Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 56)

Cơ sở lý thuyết

Thang đo ban đầu

Nghiên cứu sơ bộ (thảo luận tay đơi, thảo luận nhóm, phỏng vấn thử)

Làm sạch, mã hóa ,nhập dữ liệu Thang đo sử dụng

Nghiên cứu định lượng (n=314)

Đánh giá thang đo

- Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha Loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt

Kiểm định giả thuyết: Phân tích hồi quy

Phân tích phương sai ANOVA

2.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu

2.2.4.1 Thang đo ảnh hƣởng của ngƣời xung quanh

Thang đo khái niệm Ảnh hưởng của người xung quanh gồm 3 biến quan sát được hiệu chỉnh từ thang đo của Wu and Chen (2005)

 Anh/chị sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng này vì thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng đó và bạn muốn sử dụng thử. (AH1)

 Anh/chị sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng này vì thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ bạn sử dụng (AH2)

 Anh/chị sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng này vì thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu bạn thẻ tín dụng của ngân hàng đó (AH3)

2.2.4.2 Thang đo nhận biết thƣơng hiệu

Thang đo khái niệm Nhận biết thương hiệu gồm 7 biến quan sát được hiệu chỉnh từ thang đo của Chen et al (2005), Poolthong & Mandhachitara (2009).

 Ngân hàng đạt nhiều thành tích trong ngành tài chính ngân hàng (TH1)  Ngân hàng có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong và ngồi nước (TH2)  Ngân hàng có uy tín trong việc giải quyết các vấn đề của khách hàng (TH3)  Nhân viên ngân hàng cư xử với anh chị như một quý khách hàng (TH4)  Thủ tục cấp thẻ của ngân hàng nhanh gọn, khoa học (TH5)

 Điều kiện cấp thẻ tín dụng dễ dàng (TH6)

 Ngân hàng có tiếng là hiện đại, uy tín và phong cách (TH7)

2.2.4.3 Thang đo chi phí sử dụng

Thang đo khái niệm Chi phí sử dụng gồm 5 biến quan sát được hiệu chỉnh từ thang đo của Kangis & Passa (1997), Lê & Lê (2006)

 Theo anh/chị, mức phí thường niên thẻ tín dụng là hợp lý (CP2)  Theo anh/chị, mức lãi phạt trả chậm thẻ tín dụng là hợp lý (CP3)

 Theo anh/chị, chủ thẻ được tư vấn về các loại chi phí khi sử dụng thẻ (CP4)  Theo anh/chị, chủ thẻ được thơng báo khi có thay đổi về các loại chi phí sử dụng thẻ (CP5)

2.2.4.4 Thang đo thái độ đối với chiêu thị

Thang đo khái niệm Thái độ đối với chiêu thị gồm 4 biến quan sát được hiệu chỉnh từ thang đo của Gilmore, A and McMullan (2009), Gounaris et al (2003)  Ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mại dành cho thẻ tín dụng (CT1)  Nhân viên ngân hàng đã làm tốt việc giới thiệu thẻ tín dụng (CT2)

 Các hình thức khuyến mại rất hấp dẫn, đáng quan tâm (CT3)

 Chủ thẻ luôn được thông báo về những ưu đãi khi sử dụng thẻ (CT4)

2.2.4.5 Thang đo chất lƣợng dịch vụ

Thang đo khái niệm Chất lượng dịch vụ gồm 8 biến quan sát được hiệu chỉnh từ thang đo của Parasuraman (1985), Zeithaml, Parasuraman và Malhotra (2005)  Hệ thống luôn xử lý chính xác các giao dịch (CL1)

 Chủ thẻ ln có thể liên hệ được với ngân hàng khi xảy ra sự cố (CL2)  Nếu hệ thống xảy ra lỗi, quyền lợi chủ thẻ luôn đươc bảo đảm (CL3)  Tính thuận tiện, dễ sử dụng của thẻ (Thao tác dễ dàng) (CL4)

 Địa điểm đặt máy ATM và POS tiện lợi và an tồn (CL5)

 Thẻ có nhiều tiện ích (Giao dịch qua máy ATM, POS, internet banking, mobile banking, phone banking, home banking) (CL6)

 Thông tin về giao dịch được bảo mật (CL7)

2.2.4.6 Thang đo quyết định lựa chọn

 Việc lựa chọn ngân hàng hiện tại để sử dụng thẻ tín dụng là đúng (QDLC 1)  Anh/chị sẽ giới thiệu người khác dùng thẻ tín dụng của ngân hàng này(QDLC 2)

2.2.5 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

2.2.5.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến khơng phù hợp, biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Theo đó chỉ có những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Alpha lớn hơn 0.6, tốt nhất là từ 0.8 mới được chấp nhận và đưa vào các phân tích tiếp theo.

2.2.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp ta đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị đạt: 0.5<KMO<1 thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp.

Nhằm đánh giá độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể, kiểm định Bartlett được đưa vào nghiên cứu với giả thiết Ho: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig<0.05) và phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong

2.2.5.3 Phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy bội dùng để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với quyết định lựa chọn của khách hàng

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình: hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình. Vì R2 sẽ tăng lê khi đưa biến độc lập và mơ hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ chính xác hơn. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mơ hình càng cao. Hệ số R2 có giá trị từ 0 đến 1, R2 càng gần 1 thì mơ hình đã xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình: Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp của các biến độc lập.

 Cặp giả thuyết:

H0: Khơng có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hay R2 =0 H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc hay R2 #0 Mức ý nghĩa kiểm định: α =5%

Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: - Nếu Sig <0.05: bác bỏ giả thiết H0

151 163

Nam Nữ

2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 2.3.1 Mơ tả mẫu nghiên cứu 2.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 400, số bảng thu về là 350. Sau khi phân tích và kiểm tra, có 36 bảng bị loại, do đó có 314 bảng câu hỏi được sử dụng trong đề tài này, tỷ lệ hồi đáp là 79%, đảm bảo điều kiện cỡ mẫu là n=5 x m với m=27 (Hair &ctg, 2006). Các bảng khảo sát được cho là hợp lệ phải đạt các yêu cầu sau:

 Bảng câu hỏi phải được trả lời đầy đủ  Khơng có những câu trả lời mâu thuẫn nhau

 Thái độ của người trả lời nghiêm túc (không chỉ chọn cùng một mức độ) Từ các dữ liệu thu được, ta có một cái nhìn tổng thể sau về các mẫu quan sát:  Về giới tính: Trong 314 người sử dụng thẻ tín dụng có 163 người là nữ

chiếm tỷ lệ52%, có 151 người là nam chiếm tỷ lệ 48%. Ở đây có một sự chênh lệch không lớn lắm giữa tỷ lệ nam nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)