát hiện kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh diễn ra hàng ngày tại DN và phải là một bộ phận độc lập hoạt động dưới sự quản lý của Ban quản trị DN. Bộ phận KSNB của DN đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của đơn vị. Để hạn chế những rủi ro mà hoạt động kinh doanh đem lại, đòi hỏi nhân viên KSNB phải có nghiệp vụ và chun mơn cao, nắm vững quy trình, quy chế và các văn bản pháp luật quy định. Giả thuyết được đặt ra là:

(H2): Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều (+) với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

3.5.3.Hoạt động kiểm soát

Theo tác giả Walker (1999), đối với các DN đang hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh phức tạp, không chỉ xảy ra trong nước mà cịn ở nước ngồi, do vậy tiềm ẩn nhiểu rủi ro trong các hoạt động. Vì vậy, hoạt động kiểm sốt là hết sức cần thiết nhằm giúp các DN thực hiện tốt các hoạt động theo kế hoạch của mình,

đồng thời có thể nhận diện, phát hiện các rủi ro có thể xảy đến cho DN để có cách ứng phó kịp thời nhằm giảm bớt những tổn thất mà DN có thể ganh chịu. Một HTKSNB hiệu quả thì địi hỏi cơng tác kiểm sốt phải được thực hiện và phát huy tác dụng trong đơn vị.

Giả thuyết được đặt ra là:

(H3): Hoạt động kiểm sốt có tác động cùng chiều (+) với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

3.5.4. Thông tin và truyền thông

Theo Philip Ayagre (2014) cho rằng thông tin và truyền thông là nhân tố không thể thiếu trong việc đánh giá tác động của HTKSNB đối với hiệu quả của hoạt động của DN. Hệ thống thơng tin phải đảm bảo cho nhân viên có thể hiểu và nắm bắt rõ nội quy, chuẩn mực của tổ chức. Thông tin bên trong nội bộ DN phải được cung cấp, chia sẻ và thu thập một cách liên tục, thường xuyên và phổ biến rộng rãi. Ban lãnh đạo DN phải thường xuyên phổ cập thông tin chiến lược mới cho các nhân viên từng bộ phận và đảm bảo các thơng tư, văn bản pháp luật, chính sách tín dụng ln phổ cập đầy đủ cho nhân viên. Giả thuyết được đặt ra là:

(H4): Thơng tin và truyền thơng có tác động cùng chiều (+) với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

3.5.5. Hoạt động giám sát

Theo COSO (2013), giám sát là yếu tố cuối cùng của HTKSNB, việc giám sát có thể thơng qua: Các hoạt động giám sát thường xuyên; Các chương trình đánh giá định kỳ. Thơng qua giám sát hoạt động các bộ phận có thẩm quyền sẽ kịp thời báo cáo lên Ban lãnh đạo cấp cao và hội đồng quản trị để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Theo Philip Ayagre (2014), HTKSNB phải tạo điều kiện để nhân viên KSNB và nhân viên các bộ phận trong DN giám sát lẫn nhau và hoạt động của nhân viên bộ phận kiểm soát nội bộ phải được theo dõi thường xuyên, chặt chẽ bởi ban lãnh đạo cấp trên. Giả thuyết được đặt ra là:

(H5): Hoạt động giám sát có tác động cùng chiều (+) với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

3.5.6. Đặc điểm doanh nghiệp thương mại

Mỗi loại hình DN đều có những đặc thù hoạt động khác nhau bao gồm lĩnh vực hoạt động; đặc điểm quy trình cơng nghệ; đặc điểm tổ chức sản xuất; đặc điểm sản phẩm, hàng hóa; quy trình mua bán hàng hóa, ….Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB của DN.

Trong các DNTM chức năng chính là tổ chức lưu chuyển mua bán hàng hóa, do đó phát sinh các chi phí kinh doanh lớn bao gồm tất cả các chí phí liên quan đến việc mua hàng hóa và lưu thơng hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Theo đó, việc theo dõi, giám sát chi phí kinh doanh sẽ có nhiều rủi ro, do vậy việc tăng cường tính hữu hiệu của HTKSNB trong kiểm sốt chi phí kinh doanh là thật sự cần thiết trong các DNTM.

Giả thuyết được đặt ra là:

(H6): Đặc điểm DNTM có tác động cùng chiều (+) với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả trình bày về thiết kế mơ hình và quy trình nghiên cứu, từ đó tiến hành thực hiện nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích dữ liệu trong chương 4. Quá trình thiết kế và thực nghiên cứu bao gồm các giai đoạn: xây dựng mơ hình nghiên cứu và thang đo: tác giả dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước được tổng kết trong chương 1 và cơ sở lý thuyết được trình bày trong chương 2; thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu: bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các khái nhiệm nghiên cứu và thang đo đã xây dựng, kích thước mẫu được xác định trên cơ sở phương pháp EFA, mẫu được chọn theo phương pháp phi xác xuất. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy đa biến sẽ được trình bày trong chương 4.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)